Cây rau cây thuốc – Giải nhiệt mùa hè

Mùa hè với nắng nóng cơ thể ra mồ hôi, bài tiết theo muối và điện giải, nếu không được bổ sung thích hợp cơ thể sẽ mất nước và điện giải. Để khắc phục tình trạng đó,  Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường xin giới thiệu một số loại  thực phẩm phù hợp trong chế biến bữa ăn ngày hè nhằm cung cấp dinh dưỡng và có công dụng thanh nhiệt cho cơ thể.

1.Rau diếp cá

  • Là loài cây này ưa ẩm ướt và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều mùn dọc theo các bờ khe suối, mương nước trong thung lũng và ở vùng đồng bằng. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất vào mùa xuân hè, có hoa quả hàng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái lá thường xuyên. Khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ.
  • Về tính vị, công năng thì diếp cá có vị chua cay, mùi tanh của cá, có tính mát, hơi độc, quy vào kinh phế. Loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Dùng ngoài chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.
  • Rau diếp cá chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.

2. Rau mồng tơi

  • Trong y học cổ truyền, dược liệu mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, thông tiện. Chủ trị táo bón, ít sữa, tiểu buốt, tiểu rắt, đau mỏi xương khớp.Toàn cây được y học cổ truyền của Trung Quốc dùng điều trị bệnh lỵ, nhiễm trùng bàng quang, đau ruột thừa, bỏng, gãy xương, tổn thương ngoài da, đại tiện bí kết. Tại Ấn Độ, lá cây mồng tơi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh lậu, mề đay, viêm bao quy đầu. Trong khi đó ở Thái Lan, dược liệu này cũng được dùng để chữa trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, nấm lang ben, gàu, bạch biến. Quả dùng làm màu nhuộm thực phẩm.
  • Theo Tây Y có tác dụng giảm mỡ máu ,hạ Cholesterol trong máu, chữa mụn nhọt, say nắng, làm đẹp da, lợi sữa
  •  Rau mồng tơi có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Với dược năng là lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon. Thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ (ma cắn). Để trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.

3.Rau dền

  • Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt…  Rau dền đỏ có thể  luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
  • Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
  • Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày. Có thể phơi khô, nấu nước uống.
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

4. Rau má

  • Rau má là loại cây thân bò lan. Thân cây gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình thận, cuống dài và có màu xanh. Phần đỉnh lá tròn có kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ có các mấu. Bộ rễ mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Quả có hình mắt lưới dày đặc.
  • Rau má chứa các hợp chất như saponin, beta – caroten, saccharide, kali, alkaloid, sterol, magiê, canxi, phốt pho, sắt, mangan và các loại vitamin như B1, B2, B3, K và C.
  • Rau má có vị thơm, đắng, tính hàn, quy vào kinh Tỳ, Can , Thận.  Có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Thông thường, Đông y thường sử dụng rau má làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sẩy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, hốt hoảng, gan nhiệt. Trị phụ nữ đau bụng máu. Bổ gan, điều hòa tạng phủ. Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 – 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô  nấu nước uống, mỗi lần 20g.

5. Mướp đắng

  • Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
  • Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng  có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Về chất khoáng, khổ qua chứa kali có tác dụng làm giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, phòng ngừa ung thư.
  • Mướp đắng (khổ qua) vì chứa thành phần vị đắng đặc thù có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của Phòng Khám điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Mướp đắng  sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu). Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Mướp đắng còn giúp chữa nhiều bệnh như đau dạ dày do nhiệt, kiết lỵ, thấp nhiệt, nôn ói, tiêu chảy…
  • Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).

6. Cà chua

  • Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Làn da sáng mịn, mái tóc óng mượt, trái tim khỏe mạnh,…là một trong những lợi ích tuyệt vời mà cà chua mang lại cho sức khỏe. Với 10 lợi ích sức khỏe sau đây bạn sẽ thấy cà chua không thua gì thần dược.
  • Điều làm nên sức hấp dẫn của ca chua đối với sức khỏe là chất lycopene. Lycopene là một loại chất chống oxy hóa và có rất nhiều trong cà chua. Lycopene là loại chất cơ thể không thể tự tạo ra được mà chỉ có thể bổ sung thông qua đường ăn uống. Với lycopene, cà chua trở thành nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể chống lại bênh ung thư và một số loại bệnh khác. Một ly nước ép cà chua mỗi ngày là sự bổ sung hoàn hảo để bạn chăm sóc sức khỏe của mình.
  • Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng….
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *