10 Thói quen tích cực cho sức khỏe vào mùa đông

Vào mùa đông, tiết trời lạnh giá cùng những đợt không khí lạnh đột ngột tràn về sẽ dễ gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường xin giới thiệu đến các độc giả một số thói quen giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng cho mùa đông.

1. Hãy mặc ấm

   

    Thói quen đầu tiên vào mùa đông đương nhiên là phải mặc ấm rồi phải không nào?

    Mùa đông lạnh buốt khiến chúng ta khó chịu về việc phải mặc lớp quần áo quá dày và cồng kềnh. Nhưng hãy giữ thói quen mặc đủ ấm khi đi ra ngoài để giữ cho sức khỏe của bạn thật tốt. Hãy nhớ chuẩn bị những chiếc mũ len, đôi găng tay, đôi giày đủ ấm để giữ ấm cho cơ thể của bạn. Thói quen mặc ấm giúp bạn tránh được những bệnh thường gặp vào mùa lạnh: cảm cúm, ho, viêm phổi…Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sức chịu lạnh của cơ thể còn yếu nên việc mặc ấm là vô cùng cần thiết khi cho trẻ ra ngoài.

2. Uống đủ nước

 

    Mùa đông cơ thể chúng ta sẽ hạn chế tiết mồ hôi nhưng không có nghĩa sẽ giữ nước tốt, một số bạn có thói quen không tốt là không hoặc uống rất ít nước vào mùa đông lạnh.Vì thế các bạn nên uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.

    Uống nước đều đặn giúp da chúng ta duy trì độ ẩm, tránh các hiện tượng khô da, tay chân môi nứt nẻ. Đặc biệt các chị em phụ nữ muốn có làn da đẹp vào mùa đông đừng ngại uống nước nhé. Nên uống nước ấm, không quá 45 độ C để tránh ảnh hưởng men răng và vòng niêm mạc vòm miệng, dạ dày. Chúng ta hãy duy trì việc uống nước đều đặn, để duy trì thói quen tốt giữ độ ẩm da và duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể cho các hoạt động học tập, làm việc thật tốt nhé.

3. Không nên ngủ nướng

    Mùa đông là mùa đặc biệt khiến cho chúng ta rất khó dậy sớm vào mỗi sáng, do lối sống hiện đại mà thói quen sinh hoạt cũng dần thay đổi, thay vì đi ngủ đúng giờ và sáng mai dậy sớm tập thể dục thì chúng ta thường nằm dài như những chú mèo lười trong chăn.

    Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác. Thế nên hãy bỏ thói quen ngủ nướng đi nhé!

4. Không được bỏ bữa sáng

    Chúng ta đều biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng chủ yếu cho ngày dài năng động. Nhưng việc ngủ dậy muộn vào những ngày đông lạnh giá khiến bạn không còn nhiều thời gian cho việc ăn uống và dần hình thành thói quen bỏ qua chúng. 

    Việc bỏ bữa sáng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Đầu tiên là gây ảnh hưởng đến não. Não bộ của thanh thiếu niên đang trong thời kì phát triển, nhu cầu lượng máu, oxi, và đường glucose cao hơn so với người trưởng thành. Nếu lượng đường trong máu thấp, sẽ gây trở ngại cho hoạt động ý thức não, lâu dần tất sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng và sự phát triển hình dạng não. Tiếp theo đến là ảnh hưởng đến dạ dày, việc bỏ đói những chiếc dạ dày sẽ khiến cho axit dạ dày và men tiêu hóa sẽ đi “tiêu hóa” lớp niêm mạc dạ dày. Lâu dần, sẽ gây lối loạn tiết dịch vị, dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa như loét niêm mạc dạ dày, viêm ruột non. Vì vậy hãy dậy sớm hơn và ăn sáng đầy đủ mỗi ngày nhé!

5. Tập thể dục đều đặn

    Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng mùa đông lạnh giá khiến bạn ngại ngùng. Thế nhưng, tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, một vóc dáng như ý… mà còn tạo ra nhiệt, điều tiết tuần hoàn, giúp cơ thể bạn ấm áp hơn.

    Thế nên, hãy từ bỏ thói quen lười biếng này để hình thành thói quen tốt là tập thể dục đều đặn. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một bài điền kinh ngắn, một bài yoga để có ngày mới thật sảng khoái và làm nóng người vào sáng đông khá lạnh như vậy. Đi bộ sau bữa ăn cũng là thói quen tốt cho mùa đông thay việc đi ngủ luôn. Vì sau khi ăn hệ tiêu hóa cần vận động để đào thải các chất xơ của thức ăn. Như vậy, đi bộ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Việc tập thể dục đều đặn còn giúp bạn loại bỏ thói quen lười biếng vào mùa đông lạnh này. 

6. Chế độ ăn uống khoa học

    Không khí mùa đông rất lạnh, nhất là buổi tối. Việc chọn những món ăn nóng, giàu chất đạm là vô cùng cần thiết. Việc ăn đồ ăn nóng giúp bữa ăn ngon miệng và tránh một số bệnh cho hệ tiêu hóa. Một số món ăn rất tốt, bổ dưỡng, hợp lí không nhiều chất béo: canh bí đỏ, canh bí xanh, canh cải xúc, cháo lúa mạch…Canh bí ngô sẽ giúp bạn cải thiện lượng vitamin A trong cơ thể cũng như thúc đẩy thị lực rất tốt. 

    Ngoài ra canh bí ngô còn giúp đẩy lùi tế bào ung thư, tim mạch. Canh cải cúc sẽ rất tốt cho bạn trong bữa ăn tối, khi tiêu hóa khá tốt và giữ ấm cơ thể. Canh bí xanh có chứa canxivitamin C, tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, chống lão hóa.Bí xanh cũng rất giàu vitamin A và chứa chất xơ, giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Quan trọng là việc hình thành thói quen ăn uống nóng, hợp lý sẽ có một sức khỏe tốt cho bản thân trong mùa đông tới.

7. Không ăn tối quá no

    Vào mùa đông, chúng ta cần nhiều năng lượng để giữ ấm vì vậy bạn hay cảm thấy đói và ăn rất ngon miệng nhưng các bạn nên lưu ý không nên ăn tối quá no đâu đấy. Protein lại là nguồn dinh dưỡng rất khó tiêu hóa, nếu ăn nhiều vào buổi tối sẽ làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. 

    Ăn quá no là nguyên nhân gây khó ngủ, mệt mỏi, đau đầu… lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và còn dẫn đến đau dạ dày nữa. Vì vậy, bạn cần chú ý tránh ăn quá nhiều thực phẩm vào buổi tối, tăng cường bổ sung rau xanh để tăng cảm giác no và giúp dạ dày làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 tiếng sau khi ăn rồi mới đi ngủ để tránh làm đau dạ dày.

8. Mặc vừa đủ khi đi ngủ

    Mặc nhiều lớp quần áo vào mùa đông để giữ ấm là rất cần thiết, nhưng khi đi ngủ thì không hẳn.

    Việc mặc quá nhiều lớp quần áo khiến mồ hôi không thoát ra được bên ngoài, hơn nữa việc mặc quần áo dày sẽ tạo cảm giác khó chịu khiến bạn ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên chọn một bộ quần áo có độ dày vừa phải bằng chất liệu thoáng mát để tạo cảm giác thoải mái nhất và để đảm bảo chất lượng ngủ chất lượng nhé!

9. Uống trà gừng

    Các thức uống ấm nóng rất có lợi vào mùa đông, đặc biệt trong đó có trà gừng.

    Theo Y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là Sinh khương, vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong tán hàn, giải biểuTheo Y học hiện đại, Gừng có các chất tinh dầu làm tăng tuần hoàn ngoại vi từ đó thúc đẩy lưu thông máu và sự trao đổi chất.

 Vì thế vào mùa đông, đừng ngần ngại uống một cốc trà gừng mỗi ngày nhé!

10. Tránh tắm bằng nước quá nóng và quá lâu

     Mùa đông nhiệt độ giảm mạnh thì tắm gội bằng nước nóng khiến ta cảm thấy rất thoải mái khi những tia nước nóng dội xuống người. Tuy nhiên bạn có thể không biết rằng làn da lại bị thương tổn khá nhiều.

    Nước nóng khiến da bị bong tróc khỏi lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến tình trạng da bạn trở nên xấu đi. Không nên quá mạo hiểm với làn da như vậy. Bạn hãy giảm nhiệt độ nước khi tắm. Tắm bằng nước nóng 37 – 40 độ C sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp, thải độc tố ra bên ngoài cơ thể và lấy lại sự bình tĩnh. Song nếu cơ thể mệt mỏi hay có vấn đề gì về tuần hoàn thì không nên ngâm mình quá 10 phút

Bạn đã có những thói quen trên để có một sức khỏe tốt nhất chống chọi với cái lạnh của mùa đông? Hãy lên kế hoạch và tập hình thành cho mình những thói quen tốt để có một thể lực tốt nhé! Trên đây, là một số gợi ý của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường về việc hình thành những thói quen tích cực để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông. Chúc các bạn độc giả có một mùa đông khỏe mạnh!

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *