Mụn cám ở má là tình trạng xuất hiện các nốt mụn li ti màu trắng đục, trắng ngà hoặc đen có kích thước nhỏ bằng đầu ghim bấm xuất hiện nhiều ở vùng má. Mặc dù các nốt mụn này không gây sưng viêm, đau đớn nhưng lại mọc thành cụm với số lượng lớn khiến da trở nên thô ráp, sần sùi, kém sức sống làm nhiều chị em trở nên thiếu tự tin, không thoải mái với tình trạng làn da của mình.
Nguyên nhân gây mụn cám ở má
Mụn cám (Acne Bran) hình thành do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn kết hợp với các yếu tố như bụi bẩn, thói quen chăm sóc da mặt… gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công gây mụn. Mụn cám là thể nhẹ của mụn trứng cá, là khởi nguồn cho các loại mụn như mụn viêm, mụn mủ, mụn đỏ… Thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều bã nhờn như trán, cánh mũi, hai bên má và cằm.
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường nguyên nhân gây mụn cám ở má có thể kể đến như:
- Do thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là khi bước vào thời kỳ dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi. Điều này làm kích thích tăng tiết bã nhờn, gây dư thừa dầu nhờn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Do thói quen chăm sóc da: Thường xuyên đưa tay lên mặt, hay nặn mụn hoặc do trang điểm thường xuyên, tẩy trang không kỹ hay khi không rửa mặt, làm việc trong môi trường bụi bẩn hoá chất… khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, dễ bít tắc làm mụn phát triển dễ dàng
- Do vi khuẩn: Một trong những nguyên nhân chính gây mụn cám là do vi khuẩn P.acnes sinh sôi và phát triển, liên quan đến nhiều yếu tố. Khi phát triển ở mặt, chúng tạo ra các axit béo tự do gây viêm nang lông, bít tắc lỗ chân lông từ đó hình thành các nhân mụn.
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ làn da, nếu bạn ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ; sử dụng rượu bia chất kích thích, cà phê, nước uống nhiều đường, thức uống có ga… chức năng gan sẽ bị suy giảm, độc tố không kịp bài tiết ra ngoài sẽ gây ra mụn cám.
- Do yếu tố tâm lý: Thường xuyên stress, căng thẳng mệt mỏi kéo dài, làm việc lao lực, tinh thần không thoải mái, hay mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc mất ngủ, ngủ không đúng giờ, đủ giấc, thức khuya nhiều… là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn cám.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây mụn cám ở má có thể kể đến như do yếu tố di truyền, do lạm dụng mỹ phẩm, chỉ rửa mặt với nước, do chăn gối, khẩu trang không sạch sẽ…
Ngoài ra, mụn cám ở má còn liên quan đến vấn đề về tiêu hoá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi hệ thống tiêu hoá, đường ruột gặp vấn đề, rối loạn hay suy yếu thì vùng má sẽ rất dễ bị nổi mụn. Bên cạnh đó, tình trạng nổi mụn cám ở má có thể liên quan đến sự suy yếu của chức năng bài tiết chất độc ở phổi. Lý do là phổi là cơ quan dễ tích luỹ độc tố, nếu không được loại bỏ, thanh lọc sẽ rất dễ gặp vấn đề.
7 Cách trị mụn giúp da sáng mịn
Mụn cám ở má là những nốt mụn li ti nhưng rất dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát. Mụn cám có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, Tuệ Y Đường gợi ý cho bạn đọc một số cách trị mụn, làm trắng da, dưỡng da mịn màng, khoẻ mạnh :
1. Cách trị mụn cám ở má bằng lòng trắng trứng gà
Trứng gà là một trong những nguyên liệu làm đẹp da, trị mụn được nhiều chị em biết đến. Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều acid amin, protein, vitamin và khoáng chất có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da, dưỡng da trắng sáng đều màu. Dùng mặt nạ lòng trắng trứng gà sẽ giúp tăng độ đàn hồi cho da, ngăn ngừa mụn, diệt khuẩn, nuôi dưỡng, tái tạo làn da.
Cách thực hiện:
Cách 1: Trị mụn cám bằng lòng trắng trứng và tinh dầu tràm
- Nguyên liệu: 1 lòng trắng trứng gà, ½ muỗng tinh dầu tràm
- Trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị, đánh cho tan để thu được hỗn hợp bông mịn
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thoa một lớp mỏng hỗn hợp đã chuẩn bị lên da
- Sau 10 – 15 phút thì rửa lại với nước ấm, massage và vỗ nhẹ với nước mát
- Cân bằng da với toner và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
Cách 2: Cách trị mụn cám bằng lòng trắng trứng gà và nghệ
- Nguyên liệu: 1 lòng trắng trứng gà, 1 muỗng tinh bột nghệ
- Trứng gà đánh cho bông lên, trộn đều với tinh bột nghệ
- Rửa sạch mặt, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
- Sau 15 phút khi lớp mặt nạ có dấu hiệu khô lại thì rửa lại mặt với nước ấm
- Vỗ lại mặt bằng nước mát và thực hiện các bước diễn da tiếp theo.
2. Cách trị mụn cám ở má bằng cà chua
Cà chua là thực phẩm quen thuộc, không chỉ có giá trị dinh dưỡng dưỡng cao mà còn là nguyên liệu chăm sóc da, trị mụn, dưỡng da trắng sáng mịn màng. Trong cà chua có các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin E chất chống oxy hoá, carotene, kali, sắt… Sử dụng mặt nạ cà chua có thể giúp ngăn ngừa lão hoá, tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, kích thích sản sinh collagen.
Cà chua không chỉ làm đẹp da thông qua cách làm mặt nạ dưỡng da mà ăn nhiều cà chua còn giúp tái tạo hồng cầu, tăng sự đàn hồi của da, giúp dưỡng da trắng mịn.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng cà chua và sữa tươi
- Lấy 2 – 3 quả cà chua rửa sạch, ép lấy nước để uống
- Phần xác cà chua trộn đều với 100ml sữa tươi
- Dùng hỗn hợp trên đắp lên mặt, bàn tay và ngâm chân khoảng 10 – 15 phút
- Rửa sạch mặt với nước, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy hiệu quả.
Cách 2: Dùng cà chua vơi sữa ong chúa
- Lấy 1 – 2 thìa sữa ong chúa, trộn đều với nước ép cà chua
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên cổ và mặt sẽ giúp ngăn ngừa lão hoá, trị mụn, trị nám
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại với nước mát
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần để làm sáng da, trị mụn
Ngoài ra, để trị mụn, làn trắng da, giúp da mặt hồng hào bạn có thể cắt hai lát cà chua, thoa đều lên má theo hình xoắn ốc để dưỡng chất thẩm thấu vào da, sau 15 phút thì rửa lại với nước lạnh. Bên cạnh đó, kết hợp cà chua với mật ong, sữa tươi không đường, chanh… cũng giúp cân bằng lượng dầu tiết ra trên mặt, dưỡng trắng da, tăng độ đàn hồi cho da.
3. Cách dùng lá tía tô trị mụn cám ở má
Lá tía tô nhiều tinh dầu, là thảo dược thiên nhiên có tính kháng viêm kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành các tổn thương trê da rất tốt. Lá tía tô không chỉ được sử dụng để điều trị các vấn đề ngoài da mà còn giúp trị mụn, làm sạch da, làm khô cồi mụn, thúc đẩy trao đổi chất, dưỡng trắng da rất tốt.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng lá tía tô xông hơi mặt trị mụn cám ở má
- Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi đun sôi
- Đậy kín nắp, khi sôi thì thêm một ít muối, đun thêm 5 phút
- Để nguội bớt, vắt thêm nửa quả chanh
- Rửa sạch da mặt sạch sẽ, dùng khăn trùm đầu để xông mặt
- Giữ khoảng cách nhất định, tránh để quá gần khoảng 30cm là vừa
- Sau 10 – 15 phút thì rửa sạch lại mặt với nước ấm, thấm khô bằng khăn mềm
- Cân bằng da với toner và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
Cách 2: Trị mụn cám ở má bằng lá tía tô và mật ong
- Nguyên liệu: 1 thìa nước cốt tía tô, 1 vài giọt chanh, 1 thìa hỗn hợp
- Trộn đều hỗn hợp đã chuẩn bị; vệ sinh da mặt sạch sẽ, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, đợi khô thì thoa thêm lần nữa, massage nhẹ nhàng
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại với nước mát và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
4. Cách dưỡng trắng da, trị mụn bằng bột yến mạch
Dùng bột yến mạch trị mụn cám ở má, dưỡng da trắng sáng mịn màng là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em biết đến. Bột yến mạch giàu vitamin B6, protein, các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Ca, Na, Fe…
Đặc biệt, loại ngũ cốc thiên nhiên này còn chứa Avenathramides và Saponin có thể tẩy tế bào chết, kháng khuẩn, chữa viêm nhiễm, làm dịu da cháy nắng, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
Cách 1: Trị mụn cám ở má với sữa chua không đường và mật ong
- Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê yến mạch nguyên cám, 1 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng cà phê sữa chua không đường
- Yến mạch nguyên cám ngâm với 1 ít nước cho nở mềm, trộn đều với sữa chua và mật ong
- Vệ sinh da sạch sẽ, thoa đều hỗn hợp lên da, sau 20 phút thì rửa lại với nước ấm
Cách 2: Trị mụn cám bằng bột yến mạch, sữa chua và dưa leo
- Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê bột yến mạch, 2 muỗng sữa chua không đường, 5g dưa leo bỏ ruột
- Bột yến mạch ngâm với 1 ít nước cho nở rồi nghiền nhuyễn; dưa leo xay nhuyễn; trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thoa đều hỗn hợp lên da, sau 20 phút thì rửa lại với nước mát.
“16 cách đánh bay mụn đầu đen đơn giản tại nhà” – Tuệ Y Đường
5. Cách trị mụn cám ở má, làm trắng da bằng bã cà phê
Bã cà phê cũng là một trong những nguyên liệu trị mụn cám ở má, dưỡng da trắng sáng rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cà phê có chứa một lượng lớn dưỡng chất có tác dụng kiểm soát dầu nhờn, tẩy tế bào chết, làm sạch da, kích thích sự phát triển của các tế bào da, dưỡng trắng da.
Bã cà phê có chứa hoạt chất cafeine, chất chống oxy hoá có khả năng cân bằng độ pH trên da, tái cấu trúc các tế bào, loại bỏ cặn bẩn, tế bào chết, hỗ trợ làm mờ nám, tàn nhang giúp da sáng mịn, đều màu.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng bã cà phê và sữa chua không đường
- Nguyên liệu: 2 – 3 muỗng cà phê không đường, 2 thìa bã cà phê
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát, trộn đều
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thoa đều hỗn hợp lên da
- Massage nhẹ nhàng, sau 20 phút thì rửa lại với nước mát
- Áp dụng 1 – 2 lần/tuần, không nên lạm dụng.
Cách 2: Dùng bã cà phê và bột cám gạo
- Nguyên liệu: 2 thìa bã cà phê, 2 thìa bột cám gạo đã được ngâm mềm, 1 thìa dầu oliu hoặc dầu dừa
- Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp sánh mịn
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thấm khô với khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, nếu dư thì thoa lên vùng da khác
- Sau 5 – 7 phút thì rửa sạch da bằng khăn mềm
- Kiên trì áp dụng 2 lần/tuần để thấy hiệu quả.
6. Cách dùng bột trà xanh trị mụn cám
Trà xanh chứa catechins, là hợp chất gốc thực vật đặc tính chống viêm, chống oxy hoá và kháng sinh rất tốt. Không chỉ vậy, trà xanh giàu epigallocatechin gallate (EGCG), đây là một loại polyphenol có tác dụng cải thiện sức khoẻ làn da, có tác dụng rất tốt với da mụn và da nhờn.
EGCG có khả năng chống oxy cực mạnh, chống viêm, kháng khuẩn, giảm lipid. Đặc biệt, EGCG còn có khả năng chống lại androgen, loại hormone có khả năng tăng tiết hoạt động của tuyễn bã nhờn, dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng bột trà xanh và tinh bột nghệ
- Nguyên liệu: 1 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa bột trà xanh nguyên chất, 1 ít sữa tươi không đường
- Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp sánh mịn
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại mặt với nước mát
- Kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần.
Cách 2: Dùng bột trà xanh, mật ong và lòng trắng trứng
- Nguyên liệu: 1 thìa bột trà xanh, 1 lòng trắng trứng, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Lòng trắng trứng đánh cho bông lên, trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thấm khô bằng khăn bông mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
- Sau 10 – 15 phút khi mặt nạ se lại thì rửa lại với nước ấm
- Vỗ lại với nước mát cho se khít lỗ chân lông, thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
7. Cách trị mụn cám ở má, dưỡng trắng da bằng nha đam
Nha đam giàu vitamin C, vitamin E, kẽm, glyco-protein… có tác dụng khử trùng, chống viêm, giảm viêm, se khít lỗ chân lông, loại bỏ các tế bào chết cho da, làm sạch bụi bẩn và dầu nhờn dư thừa trên da. Không chỉ vậy, nha đam cũng giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ phục hồi làn da tổn thương do mụn và kích thích sự phát triển của các tế bào da mới.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam tươi, ½ hộp sữa chua không đường
- Nha đam gọt bỏ vỏ, rửa sạch, lấy phần thịt xay nhuyễn
- Trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
- Sau 10 – 15 phút thì rửa sạch mặt với nước mát, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Một số lưu ý khi trị mụn cám và dưỡng trắng da
Mụn cám thường xuất hiện ở những vùng da nhiều dầu nhờn, lỗ chân lông bít tắc, thường là các vị trí như trán, mũi cằm, hai bên má. Để việc điều trị mụn cám đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần loại bỏ các nguyên nhân gây mụn và lưu ý những vấn đề sau đây:
- Trị mụn cám ở má bằng nguyên liệu thiên nhiên mặt dù an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả điều trị chậm, cần phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy kết quả
- Để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp chăm sóc da bằng các dòng sản phẩm chuyên dành cho làn da bị mụn cám như sữa rửa mặt, toner, kem trị mụn, serum trị mụn… Ngoài ra, có thể cân nhắc kết hợp gel dưỡng ẩm, kem chống nắng và dùng thêm retinol để bảo vệ da, dưỡng da trắng sáng
- Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, nên đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng và đặc biệt hãy chọn mua ở những cơ sở uy tín, tránh tình trạng mua phải kem trộn, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ làn da.
- Nên uống đủ 9 cốc nước, tương đương với 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày; xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tránh các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua; các thực phẩm giàu omega-3 như óc chó, hạt lanh, bơ, các loại cá béo; hàu và nên uống 1 – 2 cốc trà xanh mỗi ngày.
- Một số trường hợp có thể trị mụn bằng cách lột mụn, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp cấp bách mang tính tạm thời. Lột mụn chỉ có thể loại bỏ một số nhân mụn, hơn nữa rất dễ gây to lỗ chân lông, làm tăng tốc độ lão hoá da.
- Nên xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi; tình trạng stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn, làm tăng tiết bã nhờn thường gặp.
Tóm lại, mụn cám ở má là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, mặc dù không gây sưng viêm nhưng lại khá khó điều trị. Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.