VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da. Viêm da tiếp xúc thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây khó chịu cho người bệnh.

Hôm nay Bs Đoàn Dung – Bác sỹ khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ cùng các bạn tìm hiểu VIÊM DA TIẾP XÚC do nguyên nhân gì hay cơ chế và điều trị như thế nào nhé!

1. Viêm da do tiếp xúc côn trùng là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng (viêm da tiếp xúc kích ứng) hoặc dị nguyên (viêm da tiếp xúc dị ứng). Nguyên nhân có thể do côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với nọc độc hay dịch tiết, mủ độc… có trên côn trùng. Các triệu chứng bao gồm ngứa và đôi khi đau rát. Những thay đổi trên da bao gồm ban đỏ, đóng vẩy, sưng da, đôi khi phồng rộp và loét. Vị trí phụ thuộc vào chỗ tiếp xúc.

Bệnh không chỉ gây tổn thương da, viêm da do côn trùng còn gây cho người bệnh nóng rát, sốt, ngứa ngáy, mệt mỏi. Dù không nguy hiểm nhưng những triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tâm lý của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc với côn trùng

Khi tiếp xúc với các loại côn trùng thông thường, da người bệnh chỉ có dấu hiệu sưng đỏ nhẹ và tình trạng này sẽ giảm sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên nếu bệnh nhân tiếp xúc với các loại côn trùng có chứa các thành phần: pederin và axit phosphor trong nọc độc, da có thể bị dị ứng, phát ban, kích thích và nổi mụn nước…

Trong trường hợp tiếp xúc với các dị nguyên bám trên cơ thể côn trùng: phấn hoa, nấm mốc, dịch tiết, mủ nhựa độc… tổn thương da của người bệnh thường kèm theo những triệu chứng khó chịu hơn.

Một số loại côn trùng là nguyên nhân mắc bệnh viêm da tiếp xúc gồm: kiến ba khoang, sâu ban miêu, bướm đuôi vàng, bướm đêm, 

Ở một số trường hợp, côn trùng có thể tiết dịch trên mền gối, quần áo, giày dép, khăn lau… và nhiều vật dụng cá nhân khác mà gây bệnh cho người tiếp xúc.

3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh

– Xuất hiện phản ứng viêm da tại vị trí côn trùng đốt, bị chà xát, tiếp xúc. Lúc đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước hơi phù nề, kích thước nhỏ. Sau vài giờ xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ trên da

– Ở thể nhẹ, người bệnh chỉ thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước nhỏ. Sau 3 – 5 ngày, tổn thương sẽ khô mà không thành phỏng nước và bọng mủ. Nặng hơn, thương tổn trên da rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử…

– Vị trí thương tổn: Có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào tiếp xúc với côn trùng nhưng hay gặp ở các vùng da hở. Khi tổn thương ở mắt có thể có sưng nề, trợt đỏ, chảy nước mắt; Ở các vị trí khác như nách, bẹn, sinh dục… có thể gây sưng đau làm người bệnh hạn chế đi lại.

– Bệnh nhân cảm giác bỏng rát, ngứa. Nếu có hiện tượng bội nhiễm sẽ thấy đau nhức, khó chịu…

– Một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, hoặc bẹn…

Nếu được phát hiện điều trị sớm, bệnh sẽ đỡ nhanh, tổn thương đóng vảy tiết sau khoảng 4 – 6 ngày, khô dần, bong vảy để lại vết da sẫm màu, mất đi dần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể tái phát vài lần. Có thể nhiều người bị bệnh tại cùng thời điểm.

Biểu hiện viêm da tiếp xúc do côn trùng kiến ba khoang đốt
Biểu hiện viêm da tiếp xúc do côn trùng kiến ba khoang đốt

4. Viêm da tiếp xúc côn trùng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng chỉ dẫn đến những thương tổn khu trú tại các khu vực có da tiếp xúc với côn trùng. Nên bệnh thường có mức độ nhẹ, diễn biến không phức tạp và dễ điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp tổn thương nặng, bệnh thường kéo dài từ 1 – 3 tuần. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra các biến chứng:

– Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Nếu không vệ sinh da đúng cách, thường xuyên chà xát, gãi lên da rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

– Ảnh hưởng đến làn da và ngoại hình: Viêm da tiếp xúc côn trùng thường để lại thâm sẹo sau khi điều trị có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, nhất là khi tổn thương da ở vùng da mặt, cổ và tay.

Dễ nhầm viêm da tiếp xúc do côn trùng với các bệnh ngoài da khác

Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể gây thành dịch đặc biệt vào tháng 7-10 hàng năm. Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau với tổn thương thành dải đỏ, phù có trường hợp có mụn nước mụn mủ vị trí vùng hở là chủ yếu. Bệnh dễ bị nhầm là herpes, zona, giời leo.

Chính vì sự nhầm lẫn này nên nhiều người đã có cách xử trí sai khi tự mua thuốc acyclovir để điều trị. Điều này khiến tổn thương lan rộng hơn.

Một số người còn chủ động bắt kiến ba khoang với hy vọng chữa được bệnh nấm da, hạt cơm… “Cách làm này rất nguy hiểm, có thể khiến cho độc tố của kiến ba khoang phát tán, gây sốt, nhiễm trùng ở da… Do đó, điều tối kỵ là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. 

Mời bạn đọc tham khảo: THỜI TIẾT THAY ĐỔI: GIẢI PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VỀ DA

5. Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

  • Tránh các dị nguyên gây bệnh

  • Chăm sóc hỗ trợ (ví dụ, chườm lạnh, băng gạc, thuốc chống histamines)

  • Corticosteroid (thường gặp nhất là dạng tại chỗ nhưng đôi khi cả dạng uống)

Viêm da tiếp xúc được ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng da hoặc chất gây dị ứng; bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc nhạy cảm ánh sáng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Điều trị tại chỗ bao gồm chườm mát (nước muối sinh lý hoặc dung dịch Burow) và corticosteroid. Bệnh nhân có ACD nhẹ đến trung bình được dùng corticosteroid tại chỗ có hiệu lực từ trung bình đến cao (ví dụ, triamcinolone 0,1% thuốc mỡ hoặc kem betamethasone valerate 0,1%).

Trường hợp bệnh có bọng nước, mụn nước, bệnh lan tỏa điều trị bằng Corticosteroid uống (ví dụ, prednisone 60 mg một lần/ngày trong 7 đến 14 ngày).

Thuốc kháng histamine toàn thân (ví dụ, hydroxyzine, diphenhydramine) giúp giảm ngứa; thuốc kháng histamine có hiệu lực kháng cholinergic thấp, ví dụ các thuốc chẹn H1 ít gây an thần, không hiệu quả.

Băng ướt tới khô có thể làm dịu các bọng nước rỉ dịch, làm khô da và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu, phụ khoa hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.  Nhấn gọi TẠI ĐÂY

Sử dụng thuốc Corticosteroid trong điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng
Sử dụng thuốc Corticosteroid trong điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

6. Nên làm gì khi bị viêm da do tiếp xúc côn trùng

Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cần chú ý nhằm giảm nhẹ triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục da do tiếp xúc với côn trùng:

– Làm sạch da thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh bệnh lan tỏa rộng và bội nhiễm.

– Không gãi lên vùng da bị tổn thương vì có thể sẽ gây vỡ mụn nước khiến da chảy dịch, mưng mủ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Khi trên da xuất hiện những nốt mụn nước lớn, cần đến cơ sở y tế để được xử trí và sát trùng đúng cách.

– Nên mặc quần áo rộng rãi có chất liệu mềm để giảm ma sát lên vùng da bị viêm.

– Hạn chế làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước và ăn uống điều độ… để nâng cao thể chất, tăng cường hệ miễn dịch.

7. Phòng ngừa viêm da do tiếp xúc côn trùng

Cần áp dụng giải pháp phòng ngừa:

– Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, đặc biệt là vào những ngày thời tiết mưa nhiều hoặc nóng ẩm thất thường để tiêu diệt côn trùng, loại bỏ nấm mốc. Dọn dẹp, phát quang kỹ những nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm; phun thuốc diệt côn trùng.

– Không phơi quần áo vào ban đêm vì côn trùng dễ bám vào quần áo và để lại dịch tiết làm tăng nguy cơ tổn thương da; Cần giũ quần áo trước khi cất và sử dụng.

– Cần sử dụng găng tay và mang ủng khi làm vườn.

– Vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mủ nhựa thực vật và côn trùng.

– Cần mắc màn khi ngủ.

– Buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc lắp lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa bão, chuyển mùa.

Ngủ cần mắc màn để phòng côn trùng đốt
Ngủ cần mắc màn để phòng côn trùng đốt

Cảm ơn các bạn đã đón đọc, bài viết được tổng hợp bởi bác sĩ Đoàn Dung 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *