U nang buồng trứng, chẩn đoán và điều trị

U nang buồng trứng chiếm tỉ lệ khoảng 80% các khối u buồng trứng, một tỷ lệ nhỏ bệnh có thể đưa đến các biến chứng nguy hiểm. Chỉ có cách phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh mới có thể giúp bệnh nhân chữa khỏi một cách an toàn và tiết kiệm nhất. Hãy cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

1. U nang buồng trứng là gì

U nang buồng trứng
U nang buồng trứng

Bác sĩ Trần Thu Huyền chia sẻ U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất ở cơ quan sinh dục nữ, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa.

U nang buồng trứng là những nang hình thành ở buồng trứng, có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa chất dịch. U nang gặp ở mọi lứa tuổi.

Có 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến u nang buồng trứng đã được công nhận. Đó là:

– Do các nang trứng phát triển không đầy đủ, không rụng và không hấp thu được các chất lỏng trong buồng trứng.

– Do mạch máu của các vùng lạc nội mạc tử cung trong buồng chứng vỡ gây chảy máu tạo thành nang.

– Do lượng hocmone Chorionic gonadotropin dư thừa dẫn tới hình thành u nang lutein.

– Do sự tăng tiết quá mức của luteinzing hormone (LH).

– Do thể vàng phát triển dẫn tới dẫn tới các u hoàng thể.

12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp

2. U nang buồng trứng có biểu hiện gì

2.1. U nang buồng trứng có các biểu hiện sau:

– Rối loạn kinh nguyệt.

Biểu hiện đau vùng hố chậu
Biểu hiện đau vùng hố chậu

– Cảm giác khó chịu tại vùng hố chậu.

– Giảm chức năng sinh sản

– Đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng tắc ruột hoặc bí tiểu hoặc các biến chứng như xoắn, vỡ u nang.

– Các khối u buồng trứng cơ năng như u tế bào hạt, hay u vỏ gây dậy thì sớm do tiết ra lượng Oestrogen đủ làm phát triển vú, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng trứng. Do đó ở các em gái dậy thì sớm nếu sờ thấy buồng trứng to lên cần phải xem xét cẩn thận các khối u buồng trứng bất thường.

2.2. U nang buồng trứng và cận lâm sàng

– Siêu âm: siêu âm là phương tiện chẩn đoán chính. Siêu âm qua bụng hoặc tốt hơn là làm siêu âm qua âm đạo.

– Chụp MRI hoặc CT: CT scan chẩn đoán tình trạng lan rộng của u nang. MRI có thể cho ta thấy rõ hơn kết quả của siêu âm.

– Chọc hút tế bào: giúp chẩn đoán u lành và ác tính.

Xét nghiệm huyết thanh CA 125 trong xét nghiệm u nang buồng trứng
Xét nghiệm huyết thanh CA 125 trong xét nghiệm u nang buồng trứng

– Xét nghiêm huyết thanh CA-125: Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên CA-125 có liên quan đến ung thư buồng trứng (CA: Cancer Antigen). Xét nghiệm này dùng trong đánh giá ung thư biểu mô buồng trứng và giúp xác định khối u là lành tính hay ác tính. Tuy nhiên một số trường hợp các thể lành tính như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung cũng cho kết quả dương tính với CA-125. Vì thế xét nghiệm không có giá trị chẩn đoán quyết định ung thư buồng trứng.

– Nồng độ hormon: Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ LH, FSH, estradiol, và testosterone có thể giúp ta phát hiện vấn đề liên quan đến nồng độ các hormone này.

– Thử thai: Điều tri u nang buồng trứng ở một bệnh nhân có thai và không có thai là khác nhau hoàn toàn. Trường hợp thai ngoài tử cung có thể bị bỏ sót vì triệu chứng khá giống với u nang buồng trứng.

– Chọc dò túi cùng Douglas: Phương pháp này để lấy mẫu dịch từ vùng chậu bằng một cây kim đâm xuyên qua thành âm đạo phía sau cổ tử cung.

3. Phân loại và điều trị u nang buồng trứng

Theo BS Trần Thu Huyền Có hai loại u nang buồng trứng: cơ năng và thực thể.

3.1. Nang cơ năng

U nang buồng trứng cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn, thường do sự rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển. Chúng thường tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi tự biến mất.

U nang là những nang nhỏ chứa dịch, có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng hay gặp ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, thường có những đặc điểm chung sau:

– Khối u chỉ hình thành và phát triển trên một buồng trứng.

– Tự teo và hoặc vỡ đi sau một vài vòng kinh liên tục, thường không quá 60 ngày.

– Kích thước của u nang không vượt quá 7 cm.

– Cấu tạo khối u là một lớp dịch nhầy đặc dính, trong và không màu (trừ trường hợp bị xuất huyết).

Lâm sàng khó phát hiện vì kích thước nhỏ, nhưng nếu khối u có kích thước từ 5 – 6 cm trở lên thì có thể sờ thấy, thường gặp ở tuổi mãn kinh, do đó bệnh nhân cần phải được theo dõi cẩn thận. Nang thường biến mất sau vài vòng kinh, nếu nang tồn tại trên 60 ngày với kinh nguyệt bình thường thì phải coi chừng là u thực thể.

3.1.1. Nang noãn

Bình thường trứng phát triển trong một túi gọi là noãn. Túi này ở bên trong buồng trứng. Trong đa số trường hợp, nang noãn này sẽ vỡ ra và giải phóng trứng (rụng trứng). Nhưng nếu noãn không vỡ, dịch bên trong noãn có thể hình thành u nang trong buồng trứng. Kích thước nang thường từ 3-8 cm hoặc lớn hơn.

– Triệu chứng: Không rõ ràng, đôi khi biểu hiện ra máu hoặc xoắn nang hoặc gây ra chu kỳ kinh dài, hoặc ngắn. Khi nang to gây đau vùng tiểu khung, đau khi giao hợp.

– Chẩn đoán phân biệt với: viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, nang hoàng thể, khối u khác.

– Xử trí: Thường nang biến mất tự nhiên trong khoảng 60 ngày, không cần điều trị. Dùng thuốc tránh thai tạo vòng kinh nhân tạo.

Nếu nang tồn tại trên 60 ngày với chu kỳ kinh đều thì phải xem xét có khả năng không phải nang cơ năng. Soi ổ bụng, chọc hút nang dưới hướng dẫn của siêu âm cũng còn là vấn đề đang bàn cãi vì nếu u là thực thể thì tế bào khối u có thể rơi vào khoang bụng làm lan tràn khối u.

3.1.2. Nang hoàng thể

Các túi noãn thường sẽ tự tan sau khi giải phóng trứng. Nhưng nếu các túi này không tan và miệng của chúng mở ra, dịch có thể sẽ phát triển thêm bên trong túi và tích tụ lại gây ra u nang thể vàng. Có hai loại nang hoàng thể: nang tế bào hạt và nang tế bào vỏ.

– Nang hoàng thể tế bào hạt:

Là nang cơ năng, gặp sau phóng noãn, các tế bào hạt trở nên hoàng thể hoá.

Triệu chứng: Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh, dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

– Nang hoàng thể vỏ:

Loại nang này không to, hay gặp ở hai bên buồng trứng, dịch trong nang có màu vàng rơm. Loại nang này thường gặp trong buồng trứng đa nang, chửa trứng, chorio hoặc quá mẫn trong kích thích phóng noãn.

– Xử trí: Nang thường biến mất sau điều trị như nạo trứng, điều trị chorio.

3.1.3. Buồng trứng đa nang (Stein-Leventhal syndrom)

Gặp ở hai bên buồng trứng, gây vô kinh, vô sinh, thiểu kinh, 50% có mọc râu và béo phì. Buồng trứng đa nang  hay gặp ở những trường hợp rối loạn có liên quan đến vùng dưới đồi. Biểu hiện bằng vỏ buồng trứng bị sừng hóa, bề mặt trắng ngà nên gọi là hình con sò, nhiều nang nhỏ nằm dưới lớp vỏ dày.

– Chẩn đoán: Dựa vào khai thác tiền sử, khám thực thể, xét nghiệm LH tăng cao, theo dõi nhiệt độ cơ thể không có phóng noãn. Chẩn đoán xác định qua siêu âm và soi ổ bụng.

– Điều trị: Chlomifen 50-100 mg trong 5-7 ngày kết hợp Pregnyl 5000 đơn vị gây phóng noãn, đôi khi phải cắt góc buồng trứng.

3.2. U nang buồng trứng thực thể

3.2.1. U nang biểu mô buồng trứng

Chiếm 60-80% tất cả các loại u nang gồm: u nang nước, u nang nhày, lạc nội mạc tử cung, u tế bào sáng, u Brenner, u đệm buồng trứng.

– U nang nước:

Vỏ mỏng, cuống dài, chứa dịch màu trong, to, đôi khi choán hết ổ bụng, là khối u lành tính, có thể có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài vỏ nang. Nếu có nhú dễ ác tính.

Triệu chứng: Gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay được phát hiện ở tuổi 20-30. Khám  tiểu khung thấy khối u.

Xử trí: Mổ cắt bỏ nang.

– U nang nhầy:

Chiếm khoảng 10-20% các loại u biểu mô, 85% là lành tính.

Cấu tạo vỏ nang gồm 2 lớp: tổ chức xơ và biểu mô trụ. U nang gồm nhiều thuỳ, bên trong chứa dịch vàng, kích thước to nhất trong các u buồng trứng.

Xử trí: Mổ cắt bỏ u nang.

– U lạc nội mạc tử cung:

Thường phát hiện được qua soi ổ bụng hoặc trong phẫu thuật, 10-25% do tuyến nội mạc tử cung phát triển ra ngoài tử cung, hay gặp ở buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung bị xuất huyết tạo thành nang.

Cấu tạo vỏ nang mỏng, trong, chứa dịch màu chocolate, khối u thường dính, dễ vỡ khi bóc tách.

Chẩn đoán: Biểu hiện các triệu chứng đau hạ vị, đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp. Khám tiểu khung phát hiện khối u.

U lạc nôi mạc tử cung ở buồng trứng là do chảy máu từ các mô nội mạc tử cung lạc chỗ trong buồng trứng tạo thành nang. Một số nhà nghiên cứu tin rằng tế bào buồng trứng bình thường có thể chịu được những thay đổi trong xuất huyết buồng trứng. Tất cả các hình ảnh siêu âm trên (4 trường hợp khác nhau) cho thấy tổn thương lớn hay nhỏ  trong nang buồng trứng. Các nang cho thấy khuếch tán, phản âm kém trên hình ảnh Doppler. Chẩn đoán phân biệt chính trong các trường hợp này là xuất huyết nang dạng sợi  được thấy bên trong u.

Cũng lưu ý rằng nội mạc tử cung đồng nhất về sự phản âm. U lạc nội mạc dạng nang có kích thước khác nhau và gây ra đau đáng kể, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, U lạc nội mạc dạng nang cho thấy sự vắng mặt của chồi sùi hoặc vôi hóa và có thể bị nhầm lẫn với u dạng đặc. MRI có thể hữu ích trong việc chẩn đoán xác định bệnh.

+ Triệu chứng: Thường không có triệu chứng. Phát hiện khi mổ lấy thai hoặc chụp X-quang thấy răng trong khối u.

+ Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp tối ưu. Nếu nang nhỏ nên cắt bỏ phần u, để lại phần buồng trứng lành.

4 Tiến triển và biến chứng u nang buồng trứng

4.1. Các Biến chứng hay gặp u nang buồng trứng

– Xoắn nang: Hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính. Xoắn nang có thể xảy ra khi đang mang thai, hoặc trong khi chuyển dạ. Triệu chứng: đau đột ngột, dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn. Xử trí: Mổ cấp cứu.

Biến chứng xoắn u nang buồng trứng
Biến chứng xoắn u nang buồng trứng

– Vỡ nang: Xảy ra sau khi nang bị xoắn.

– Nhiễm khuẩn nang: Xảy ra khi xoắn nang. Nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các tạng xung quanh. Biểu hiện lâm sàng giống viêm nội mạc tử cung.

– Chèn ép tiểu khung: Khối u chèn ép vào trực tràng, bàng quang. Nang to, tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.

– Chảy máu trong nang: Do một mạch máu trong nang bị vỡ hoặc xoắn nang.

– Có thai kèm u nang buồng trứng: Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm. Có thể gặp bất kỳ loại nang nào, nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay u nang bì, ít khi gặp nang ác tính.

– Các biến chứng khác: U nang thực thể có thể gây vô sinh, đẻ non, sảy thai, khó đẻ và có nguy cơ chuyển thành ung thư.

5. Phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng

– Phẫu thuật nội soi ổ bụng:

Trong phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ rạch da để đưa ống thông vào ổ bụng. Qua đèn soi xác định vị trí u nang buồng trứng và có thể loại bỏ u nang hoặc lấy mẫu cần sinh thiết ra.

Phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng
Phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng

– Mổ mở

Đây là phẫu thuật xâm lấn bằng cách mổ qua thành bụng để loại bỏ u nang buồng trứng.

Bạn đọc nếu có thắc mắc về bệnh lý u nang buồng trứng có thể liên hệ tới Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường nhé!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *