Xử trí cứng gáy cấp tại Tuệ Y Đường

Cứng gáy là tình trạng cấp tính mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Thời tiết nắng nóng như thế này, nhiều người bật điều hòa nhiệt độ rất thấp, nằm suốt 1 đêm khiến cho khí lạnh xâm phạm vào cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng cứng gáy không quay cổ được và còn gây đau.

Theo Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh chia sẻ rằng: “ Người trẻ tuổi hiện nay làm việc văn phòng, ngồi lâu ít vận động nên khiến cho khí huyết không được lưu thông, các kinh lạc bị trở trệ gây chứng thống. Thêm nữa, thời tiết nắng nóng như thế này sẽ khiến nhiều bật điều hòa, đây cũng là cũng một yếu tố mà gây ra phong hàn. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc của bệnh nhân”.

Dưới đây là ca bệnh về bệnh nhân trẻ tuổi điều trị tại Phòng khám Tuệ Y Đường chữa chứng cứng gáy không quay được. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về ca bệnh này nhé!

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi cổ vai gáy

Chữa đau mỏi cổ vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt tại Tuệ Y Đường

1. CHIA SẺ VỀ CA BỆNH CỨNG GÁY

Bệnh nhân là Nguyên Duy Phong sinh năm 1997. Bệnh nhân là dân văn phòng, làm việc liên tục với máy tính và ngồi phòng điều hòa thường xuyên.

– Bệnh nhân khai bệnh rằng:

Bệnh nhân bị đau cứng vùng cổ gáy trái, hoạt động khó khăn đã gần 1 ngày nay.

– Bệnh sử bệnh nhân cứng gáy

Đêm qua do nằm không cẩn thận, điều hòa bệnh nhân cũng để thấp chỉ có 23 độ nên sáng nay ngủ dậy bắt đầu có cảm giác cứng, đau mỏi vùng vai gáy bên trái, đau lan dọc theo vùng chi trên vai lưng cùng bên, không cúi ngửa được, cũng không thể vậy mới tới khám.

BS.CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám cho bệnh nhân

Khi quay đầu phía đau sang phải, chung quanh huyệt Thiên Trụ bên trái xuất hiện phản ứng đau rõ rệt, ấn đau, quan sát bên ngoài chưa phát hiện điều gì bất thường, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch huyền tế.

Châm cứu kết hợp cứu ngải cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Châm cứu kết hợp cứu ngải cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

– Bác sĩ chẩn đoán

Đau vai gáy cấp do phong hàn (chứng thuộc kinh khí bất lợi, kinh cân bị tổn thương).

– Nguyên tắc trị bệnh cứng gáy

Sơ điều kinh khí, hoạt lạc giảm đau.

– Phương huyệt chữa cứng gáy

Phương huyệt mà BS. CKI Nguyễn Nhật Minh châm cho bệnh nhân gồm có: Hậu Khê, Thúc cốt.

– Thao tác chữa cứng gáy

Trước châm Hậu Khê, sau châm Thúc Cốt, tiến hành phép đồng bộ hành châm.

Hậu Khê sau khi hành châm 3 phút, cảm giác đau đớn khi qua phải giảm bớt, duy ngửa cổ vẫn khó khăn như cũ, kế châm Thúc Cốt, đau quay đầu đớn dễ chịu ngay, lưu kim 30 phút, cứ 10 phút hành châm một lần, sau khi rút qua kim ra, tự nói: “Bệnh bớt hơn hai phần ba”. Ngày hôm sau châm thêm một lần, hết đau khỏi bệnh, hoạt động bình thường.

Bệnh nhân bảo:

>>> HOTLINE TƯ VẤN KHÁCH HÀNG CƠ XƯƠNG KHỚP: 0789.501.555

Vị trí huyệt hậu khê trong điều trị cứng gáy vô cùng hiệu quả
Vị trí huyệt hậu khê trong điều trị cứng gáy vô cùng hiệu quả.

Thế mới thấy châm cứu vi diệu như thế nào, xử lý chỉ với 2 cây kim, châm trong vòng 2 buổi đã khỏi hẳn hoàn toàn.

Bệnh nhân kể lại: “Về nhà kể lại cho mọi người, mọi người để kinh ngạc không tin khỏi nhanh đến thế, nhiều người còn đùa rằng không biết bác sĩ có chơi ngải gì không. Mới điều trị 1 buổi thì đã thấy nhẹ nhàng hẳn, đã khỏi gần hết, qua tới buổi thứ 2 thì tình trạng đau cổ gáy đã biến mất.” – Bệnh nhân hớn hở chia sẻ.

Nắm được lý luận rõ ràng, kinh nghiệm điều trị nhiều trong quá trình điều trị của các bác sĩ tại Phòng khám Tuệ Y Đường đã giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh.

>>>> Chữa trị Tại Tuệ Y Đường không chỉ hiệu quả mà chi phí thì rất hợp lý

2. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐAU CỨNG GÁY

Cùng tìm hiểu các cách chữa cứng gáy sau đây và thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ để có một sức khỏe tốt nhé!

  • Để phòng đau cổ,cứng gáy, cứng vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt… đều phải đúng tư thế.
  • Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
  • Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
  • Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ, cứng gáy
  • Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm.
  • Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.
  • Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc vì cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi.
  • Thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
  • Khi bị đau vai, cứng gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày.
  • Bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; Tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.
Sử dụng gối cao đầu khi ngủ có thể gây đau vai gáy
Sử dụng gối cao đầu khi ngủ có thể gây đau vai gáy.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; Tránh căng thẳng.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống  thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của cứng gáy.

Tuy nhiên, biết rõ nguyên nhân cũng như tìm hiểu được các biện pháp tránh đau mỏi cổ vai gáy, cứng gáy nhưng không phải ai cũng thực hiện được.

Có nhiều người do thói quen sống cẩu thả, không chịu kiêng khem, vận động nên đã vô tình khiến bệnh tình trở nên dai dằng và nặng nề hơn.

Thói quen cần được duy trì đều đặn mỗi ngày khiến cho bạn có một sức khỏe tốt. Việc tập luyện thể dục thể thao cũng như việc duy trì xoa bóp bấm huyệt đều đặn sẽ giúp cho bạn có một sức khỏe tốt, từ đó giúp cho cuộc sống của bạn tốt lên.

Tại Phòng khám Tuệ Y Đường, chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị của các bạn. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và tận tình là chìa khóa để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Được tham vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Nhật Minh

Người viết bài: BS. Nguyễn Văn Đông

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *