7 Giải pháp cho tình trạng TÁO BÓN ngày Tết

Táo bón ngày Tết là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Vấn đề này gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng. Để phòng tránh tình trạng này, hãy tham khảo những bí kíp ngăn ngừa táo bón mùa Tết dưới đây.

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này của Tuệ Y Đường sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng táo bón ngày Tết.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng phổ biến, nhất là vào dịp nghỉ Tết, lễ. Nhiều người cảm thấy khó đi tiêu, đi nặng khó chịu hoặc đi ngoài không thường xuyên sau kỳ nghỉ lễ Tết. Thông thường, khi đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần thì được cho là bị táo bón. Tuy nhiên, trên thực tế, tần suất đi tiêu của mỗi người là khác nhau. Một số người đi tiêu nhiều lần trong ngày trong khi những người khác chỉ đi tiêu 1 – 2 lần/tuần. Theo BS.CKII Thu Huyền có thể căn cứ vào những triệu chứng cụ thể dưới đây để tự chẩn đoán tình trạng táo bón, bao gồm:

  • Phân cứng, khô hoặc vón cục
  • Khi đi tiêu bạn phải rặn mạnh nhưng khó đẩy phân ra ngoài hoặc đau khi đi ngoài, thậm chí là đi tiêu phân có máu
  • Đi tiêu nhưng có cảm giác không hết phân.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng táo bón. Nếu bạn không muốn bị táo bón ngày Tết, hãy đọc tiếp những thông tin bên dưới để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Nguyên nhân bị táo bón ngày Tết

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Tuy nhiên, vào dịp lễ Tết, 3 điều sau đây được xem là lý do chính dẫn đến vấn đề tiêu hóa khó chịu này.

1. Ăn nhiều món ăn mùa Tết gây táo bón

TÁO BÓN

Vào dịp lễ Tết, nhiều gia đình thường chuẩn bị sẵn những món ăn dự trữ trong nhiều ngày. Những thực phẩm chế biến sẵn này thường chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, tinh bột… nhưng lại rất ít chất xơ. Điều này dễ gây ra tình trạng táo bón ngày Tết hay dịp lễ. Một số món ăn khiến tình trạng táo bón ngày Tết phổ biến bao gồm:

  • Bánh chưng, bánh tét: Thành phần chính của hai loại bánh đặc trưng của dịp Tết này là gạo nếp, thịt heo, đậu xanh. Với lượng tinh bột chiếm ưu thế, kèm theo lượng mỡ trong thịt heo nhiều, bánh chưng, bánh tét dễ dàng khiến nhiều người bị táo bón sau mùa Tết.
  • Thịt kho tàu: Để nấu một nồi thịt kho tàu dự trữ 7 ngày Tết, các chị em nội trợ thường chọn thịt heo nhiều mỡ để khi hâm lại, thịt sẽ ít bị khô hơn. Nhưng điều này lại vô tình khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn vì dung nạp quá nhiều chất béo.
  • Chả giò: Đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng và thường được nhiều gia đình dự trữ trong mùa Tết. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chả giò lại là “thủ phạm” gây nên tình trạng táo bón ngày Tết cho không ít người. Nguyên nhân là vì trong tuần nghỉ Tết, mọi người thường ít ăn rau xanh. Chả giò lại là món chiên, nhiều dầu mỡ, làm gia tăng hiện tượng đầy hơi và táo bón.
  • Bánh mứt, kẹo ngọt: Đây là nhóm thực phẩm có rất ít chất xơ, nhưng lại có hàm lượng chất béo và đường rất cao. Nghiên cứu cho thấy ăn đồ ngọt làm tăng nguy cơ bị táo bón mãn tính.

2. Uống ít nước lọc

Tết là dịp mà nhà nhà tiêu thụ nhiều sản phẩm nước ngọt có ga, rượu bia, cà phê, trà… chiếm ưu thế hơn việc uống nước lọc. Mặc dù cùng là chất lỏng, nhưng công dụng của 2 nhóm đồ uống này lại hoàn toàn khác nhau. Uống nhiều rượu bia, nước ngọt, cà phê… khiến cơ thể dung nạp nhiều đường, phẩm màu, caffeine… hơn, dễ gây rối loạn hệ tiêu hóa. Không những thế, đây còn là những thức uống khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Do đó, nguy cơ táo bón ngày Tết, dịp lễ cũng cao hơn.

Hơn nữa, nhiều người cho rằng, vì đã uống nhiều chất lỏng của nước ngọt, bia… rồi, nên không cần uống thêm nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, đồng thời còn làm tăng thêm tình trạng táo bón ngày Tết.

3. Lười vận động

Tết là dịp gia đình sum vầy, cùng nhau tâm sự và ôn lại kỷ niệm của một năm vừa qua. Vì thế, nhiều người đi xa về thường dành thời gian ở trong nhà ngày Tết để hàn huyên tâm sự cùng người thân. Không những thế, trước tình trạng dịch COVID-19 vẫn đang chưa ổn định, một số người lựa chọn ở nhà, cùng nhau chơi những trò chơi đặc trưng mùa Tết, ăn bánh mứt, cắn hạt dưa, thậm chí còn nhâm nhi vài lon bia hay chén rượu. Những điều này khiến cơ thể ít vận động hơn bình thường, làm cho chức năng ruột chậm lại, dễ gây ra tình trạng táo bón.

Mách bạn 7 mẹo ngăn ngừa táo bón ngày Tết

Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh xuyên suốt mùa Tết, bạn nên bỏ túi một số bí kíp phòng ngừa táo bón dưới đây:

1. Ăn đúng giờ, đủ bữa

Trong dịp Tết, nhiều người thường bận rộn vui chơi, chúc Tết mà hay bỏ những bữa ăn chính. Điều này dễ gây rối loạn tiêu hóa. Không những thế, khi cơ thể không có thức ăn, ruột sẽ không thể tống phân ra ngoài, dẫn đến vấn đề táo bón. Vì thế, dù có bận bao nhiêu, bạn cũng cần phải lưu ý ăn uống đúng giờ và không bỏ bữa.

2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Chất xơ trong trái cây và rau xanh có công dụng làm mềm phân và giúp cho quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo ăn đủ 20-35g chất xơ mỗi ngày, kể cả những ngày Tết, để có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể dự trữ lâu trong mùa Tết là ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi (bưởi, dưa hấu, táo, cam…), trái cây khô không đường (chà là, nho khô, mận), đậu lăng…

Món ngon từ Nha đam (Lô hội) giúp ĐẸP DA đón năm mới

3. Ăn sữa chua phòng ngừa táo bón ngày Tết

Vào mùa Tết, sữa chua không chỉ là một thực phẩm có thể được bảo quản vừa đủ lâu trong tủ lạnh, mà còn cung cấp một loại men tiêu hóa tự nhiên rất có lợi cho đường ruột. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa khuẩn lactic, có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của lợi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn có hại bên trong ruột, kích thích nhu động ruột. Điều này giúp tạo ra một hệ tiêu hóa mạnh khỏe và hạn chế tình trạng táo bón.

4. Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây táo bón

Việc tiêu thụ những thực phẩm được liệt kê ở trên là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ngày Tết. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn ít bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, chả giò, kẹo mứt. Hành động này sẽ làm giảm hiện tượng khó tiêu, đầy hơi. Từ đó, vấn đề táo bón cũng được ngăn ngừa.

5. Ngừa táo bón ngày Tết bằng cách uống đủ nước lọc

Việc uống đủ lượng nước lọc giúp các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể được thẩm thấu dễ dàng hơn, đồng thời làm mềm phân và thúc đẩy ruột hoạt động trơn tru hơn. Bạn cần đảm bảo uống đủ khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày và chia nhỏ lượng nước trong mỗi lần uống để có thể cung cấp nước đều đặn hơn trong một ngày. Cách làm này không chỉ hạn chế tình trạng táo bón, mà còn hạn chế hiện tượng nước chưa kịp phát huy công dụng bên trong cơ thể đã bị thải ra quá nhanh qua đường tiểu.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý hạn chế uống cà phê, rượu bia, nước ngọt vì những thức uống này có thể gây mất nước.

6. Vận động nhiều hơn

TÁO BÓN

Mặc dù bạn có thể lựa chọn ở nhà chơi Tết quây quần bên người thân thay vì đi du xuân, hãy đảm bảo rằng cơ thể vẫn được hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ngày Tết, mà còn tăng cường sức khỏe và giảm đi lượng mỡ béo tích tụ từ thức ăn trong dịp Tết đến xuân về.

7. Duy trì thói quen đi tiêu đều đặn

Vào ngày Tết, nhiều người thường ham vui mà nhịn đi tiêu. Nguyên nhân có thể là do đang đi chơi ngoài đường và không tìm được nhà vệ sinh hoặc đang đắm chìm trong các cuộc trò chuyện mà cố nhịn đi đại tiện. Hành động này không chỉ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, mà còn khiến ruột già dễ bị phình to, chèn ép lên các cơ quan khác. Vì vậy, bạn cần lưu ý duy trì thói quen đi tiêu vào một khung giờ nhất định mỗi ngày, đều đặn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những mẹo giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ngày Tết.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *