CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá là một trong những bước tiến mới trong quá trình điều trị các bệnh lý thoái hóa xương khớp. Sau đây Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường mời bạn đọc cùng tìm hiểu về cơ chế, cách tiến hành và ưu nhược điểm của phương pháp này trong bài viết ngay sau đây.

Cấy chỉ thoái hóa cột sống
Cấy chỉ thoái hóa cột sống

1. Tổng quan về cấy chỉ

Theo các thống kê lâm sàng, cấy chỉ là một phương pháp có độ an toàn cực kỳ cao. Xác suất rủi ro thất bại khi điều trị chỉ chiếm từ 0,02 – 0,04% nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Đây là một liệu pháp điều trị được đánh giá cao nhờ hiệu quả vượt trội mang lại.

Cấy chỉ là sự cải tiến của châm cứu truyền thống bằng cách áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào điều trị.

Chỉ tự tiêu sẽ được cấy vào cơ thể bệnh nhân và lưu lại lâu hơn ở các huyệt đạo. Từ đó tạo ra hiệu quả điều trị bệnh lâu dài, giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu và các dưỡng chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hạn chế được tình trạng kích ứng thường xảy ra.

Với phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ không phải sử dụng thuốc nên không cần lo lắng về các tác dụng phụ. Thông thường, một liệu trình cấy chỉ sẽ kéo dài 3 – 6 lần, mỗi lần trung bình khoảng 10 – 15 huyệt và 2 lần liên tiếp cách nhau 2 tuần.

Bệnh nhân thoái hóa cốt sống cần kiên trì và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh mới nhanh chóng được khắc phục.

hình ảnh cấy chỉ
hình ảnh cấy chỉ
Hình 2: Thao tác cấy chỉ trên bệnh nhân.

Các đối tượng có thể thực hiện cấy chỉ

Không phải bất cứ trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nào cũng có thể tiến hành cấy chỉ.

Phương pháp này sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Tất cả các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ được chỉ định điều trị nội khoa.
  • Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
  • Thoái hóa gây chèn ép lên vùng tủy ở cổ hay các rễ thần kinh.

Tuyệt đối không được cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ trong các trường hợp:

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị thoái hóa đốt sống.
  • Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.
  • Bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết cao >140 mg/dL hoặc không ổn định.
  • Trường hợp đang sốt cao, đổ mồ hôi liên tục hoặc mắc bệnh ngoài da.
  • Trường hợp có tiền sử bị dị ứng với chỉ tự tiêu.

Cơ chế của phương pháp cấy chỉ

Không giống với một số phương pháp châm cứu thông thường, cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ được thực hiện theo một cơ chế riêng biệt. Phương pháp này sử dụng các đoạn chỉ Catgut – chỉ tự tiêu để cấy vào các huyệt đạo tại vị trí bị tổn thương.

Trong quá trình tự tiêu, các chỉ Catgut này sẽ tác động vào các huyệt đạo và kích thích cơ thể sản xuất ra các chất nội sinh như adenosin, beta endorphin… Các hoạt chất này có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh.

Đồng thời, quá trình này có vai trò giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và đưa các chất dinh dưỡng đến vị trí thoái hoá, giúp điều hòa thần kinh và cân bằng huyết áp cho cơ thể.

Chính vì những tác dụng tích cực trên, phương pháp này có thể khắc phục được tình trạng chèn ép các rễ thần kinh và dự phòng các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

 

Cách tiến hành cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Lựa chọn chỉ và kim châm

Chỉ catgut 4/0 sẽ được cắt ngắn thành từng đoạn có chiều dài 1 – 1,5cm. Kim được dùng để cấy chỉ thường là kim số 23.

Bước 2: Xác định huyệt đạo và cấy chỉ vào cơ thể

Việc xác định vị trí các huyệt đạo khi cấy chỉ cũng được thực hiện tương tự như phương pháp châm cứu, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống. Tùy vào tình trạng bệnh lý và vị trí cần phải điều trị mà các thầy thuốc sẽ xác định huyệt đạo tương ứng. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ chưa chèn ép lên rễ dây thần kinh và các mạch máu xung quanh, chỉ sẽ được cấy tại các huyệt ở vị trí đốt sống cổ và vai như: Thiên tông, Thiên trụ, Kiên liêu, Giáp tích.
  • Trường hợp đã có chèn ép, thầy thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh mà bổ sung thêm các huyệt sau: huyệt Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thủ tam lý nếu bị chèn ép mặt trước ngoài cánh tay và huyệt Kiên trinh, Thiếu Hải, Dương trì nếu bị chèn ép mặt sau trong cánh tay.

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị an toàn và có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bất kể một phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Ưu điểm của cấy chỉ có thể kể đến như sau:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh, do vậy mà phương pháp phù hợp với hầu hết các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh.
  • Phương pháp tác động trực tiếp vào huyệt đạo bị tổn thương nên không ảnh hưởng nhiều đến các vị trí xung quanh.
  • Có tác dụng giảm đau nhanh đồng thời tăng cường nuôi dưỡng hệ thần kinh của cơ thể.
  • Có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình thoái hóa ở người bệnh. Đồng thời tăng cường tuần hoàn lưu thông máu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Cải thiện được cả tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể cho người bệnh.
  • Thích hợp với cả các bệnh nhân bị teo cơ hay gặp phải di chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

Tuy vậy, phương pháp này còn một số hạn chế như:

  • Người bệnh rất dễ phải đối diện với tình trạng nhiễm khuẩn khi áp dụng cấy chỉ. Nguyên nhân có thể là do sự bất cẩn của thầy thuốc, lây nhiễm chéo, dụng cụ không vô khuẩn hoặc do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
  • Một số triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, kích ứng có thể gặp phải nếu thực hiện sai cách.
  • Thầy thuốc nếu không xác định đúng huyệt vị, bệnh nhân có thể bị liệt cổ hoặc thân người.
  • Cấy chỉ là là một biện pháp hỗ trợ chứ không phải phương pháp điều trị chính, phải kết hợp cấy chỉ với các phương pháp khác mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
  •  

Một số lưu ý khi thực hiện cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ

Ngoài chữa thoái hóa đốt sống, cấy chỉ còn được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị một số bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, thiếu máu não, viêm đại tràng mãn tính, đau thần kinh tọa,…

Khi tiến hành cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân cần lưu ý một vài điểm như:

  • Cần phải thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ thầy thuốc giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
  • Tuân thủ đúng liệu trình mà thầy thuốc đã chỉ định, không bỏ dở giữa chừng.
  • Có các biện pháp kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Vì khi trọng lượng cơ thể quá tải sẽ tạo một áp lực lớn hơn cho cột sống, từ đó mà tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng.
  • Trước khi thực hiện cấy chỉ, bệnh nhân không được ăn quá no và không sử dụng các chất kích thích. Tránh ăn những loại thực phẩm như cá, tôm, cua, đồ nếp,… trong thời gian điều trị.
  • Đồng thời, phải vệ sinh cơ thể sạch trước khi cấy chỉ để tránh bị nhiễm trùng và chú ý không tắm rửa trong thời gian ít nhất là 6 giờ sau khi thực hiện.
  • Nếu trời tiết lạnh, người bệnh cần phải giữ ấm vùng cổ và vai gáy.
  • Cần sinh hoạt, làm việc đúng tư thế, không nằm gối quá cao hoặc quá thấp, không ngủ gục trên bàn.
  • Sau khi điều trị, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường, phải báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa cột sống cổ. Khi muốn áp dụng bất cứ phương pháp chữa bệnh nào, bạn đọc cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng và phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có quyết định sáng suốt nhất.Mọi thắc mắc xin gửi về Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc Bác Sĩ CKII Trần Thu Huyền để được hỗ trợ cụ thể nhất. Chúc quý vị thật nhiều sức kho

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *