XÉT NGHIỆM PAP TEST– SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Xét nghiệm PAP test là một trong những phương pháp tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó điều trị phù hợp những tổn thương này trước khi tiến triển thành ung thư. Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về xét nghiệm này nhé!

Xét nghiệm PAP là gì?

Xét nghiệm PAP sàng lọc ung thư cổ tử cung
                                                        Xét nghiệm PAP sàng lọc ung thư cổ tử cung

BS.CKII.Trần Thu Huyền chia sẻ rằng: xét nghiệm PAP (tên gọi đầy đủ là Papanicolaou) hay còn gọi là phết PAP , phết tế bào cổ tử cung. Đây là xét nghiệm được dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm này được Georgios Nikolaou PAPanikolaou – bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp tìm ra. Vì thế, tên gọi của xét nghiệm này được lấy theo tên ông, đến nay vẫn được sử dụng hiệu quả trong y học.

Xét nghiệm này đặc biệt hiệu quả để phát hiện và tìm kiếm những tế bào biến đổi có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP cũng có thể tìm những tế bào biến đổi hình thái do nguyên nhân nhiễm virus HPV (PAPillomavirus) ở người – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Những ai nên làm xét nghiệm PAP? Tần suất như thế nào?

Những ai nên làm xét nghiệm PAP

Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi đến 69 tuổi, đã từng có quan hệ tình dục, kể cả trường hợp đã đi tiêm phòng HPV...  thì đều nên đi làm xét nghiệm PAP đều đặn.

+ Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: theo bác sỹ chuyên khoa II Trần Thu Huyền khuyên rằng thời điểm thích hợp nhất để bạn tiến hành làm xét nghiệm PAP lần đầu khi bạn 21 tuổi với tần suất từ 2 – 3 năm thì làm xét nghiệm lại một lần. Bạn cũng nên thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm.

+ Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên: nên làm xét nghiệm PAP cùng với xét nghiệm tìm virus HPV ( một loại virus thường lây truyền qua đường tình dục) để sàng lọc nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ trong độ tuổi này thường được khuyến cáo làm xét nghiệm PAP 3 – 5 năm/ lần và khám phụ khoa định kỳ hàng năm.

+ Có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư

+ Khi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở cổ tử cung.

+ Khi có yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung như: xuất huyết âm đạo bất thường…

+ Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, nên tầm soát Pap cho người nhiễm HIV mỗi 6 tháng / lần. Nếu kết quả bình thường sau 2 lần thử liên tiếp, Pap sẽ được kiểm tra mỗi 1 năm / lần

+ Những bệnh nhân đã qua phẫu thuật cắt tử cung:

Nếu cắt tử cung toàn phần (cắt cả thân và cổ tử cung): sau mổ trong vòng 6 tháng, kiểm tra bằng phết tế bào ở mỏm cắt âm đạo.

Sau đó không cần làm Pap nếu lý do trước phẫu thuật không phải là ung thư. Nếu lý do mổ vì ung thư, cần kiểm tra Pap mỗi 6 tháng.

Nếu cắt tử cung bán phần (chỉ cắt thân tử cung): vẫn tiếp tục tầm soát Pap theo lịch.

+ Kiểm tra định kỳ cho tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Đây là một xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Không giới hạn về tuổi, ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư bằng Pap.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Trước khi xét nghiệm PAP cần lưu ý điều gì?

Để kết quả xét nghiệm PAP được chính xác nhất, BS Trần Thu Huyền khuyên bạn những vấn đề cần lưu ý sau:

+ Để tránh rửa trôi các tế bào bất thường, không sử dụng những thứ như bọt tránh thai, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo và không thụt rửa trong 2 đến 3 ngày trước khi thử nghiệm;

+ Thời gian tốt nhất để lên lịch kiểm tra Pap của bạn là ít nhất 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm trong những ngày “đèn đỏ”, nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tránh thời gian có kinh để đạt được kết quả chính xác nhất;

+ Bạn nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm Pap vì bàng quang đầy có thể khiến bạn bị khó chịu trong khi thực hiện xét nghiệm.

+ Trước 2 ngày tiến hành làm xét nghiệm PAP. bạn nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm Pap diễn ra như thế nào?

Quy trình xét nghiệm PAP
                                                                           Quy trình xét nghiệm PAP
  • Trước khi làm xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ thăm hỏi một số vấn đề cơ bản liên quan đến xét nghiệm như:
  • Chu kỳ kinh nguyệt gần nhất là bao lâu? Có bị trễ kinh không?
  • Bạn có nghi ngờ hoặc đang mang thai không?
  • Bạn có sử dụng biện pháp tránh thai nào không?
  • Âm đạo có bị ngứa, ra khí hư bất thường hay bị bệnh phụ khoa không?
  • Trước đó đã qua phẫu thuật hay xét nghiệm Pap chưa?
  • Hướng dẫn khách hàng lên bàn nằm tư thế phụ khoa, bác sĩ sát khuẩn tay sạch,đeo găng tay, sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài, đặt mỏ vịt, cố định mỏ vịt và bộc lộ được toàn bộ cổ tử cung: quan sát và đánh giá tình trạng khí hư, cổ tử cung sau đó lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm.
  • Lấy bệnh phẩm bằng que bẹt: Đặt que vuông góc với cổ tử cung, đầu ngắn đặt ở ngoài cổ tử cung, quay tròn 360 độ để lấy bệnh phẩm vùng chuyển tiếp cổ ngoài, sau đó quay ngược đầu dài đặt vào cổ trong lại quay 360 độ để lấy bệnh phẩm cổ trong.Phết lên lam kính: Đầu ngắn phết 1 nửa, đầu dài phết 1 nửa, yêu cầu phải phết đều theo 1 chiều.Cố định: Bằng xịt dung dịch Sell-Fixx theo tỉ lệ 1-1, để cách lam kính 20-30 cm.
  • Lấy bệnh phẩm bằng chổi: Quay 2-3 vòng quanh cổ tử cung sau đó phết lên lam kính bằng cách xoay còng bàn chải theo chiều dài của lam kính, vừa xoay vừa đè nhẹ, phết lớp thứ hai lên lớp thứ nhất rồi cố định bệnh phẩm.
  • Tháo mỏ vịt nhẹ nhàng, hướng dẫn khách hàng mặc đồ.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Theo dõi sau xét nghiệm

+ Bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường của mình ngay sau khi làm xét nghiệm Pap. Hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi xét nghiệm có thể xảy ra.

Trong trường hợp bạn bị chảy máu quá nhiều, hãy đi khám để phát hiện nguyên nhân và có phương án xử trí kịp thời.

+ Nếu xét nghiệm Pap cho thấy các tế bào bất thường và xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm bổ sung khác.

Xét nghiệm Pap là một công cụ sàng lọc tuyệt vời, nhưng nó không hoàn hảo. Đôi khi kết quả là bình thường ngay cả khi có tế bào cổ tử cung bất thường. Đây được gọi là kết quả xét nghiệm “âm tính giả”.

+ Sàng lọc thường xuyên là rất quan trọng. Hầu hết tất cả các thay đổi cổ tử cung có thể được tìm thấy bằng cách sàng lọc thường xuyên và điều trị trước khi chúng trở thành ung thư.

Vắc xin HPV và những điều bạn cần biết

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả?

2 mẫu tế bào của cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung sẽ được phết Pap rồi đưa đến phòng thí nghiệm phân tích. Cho nên, xét nghiệm này thường mất từ nửa ngày đến 1 ngày mới có kết quả.

Trong trường hợp phát hiện tế bào bất thường và dương tính với virus HPV, bạn sẽ phải làm thêm các xét nghiệm liên quan, thời gian có kết quả sẽ lâu hơn.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi thăm khám và tầm soát PAP
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi thăm khám và xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP hết bao nhiêu tiền?

Bên cạnh lựa chọn nơi làm xét nghiệm thì chi phí cũng là một vấn đề mà nhiều chị em rất quan tâm.

Khi đi làm xét nghiệm Pap, bạn sẽ được khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, soi cổ tử cung, nếu có chỉ định của bác sĩ sẽ làm thêm sinh thiết nếu nghi ngờ bất thường,…

Mỗi trường hợp sẽ có giá khác nhau nên chi phí khi xét nghiệm Pap sẽ giao động trong khoảng 200.000 – 2.000.000 đồng.

Trên đây là bài chia sẻ về xét nghiệm PAP – xét nghiệm giúp sàng lọc bệnh lý ung thư cổ tử cung. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm quan trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *