Mang bầu hay mang thai là một quá trình đầy nhưng vất vả, chông gai đối với người mẹ và cả gia đình. Tuy nhiên quá trình này cũng tràn đầy hạnh phúc và mong chờ của mẹ và cả gia đình, đặc biệt là những gia đình sinh con đầu lòng.
Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng nhận ra được mình đang có em bé, nhiều bà mẹ đến viện kiểm tra vì những nguyên nhân khác như đau bụng, hay chóng mặt. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết mình đang có bầu sớm. Bài viết dưới đây, BS CKII Thu Huyền – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ cho bạn đọc những dấu hiệu mang bầu sớm.
Theo BS Thu Huyền, khi cơ thể người phụ nữ bắt đầu mang bầu, sẽ có sự thay đổi lớn về hoocmon trong cơ thể, đi kèm theo đó là những biến đổi về cơ thể. Nếu người phụ nữ tinh ý sẽ nhận thấy những khác thường diễn ra trong cơ thể mình và sẽ đi khám sớm để chuẩn bị cho hành trình mang thai của mình.
Dưới đây là những biến đổi trong cơ thể người phụ nữ.
1. Biến đổi về bầu ngực
Phụ nữ mang bầu ở những tuần đầu sẽ có biểu hiện sưng, đau vú. Quầng vú to hơn, núm vú thẫm màu hơn và nhô lên cao. Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, hCG được tạo ra với nồng độ rất lớn, thông thường nồng độ hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 48-72 giờ. Nồng độ hCG trong máu sẽ đạt đỉnh trong khoảng tuần 8-11 của thai kỳ, vì vậy, sau 3 tháng đầu thai kì, triệu chứng này sẽ giảm dần.
2. Buồn tiểu liên tục
Hocmon hCG tăng, kích thước tử cung tăng lên, kích thích vào bàng quang. Đây là những lý do khiến bạn thường xuyên buồn đi tiểu, nhất là vào ban đêm. Thời gian này, có thể khiến bạn mất ngủ do phải liên tục dậy để đi vệ sinh. Đây được coi là dấu hiệu mang bầu sớm.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
3. Nghén, buồn nôn
Đây là triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang bầu gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng này đến sớm và gây khó chịu cho các mẹ bầu. Đây cũng là dấu hiệu để chẩn đoán có thai sớm. Triệu chứng này thường hết sau 3 tháng đầu mang bầu, tuy nhiên cũng có những mẹ bị chứng buồn nôn này theo đuổi cho đến tận lúc sinh. Triệu chứng buồn nôn, cồn cào ruột dễ bị chẩn đoán nhầm với đau dạ dày, và các mẹ chỉ phát hiện có bầu khi đi khám nội khoa.
4. Thay đổi khẩu vị
Do sự thay đồi nồng độ hoocmon hCG nên sẽ kích thích cơ thể thèm ăn một số loại thực phẩm, có thể trước đó bạn không hề thích ăn, đồng thời, bạn có thể cảm thấy chán ăn hoặc buồn nôn khi nhìn thấy những món ăn ưa thích trước đó của mình. Nhiều mẹ nhạy cảm có thể phát hiện ra thay đổi sớm này của mình để phát hiện mang bầu sớm.
5. Vị giác bị rối loạn
Rối loạn vị giác là một trong những dấu hiệu mang bầu sớm, hoặc quá nhạy cảm với mùi vị. Có người có cảm giác lúc nào cũng có mùi kim loại trong miệng, hoặc không thể ngửi được mùi cơm… Nguyên nhân là do nồng độ Estrogen tăng cao, ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác của chúng ta. Triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ bầu, rất may là triệu chứng này sẽ dần hết sau 3 tháng đầu. Có rất ít mẹ bầu bị chứng loạn vị giác kéo dài, khi gặp phải chứng này, mẹ bầu nên học cách thích nghi với tình trạng này.
6. Mệt mỏi, đầy dụng, táo bón
Trong những tuần đầu của thai kì, hoocmon Progesterone tăng nhanh để giữ thai, giảm co bóp tử cung, ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tình trạng tăng nhanh của hoocmon này khiến cơ thể dễ mệt mỏi, chóng mặt, lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ. Các cơ quan khác cũng cảm giác mệt mỏi, lười biếng hơn: Như cơ bắp thấy buồn bực, giảm nhu động ruột khiến mẹ bầu dễ đầy hơi, ợ hơi. Lâu ngày nhu động ruột giảm còn gây ra tình trạng táo bón
Vì vậy mẹ bầu trong giai đoạn này cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh những tác nhân kích thích, công việc căng thẳng, stress để có thai kì thuận lợi. Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ khó tiêu, nên ăn đồ nhẹ nhàng, thanh đạm, nhiều rau xanh để không bị đầy bụng, táo bón.
6. Nướu sưng và đau, ngất xỉu
Khi mang bầu, cơ thể tập trung lượng máu và dinh dưỡng để nuôi thai nhi, do vậy phụ nữ mang thường hay thiếu máu. Khi lượng máu trong cơ thể không đủ, cơ thể sẽ huy động máu để nuôi dưỡng các bộ phận cần thiết như tim, não. Răng, nư ớu là một trong những cơ quan bị cắt giảm lượng máu đầu tiên khiến bạn dễ bị sưng nướu, đau mắt, sưng mặt trong giai đoạn này.
Ngoài ra, mạch máu giãn ra, huyết áp tụt xuống, lượng máu và đường lên não giảm kiến bạn xuất hiện những cơn chóng mặt, hoặc ngất xỉu. Do vậy, bạn cần ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm sắt và acid folic để tránh những cơn thiếu máu.
>>>> XEM THÊM: SỰ THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THAI PHỤ
7. Tăng tiết dịch âm đạo
Khi có bầu, cổ tử cung tăng tiết chất nhầy do sự gia tăng đột ngột của nồng độ hoocmon Estrogen. Dịch tiết ra thường trong, nhầy, ẩm ướt khiến chị em cảm thấy khó chịu. Thời gian này, chị em nên vệ sinh sạch, có thể mang theo quần nhỏ để thay khi đi làm, hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày, nếu không rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo.
9. Ra máu âm đạo
Hay còn gọi là máu báo. Khi trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển vào niêm mạc của tử cung làm tổ, hiện tượng làm tổ này sẽ xuất hiện ra máu một vài ngày đầu thai kì. Chảy máu do mang bầu dễ bị nhầm lẫn với ra máu ở kì kinh nguyệt. Có thể phân biệt máu báo và máu kinh nguyệt nhờ màu sắc và số lượng. Máu báo thường ít, màu nâu hoặc hồng nhạt và chỉ xuất hiện 1-2 ngày.
Kèm với tình trạng máu báo thai là cảm giác đau bụng âm ỉ do phôi thai làm tổ ở niêm mạc tử cung. Đây cũng là nguyên nhân khiến chị em đi khám.
10. Nhạy cảm với mọi thứ
Phụ nữ mới mang bầu thường nhạy cảm với mọi thứ, cả nhiệt độ, cả âm thanh, hay tính tình. Bạn có thể thấy nóng lạnh thất thường, nghe được những thứ người ta không nghe thấy, ngửi được những thứ người ta không ngửi được. Đây là những biểu hiện khi mang bầu.
11. Tăng thân nhiệt
Sau thời gian đầu, do chuyển hóa cơ thể tăng, nhiệt độ của phụ nữ mang bầu tăng nhanh khiến cơ thể luôn cảm giác nóng bức, nhiều khi phát rôm. Bình thường, đến kì rụng trứng, thân nhiệt tăng lên duy trì từ 3-4 ngày. Nhưng sau đó giảm xuống, còn nếu nhiệt độ tăng cao trên 14 ngày, khả năng cao là bạn đã có thai.
12. Tiết nhiều nước bọt
Có phải mấy hôm nay, bạn thấy khoang miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn bình thường? Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axid hoặc ợ nóng – các triệu chứng mang thai rất phổ biến mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua.
13. Tâm trạng thất thường
Thay đổi tâm trạng khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hóa học trong não). Mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này. Một số mẹ cảm thấy hưng phấn, trong khi những người khác tuột cảm xúc, trở nên lo lắng và chán nản.
Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai, không thể kiểm soát những cơn stress, lo âu, buồn chán, hãy tìm gặp chuyên gia tâm lý để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang bầu.
>>>Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Nổi mụn khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp?
14. Đau lưng
Khi mang bầu, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Thời gian này cần phải xác định trước tình trạng mang thai, tránh đi khám, chụp X-Quang sẽ ảnh hưởng đến em bé.
15. Tăng cân bất thường
Bạn đang có mức cân nặng ổn định nhưng tháng này bỗng nhiên cảm nhận cơ thể nặng nề hơn, quần áo chật hơn, cân năng đã khác tháng trước lại thêm dấu hiệu thèm ăn, ăn rất ngon miệng, nhiều khả năng bạn đã mang bầu rồi đấy.
16. Khó thở, hụt hơi
Hiện tượng này là dấu hiệu có em bé thường gặp trong lần mang thai đầu tiên, có thể xuất hiện ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể người mẹ cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển, lượng hormone progesterone cũng tăng lên dẫn đến tình trạng khó thở – hụt hơi.
Khi có những triệu chứng này, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, hoặc bạn có thể nhắn tin, gọi điện đến Phòng khám Tuệ Y Đường để được tư vấn cụ thể.
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555