VỊ THUỐC QUANH TA ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA

Thuốc nam điều trị bệnh ngoài da, đạt hiệu quả cao, nhanh chóng, đọc bài viết này và áp dụng ngay nhé! Đất nước Việt Nam ta hơn 4 nghìn năm văn hiến từ thời khai thiên lập quốc cho đến nay, thì nền y học cổ truyền Việt Nam cũng đã có quá trình phát triển theo chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam ta. Đại danh Y Tuệ Tĩnh có câu: ‘Nam dược trị nam nhân’. Tức dùng thuốc Nam điều trị cho người Việt Nam. Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y đường và  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền đường tìm hiểu bài viết sau nhé!

da liễu, thuốc da,

 

Hầu như trong cuộc đời mỗi người sẽ mắc ít nhất một lần các bệnh về da liễu. Do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan như khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, môi trường ô nhiễm, trong gia đình nuôi động vật mang nguồn bệnh, côn trùng cắn… là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, kí sinh trùng phát triển lây bệnh cho con người.

Hoặc do nguyên nhân chủ quan như tuổi còn nhỏ sức đề kháng yếu, thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh,… là yếu tố để hình thành bệnh da liễu.

Thay vì tìm mua những thuốc dược phẩm tự điều trị tại nhà, Phòng khám Tuệ Y đường, BS Đoàn Dung BS CKII Trần Thị Thu Huyền gửi đến bạn đọc thông tin về những vị thuốc nam quen thuộc, dễ kiếm, dễ sử dụng ngay tại nhà luôn nhé!

1. Bồ công anh Việt Nam chữa bệnh ngoài da

Bồ công anh
Bồ công anh

Bồ công anh có tên khoa học Lactuca indica L., thuốc họ Cúc Asteraceae.

1.1 Nhận biết vị thuốc

  • Bồ công anh là cây nhỏ, cao 0,6-1m. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng: lá phía dưới dài 30 cm, rộng 5-6cm. Gần như không cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to nhỏ, lá phía trên ngắn hơn, không chia thùy, mép có răng cưa thưa.
  • Bấm lá và thân có dịch chảy ra màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Cụm hoa màu vàng, có loại tím.
  • Thu hái, chế biến: Có thể trồng bằng mẩu cây gốc, 3-4 tháng có thể thu hoạch. Dùng lá tươi hoặc phơi khô, sấy khô dùng dần.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: TÍA TÔ- PHÁT HÃN GIẢI CƠ, KHAI VỊ ÍCH TỲ

1.2 Công dụng, cách dùng

  • Chữa bệnh ngoài da, bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10-15g, sắc với nước. Uống liên tục trong vòng 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.
  • Ăn uống kém tiêu: Dùng như trị mụn nhọt.
  • Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Dùng lá tươi khoảng 20-40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống.
  • Chữa đau dạ dày: Dùng thuốc thang cùng với vài vị thuốc nam như lá khôi, lá khổ sâm. Sắc đun sôi trong 15 phút.

2. Mù u chữa bệnh ngoài da

Cây mù u
Cây mù u

Mù u tên khoa học là Calophyllum inophyllum L. thuộc họ măng cụt Guttiferae.

2.1 Nhận biết vị thuốc

Mù u là vị thuốc nam cao chừng 10-15m. Lá mọc đối, mỏng, thon dài, phiến lá dài 10-17cm, rộng 5-8cm. Lá thơm, màu trắng, mọc thành chum.

Thu hái, chế biến: Cây trồng 4 năm bắt đầu cho quả. Năm đầu một cây cho khoảng 4kg hạt, những năm sau từ 30-50kg hạt.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: ÍCH MẪU – VỊ THUỐC QUÝ CHO PHỤ NỮ

2.2 Công dụng, cách dùng

Chữa bệnh lý ngoài da, trị mụn nhọt, các vết lở loét, tai có mủ: Dùng nhựa mù u tán thành bột, rắc lên vết thương trên da.

Chữa ghẻ, bệnh ngoài da: Dầu mù u trộn đều với ít vô rồi bôi vào vùng tổn thương do bệnh lý ngoài da.

Chữa viêm dây thần kinh do hủi: Este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả khả quan.

Bệnh thấp khớp: Xoa bóp dầu mù u cải thiện triệu chứng đáng kể.

Năm 1983, tại bệnh viện Chợ rẫy TP. Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Quang Long đã dùng dầu mù u điều trị các vết thương, viêm xương có kết quả tốt.

3. Rau má ngọ chữa bệnh ngoài da

Rau má ngọ
Rau má ngọ

Rau má ngọ có tên khoa học là Polygoum perfoliatum L. thuộc họ rau dăm Polygonaceae.

3.1 Nhận biết vị thuốc

Rau má ngọ là vị thuốc nam sống lâu năm, thân bò hay leo, có nhánh màu tía, có gai quặp xuống. Lá 3 cạnh, hơi hình khiên, nguyên có gai. Quả có 3 rãnh rọc khi chín.

3.2 Công dụng, cách dùng

Bệnh lý ngoài da như mụn nhọt: Giã nát, đắt lên vùng da bị bệnh.

Chữa sốt: Giã nát đắp lên trán.

Uống chữa bệnh lỵ đi ngoài.

4. Chè vằng chữa bệnh ngoài da

Vị thuốc nam chè vằng có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume thuộc họ Nhài Oleaceae. Lưu ý vị thuốc nam chè vằng rất giống lá ngón, khi nhận biết phải hết sức cẩn trọng, lá ngón có độc tính gây ảnh hưởng tính mạng con người.

4.1 Nhận biết thuốc

Vị thuốc nam chè vằng là một cây nhỏ, thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5m và vươn dài tới 15-20mm. Lá mọc đối xứng, hình mũi mác, phía cuống tù hay hoi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 204,5cm, những là phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên thân lá có 3 gân nổi rõ. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm khoảng 7-9 bông, cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô).

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:12 MẶT NẠ THIÊN NHIÊN TỐT CHO DA

4.2 Công dụng, cách dùng

Chữa bệnh lý ngoài da, trị mụn nhọt, ung nhọt đã nung mủ: Mài rễ cây thuốc nam chè vằng với dấm thanh, đắp ngoài da.

Chữa vú sưng theo kinh nhiệm dùng lá chè vằng của Bệnh viện tỉnh Thái Bình: Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50˚c đắp vào nơi áp xe. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy tình trạng bệnh nhẹ hay bệnh nặng.

5. Trầu không chữa bệnh ngoài da

Lá cây trầu không
Lá cây trầu không

Vị thuốc nam trầu có tên khoa học Piper betle L. thuộc họ Hồ tiêu Piperraceae.

5.1 Nhận biết thuốc

Trầu không là loài cây mọc leo, thân ngắn, mọc so le, cuống có bẹ dài 1,5-3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, đối với lá phía gốc: Cuống lá có hình tim, đầu lá nhọn. Hoa mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.

5.2 Công dụng, cách dùng

Chữa bệnh lý mẩn ngứa ngoài da: lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi, để nước nguội rồi rửa vùng da bị tổn thương với thuốc nước. Có thể dùng cho mụn nhọt ở trẻ em.

Rửa những vết da loét, viêm mạch bạch huyết: Dùng như điều trị bệnh mẩn ngứa ngoài da.

Đắp vú để cho sữa không ra nữa: Dùng lá trầu không đắp lên vú để sữa không về.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY CHO MẸ BẦU SAU SINH

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tối ưu trong việc chẩn đoán bệnh và điều trị khi có triệu chứng về bệnh da liễu mời bạn đọc liên hê Phòng khám Tuệ Y Đường để được tư vấn ngay tức thì.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề về bệnh …….Bạn có thể gặp các triệu chứng ngoài da khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *