Kinh thủ thái âm phế là 1 kinh trong 12 đường kinh chính của cơ thể, nằm ở phần tay, điều trị các bệnh liên quan đến tạng Phế và các bệnh vùng tay của cơ thể.
Hãy cùng Bác sỹ CKII Trần Thị Thu Huyền và Phòng khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về kinh thủ thái âm phế nhé.
I. Tổng quan về kinh thủ thái âm phế:
Kinh Thủ thái âm phế có 11 huyệt: Trung phủ, Vân Môn, Thiên phủ, Hiệp bạch, Xích trạch, Khổng tối, Liệt khuyết, Kinh cừ, Thái uyên, Ngư tế, Thiếu dương (Cả hai bên là 22 huyệt).
Kinh Thủ thái âm phế bắt đầu ở Trung phủ, có nhánh nối xuống đại trường, lại theo miệng dạ dày lên cách, thuộc vào Phế. Từ hệ Phế đi ra dưới nách, theo cạnh trong bắp vai, đi ở trước kinh Thủ thiếu âm tâm, xuống giữa khuỷu tay theo cánh tay trên xuống cạnh xương quay, vào thốn khẩu, lên mô cái ra đến đầu ngón tay cái. Nhánh nhỏ của nó từ huyệt Liệt khuyết sau cổ tay, ra thẳng đến cạnh trong ngón tay trỏ, ra đầu ngón giao với kinh Thủ dương minh đại trường nhiều khí huyết.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!
II. Các huyệt của kinh Thủ thái âm phế:
Trung phủ:
– Là huyệt mộ của kinh thủ thái âm phế, là nơi chứa giữ vật chất bên trong. Cũng là huyệt đầu tiên của kinh thủ thái âm phế.
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Cách 1: Cho hai tay chéo nhau ra phía sau lưng thì thấy ở dưới đầu ngoài xương đòn hiện ra một hố lõm tam giác (chính giữa hố lõm là huyệt Vân Môn), từ chính giữa hố lõm đó xuống theo đường rãnh giữa cơ tam giác vai và lồng ngực là một thốn, nằm trên khe sườn 1 – 2.
+ Cách 2 (Chỉ dùng cho nam giới): Từ đầu vú đo ra ngoài 2 thốn, rồi từ đó thẳng lên 3 khe sườn (Huyệt nằm ở khe sườn 1 – 2).
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân thốn. Châm dưới da và hướng lên trên và bên ngoài sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.
Châm dựa theo bờ sườn dưới, để tránh vào động mạch gây chảy máu. Không được châm sâu và lệch vào trong quá có thể đâm vào phổi gây tràn khí phế mạc.
– Chủ trị: Ho hắng, hen, tức ngực, đau bả vai, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bụng chướng, sưng ở tứ chi, ăn không xuống, nôn mửa, đảm nhiệt nôn ngược lên, ho nhổ nước bọt, nước mũi đục, bị gió ra mồ hôi, da đau mặt sưng, bướu cổ, tràng nhạc
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!
Vân Môn
– Là cửa của tiếng nói
– Vị trí, cách lấy huyệt: Dưới xương đòn, từ giữa ngực ra 6 thốn, giữa hố lõm tam giác. Dưới huyệt Cự cốt, từ huyệt Khí hộ ra 02 thốn.
+ Lấy ở chỗ lõm giữa đầu xương cánh tay và xương đòn, cách mạch Nhâm 6 thốn, huyệt ở sát bờ trên xuong sườn 2
– Cách châm cứu: Châm chếch lên trên và ra ngoài sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15 phút. (Châm như huyệt Trung Phủ)
– Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, đau ngực, ngực buồn bằn, viêm quanh khớp vai, thương hàn tứ chi nóng không dứt, dau khắp sườn và lưng trên, hầu bại, tràng nhạc.
Thiên Phủ
– Nơi chứa giữ vật chất của trời
– Vị trí, cách lấy huyệt: Đầu nếp gấp nách xuống 3 thốn, cạnh ngoài cơ nhị đầu, co khuỷu tay thì từ khuỷu tay lên 5 thốn.
+ Cách 1: Chấm mực vào đầu mũi, giơ tay lên, cánh tay chấm vào đầu mũi, nơi đụng có dấu là huyệt.
+ Cách 2: Lấy ở chỗ gặp nhau của bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ delta, xương cánh tay.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, CẤM CỨU.
– Chủ trị: Hen xuyễn, mũi chảy máu cam, khái huyết, hầu họng sưng đau, khuỷu cánh tay đau, trúng phong tà, chảy nước mắt, hay quên, phi thi ác thuyên (một chứng thi quyết), nói lời của quỷ, sốt rét nóng lạnh, mắt hoa, tràng nhạc.
Hiệp bạch
– Màu trắng hào hiệp
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Cạnh trước và ngoài xương cánh tay, từ huyệt Thiên phủ xuống 1 thốn
+ Cách 2: Lấy ở điểm gặp nhau của bờ ngòa cơ hai đầu cánh tay với đường ngang dưới đầu nếp nách trước 4 thốn.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 10 – 15 phút.
– Chủ trị: Ho hắng, thở gấp, ngực đau, đau tim, ngắn hơn, nôn khan ngược lên.
Xích trạch
– Cái ao ở xương Xích (xương trụ), là huyệt hợp của kinh thủ thái âm phế
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Cách 1: ở nếp gấp trước khuỷu tay, cạnh ngoài gân lớn của cơ nhị đầu cánh tay, giữa chỗ lõm khe gân xương, chỗ mạch thủ thái âm đi vào là Hợp, Thủy, Phế thực chi ở đó.
+ Cách 2: Gấp cẳng tay vào cánh tay, để xác định nếp nhăn cửa da tương ứng với khớp khuỷu. Lấy huyệt ở chỗ lõm cạnh bờ ngoài gân hai đầu cánh tay, trên nếp gấp khuỷu tay.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút, CẤM CHÂM SÂU CHẾCH VÀO GIỮA KHUỶU. Khêu nặn máu xung quanh có thể chữa được viêm dạ dày, ruột.
– Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, hen, khái huyết, phát sốt nóng, ho gà, chướng tức ngực, đau ngực, đau khuỷu và cánh tay, viêm mạc lồng ngực, hầu họng sưng đau, đan độc, ra mồ hôi trúng gió, đi đái nhiều lần, hay hắt hơi, buồn khóc, nóng rét phong bại, bắp tay cánh tay co rút,…
Khổng Tối
– Chỗ tổng quát về các lỗ
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Ở cẳng tay phía ngón cái (cạnh quay), từ cổ tay lên 7 thốn
+ Lấy ở điểm gặp nhau của bờ trong cơ ngửa dài hay bờ ngoài của cơ gan tay to (làm động tác gấp duỗi bàn tay sẽ thấy) với đường ngang trên khớp cố tay 7 thốn
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thôn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút; Nếu có cảm giác đau buốt hay như là điện giật là châm vào màng xương, mạch máu, cần lùi kim lại.
– Chủ trị: Ho hắng, hen, khái huyết, ngón tay cứng đơ không co duỗi được, viêm phổi, viêm amidan, mất tiêng, họng sưng đầu đau.
Liệt khuyết
– Chỗ còn thiếu ở hàng ngũ
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Ở sau cổ tay, cạnh ngoài mặt trước xương quay, cổ tay lên 1,5 thốn.
+ Người bệnh mở ngón tay cái và trỏ cả hai bàn tay, giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón tay kia đăt lên mô cao đầu xương quay, chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm xuống.
– Cách châm cứu: Châm chếch lên, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng. đau đầu, đau răng, cổ gáy cứng đau. Hầu họng sưng đau, mồm miệng méo lệch, người già đái nhiều, bán thân bất toại, cổ tay không có sức, lòng bàn tay nóng,…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!
Kinh cừ:
– Cái rãnh trên đường dọc, là huyệt kinh của kinh thủ thái âm phế
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Phí trọng ụ lồi xương quay, lằn cổ tay lên 1 thốn, giữa chỗ lõm ở động mạch.
– Cách châm cứu: Châm đứng hoặc chếch sâu 0,5 – 1 thốn, tránh động mạch. CẤM CỨU.
– Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, ngực đau, cổ tay đau, bàn tay nóng, viêm phế quản,…
Thái Uyên:
– Chỗ rất sâu, là huyệt du của kinh Thủ thái âm phế
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Ở chỗ lõm sau mô cái trên lằn cổ tay chỗ đó có động mạch đập.
+ Lấy ở chỗ rãnh mặc quay gập nếp cổ tay.
– Cách châm cứu: Châm đứng sâu 2 – 3 phân, cứu 1 – 3 mồi, hơ 3 – 5 phút. Tránh châm vào động mạch và màng xương, không dùng kim 3 cạnh để chích máu.
– Chủ trị: hen, hầu họng sưng, ho hắng, viêm phế quản, ho gà, cảm mạo, lao phổi. Tật bệnh ở ổ khớp và các tổ chức phần mềm quanh khớp cổ tay,…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!
Ngư Tế
– Bờ cạnh con cá, là huyệt huỳnh của kinh Thủ thái âm phế.
– Vị trí, cách lấy huyệt:
+ Trên mô cái, phía trong khớp ngón cái và đốt bàn số 1
+ Để lòng bàn tay ngửa lên, từ lòng bàn tay ra cạnh ngoài xương bàn ngón 1 kẻ một đường, chia làm 4 đoạn thì huyệt ở cách cạnh ngoài 1 phần, cách tâm 3 phần.
+ Lấy ở chỗ tiếp giáp của da gan tay và da mu tay, ngang giữa chiều dài xương bàn tay I (Cần sờ kỹ để xác định xương bàn tay I)
– Cách châm cứu: Châm sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
– Chủ trị: Ho hắn, viêm amidan, mất tiếng không nói được, hen, ho ra máu, sợ gió lạnh, hư nhiệt, đau khớp cổ tay, bàn tay,…
Thiếu Thương
– Buồn rầu ít, là huyệt tỉnh của kinh Thủ thái âm phế, cũng là huyệt cuối của kinh Thủ thái âm phế
– Vị trị, cách lấy huyệt:
+ Ở cạnh trong gốc món ngón tay cái, cách gốc móng ra hơn 1 phân.
– Cách châm cứu: mũi kim hướng về phía trên, châm chếch sâu 1 phân , thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 – 7 mồi, hơ 1 – 3 phút.
– Chủ trị: chả máu cam, sốt, ho hắng, ho gà, hầu họng sưng đau, bàn tay co, ngón tay đau, lòng bàn tay nóng,…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!
3. Tổng kết kinh thủ thái âm phế:
– Kinh thủ thái âm phế thường chữa những bệnh ở nơi đường kinh đi qua, chữa bệnh ở tạng phế.
– Kinh biểu lý với kinh thủ thái âm phế là kinh thủ dương minh đại trường.
- Biểu hiện khi tạng Phế bị bệnh: Ngực Phổi đầy tức, ho suyễn, khó thở, khát, đái rắt, đái vàng. Ngực bồn chồn, gan tay nóng. Nếu cảm phong hàn có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi.
- Biểu hiện khi kinh Thủ thái âm phế khi bị bệnh: hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì hai tay bắt chéo ôm ngực mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
4. Áp dụng Kinh thủ thái âm phế trong điều trị bệnh:
Bác sỹ CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết, áp dụng Kinh thủ thái âm phế vào điều trị bệnh đạt hiệu quả rất lớn, đặc biệt là xoa bóp bấm huyệt, châm cứu điều trị các bệnh cơ xương khớp như Thoái hóa khớp vai, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Viêm quanh khớp vai, Đau nhức, tê bì cánh tay, liệt chi trên,…
Tại Đông y Tuệ Y Đường, các y bác sỹ đã áp dụng học thuyết kinh lạc nói chung và kinh thủ thái âm phế nói riêng vào điều trị bệnh và đem lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân.
Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chuyên điều trị các bệnh Cơ – xương – khớp, áp dụng các phương pháp y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ, vật lý trị liệu, tác động cột sống, hỏa long cứu, giác hơi,…
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và đường kinh thủ thái âm phế, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555