Virus Henipavirus là mầm bệnh mới nổi, độc lực cao, dễ bùng phát bệnh ở người, tỷ lệ tử vong cao hơn so với Covid-19.Hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và ThsBsCkII.Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về loại virus này nhé.
1. Virus Henipavirus là gì?
- Các nhà khoa học đánh giá sự xuất hiện gần đây của Virus Henipavirus với tư cách là mầm bệnh truyền từ động vật, có khả năng gây bệnh và tử vong là thực trạng đáng lo ngại. Virus Henipavirus được ghi nhận song song với nhiều loại virus khác như virus corona, virus Menangle, virus Marbug và virus Ebola.
- Virus Henipavirus là một chi trong họ Paramyxoviridae, thường cư trú trong cơ thể dơi ăn quả và một số loài dơi nhỏ. Virus có đặc trưng là bộ gene dài, phạm vi ký sinh rộng, được phân loại vào nhóm có mức an toàn sinh học cấp độ 4 – cấp màu đỏ nguy hiểm. Ở mức độ này, mầm bệnh có khả năng lây truyền cao qua giọt bắn, khí dung. Tỷ lệ tử vong trên số người mắc là 40-75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng gọi số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
>>>> Có thể xem thêm bài viết “NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU – PHẢN HỒI TÍCH CỰC SAU ĐIỀU TRỊ”
2. Virus Henipavirus được phát hiện ở đâu ?
- Ít nhất 35 người ở tình Sơn Đông. Hà Nam Trung Quốc đã nhiễm virus thuộc chi Henipavirus, tên là Langya henipavirus hoặc LayV, được các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM), ngày 6/8. Các nhà khoa học hiện chưa có nhiều thông tin về phân nhánh Langya henipavirus, lây nhiễm cho các bệnh nhân ở Trung Quốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, vật chủ ban đầu của virus có thể là chuột chù.
3. Sự lây lan của virus
- Các virus thuộc chi Henipavirus là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các loại bệnh trên động vật ở châu Á, Thái Bình Dương. Các chuyên gia lưu ý cả phân nhánh virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) (thuộc chi này) đều có thể lây nhiễm từ động vật sang người.
- Thông thường, con người lây virus HeV qua ngựa hoặc dịch thể của ngựa. Các cá thể ngựa nhiễm virus sau khi tiếp xúc với nước tiểu của dơi. HeV không truyền từ người sang người hoặc trực tiếp từ dơi sang người. Còn NiV lây truyền qua tiếp xúc với lợn hoặc dơi bị nhiễm bệnh, có thể truyền từ người sang người thông qua giọt bắn hô hấp.Nhiều người nhiễm virus sau khi chăm sóc các thành viên trong gia đình bị bệnh. HeV từng bùng phát trong cộng đồng tại miền bắc Australia và Đông Nam Á. Đợt lây nhiễm được báo cáo năm 1999 ở Malaysia và Singapore khiến nhiều người tử vong. Ấn Độ cũng ghi nhận làn sóng virus Nipah gần như hàng năm.
Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng gọi số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
>>> Có thể xem thêm bài viết “8 loại nước ép rau củ quả thanh nhiệt cơ thể”
4. Virus Henipavirus gây ra triệu chứng gì?
- Trong khi đó, thời gian ủ bệnh sau nhiễm Virus Henipavirus là khoảng 5-16 ngày (hiếm khi lên đến hai tháng). Bệnh có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng tiêu biểu bao gồm sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn. 26 trong số 35 trường hợp nhiễm virus ở Trung Quốc cũng có các biểu hiện lâm sàng như sốt, khó chịu, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu và nôn.
- Các triệu chứng này có thể tiến triển thành viêm não nặng, tình trạng lú lẫn, phản xạ bất thường, co giật và hôn mê. Viêm não tái phát hoặc khởi phát muộn, xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau giai đoạn mắc bệnh cấp tính. Một số người cũng gặp triệu chứng hô hấp. Hình ảnh hiển vi điện tử của virus HeV thuộc chi Henipavirus. Các chuyên gia chẩn đoán Virus Henipavirus bằng xét nghiệm ELISA và RT-PCR. ELISA là phương pháp sinh hóa sử dụng chủ yếu trong miễn dịch học để phát hiện sự hiện diện của một kháng thể hoặc kháng nguyên trong một mẫu. Xét nghiệm RT-PCR đã được dùng nhiều trong đợt dịch Covid-19.
5. Vậy đã có phương pháp điều trị căn bệnh này hay chưa?
- Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho các trường hợp nhiễm Henipavirus. Bác sĩ thường chỉ chăm sóc hỗ trợ nhằm kiểm soát các triệu chứng và biến chứng. Các nhà khoa học đang thử nghiệm thuốc Ribavirin nhằm điều trị bệnh từ Henipavirus. Thuốc cho thấy hiệu quả trong phòng thí nghiệm, nhưng chưa hữu ích về mặt lâm sàng. Tại Australia, một số chuyên gia đề xuất sử dụng liệu pháp kháng thể đơn dòng cho người nhiễm virus.
- Thế giới cũng chưa có loại vaccine hiệu quả ngăn ngừa Henipavirus. Để phòng tránh lây nhiễm, các nhà khoa học đề xuất cộng đồng, du khách hạn chế tiếp xúc với ngựa, lợn, dơi bị bệnh hoặc chất bài tiết của chúng. Người dân không nên tiêu thụ nhựa cây chà là thô hoặc các sản phẩm làm từ nhựa cây thô. Theo các nhà khoa học, các mầm bệnh mới nổi xuất hiện là do sự xâm phạm của con người vào lãnh thổ của loài dơi hoặc quá trình di cư của dơi sau khi mất nguồn thức ăn và môi trường sống.
Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng gọi số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
>>>> Có thể xem thêm bài viết “6 loại rau giải độc, thanh nhiệt mùa hè”
6. Đã có vacxin phòng ngừa loại virus này chưa?
- Hiện chưa có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị cho Virus Henipavirus và phương pháp điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các biến chứng. Giáo sư Wang Linfa của Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, người không tham gia nghiên cứu, cho biết, các trường hợp nhiễm virus Langya cho đến nay không nghiêm trọng hoặc tử vong, do đó không cần phải sợ hãi. Mặc dù vậy đây vẫn là điều đáng báo động vì nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên khi chúng lây nhiễm sang người có thể gây hậu quả không thể đoán trước.
- Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy sự phân nhóm đáng kể theo không gian hoặc thời gian của Virus Henipavirus, có nghĩa là việc lây truyền virus từ người sang người vẫn chưa được chứng minh, mặc dù các báo cáo trước đây cho thấy virus này có thể lây truyền từ người sang người. “Theo Hoàn Cầu Thời Báo sẽ không phải là căn bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng có tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của con người” – Wang Xinyu, Phó trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, nói. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là phạm vi của loại bệnh này không nên chỉ giới hạn trong các bệnh ở người, mà cần được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn, nhằm cân bằng bền vững và tối ưu hóa sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin nóng hổi nhất về loại virus nguy hiểm mới. Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng gọi số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook : Tuệ Y Đường
- Bs Trần Thị Thu Huyền
- Bác sĩ Đoàn Dung
- Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0789.502.555