Trị nấm móng nhanh chóng bằng các nguyên liệu vô cùng đơn giản

Nấm móng là bệnh lý  xảy ra ở móng tay, chân gây xuất hiện những đốm màu vàng hoặc màu trắng. Điều trị nấm ở móng không khó song rất dễ gây tái phát, lây nhiễm sang những bộ phận khác hoặc người tiếp xúc gần khác. Do đó, Tuệ Y Đường xin gửi đến bạn đọc phương pháp trị nấm móng nhanh chóng bằng những nguyên liệu vô cùng đơn giản và dễ tìm nhé.

1. Dầu dừa

– Công dụng:
Dầu dừa chứa Axit Caprylic – đây là một trong những axit béo bão hòa có khả năng xâm nhập vào tế bào da ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida và một số các loại nấm khác. Đồng thời dầu dừa còn có tác dụng như một hàng rào bảo vệ da trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
– Cách dùng:
Để điều trị nấm móng tay, bạn chỉ cần thoa một ít dầu dừa vào vùng bị nhiễm bệnh hoặc ngâm nước ấm dầu dừa trong 15 phút mỗi ngày.

2. Dầu hướng dương

– Công dụng:
Theo các nghiên cứu gần đây, dầu hướng dương có thể vô hiệu quá sự phát triển của các sinh vật như nấm, nấm men và vi khuẩn. Đồng thời cho thấy dầu hướng dương có hiệu quả trong điều trị nấm móng hơn so với thuốc kháng nấm thường dùng là ketoconazol (Xolegel).
– Cách dùng:
Để điều trị nấm móng tay bằng dầu hướng dương bạn chỉ cần thoa dầu 2 lần/ngày lên vùng móng cần điều trị.

3. Dầu ôliu

– Công dụng:
Chiết xuất từ lá và quả ôliu có chứa oleuropein được cho là có khả năng chống nấm, chống vi trùng và tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.
– Cách dùng:
Thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương, kết hợp với uống 2 viên nang dầu ôliu mỗi ngày. Trong quá trình điều trị bạn nên uống nhiều nước sẽ có kết quả tốt hơn.

4.Tinh dầu trà

– Công dụng:
Đây là một phương pháp khử trùng, diệt nấm được dùng nhiều trong điều trị các bệnh viêm nhiễm trong đó có nấm móng.
– Cách thực hiện:
Bước 1: Làm sạch vùng móng cần điều trị sau đó dùng tinh dầu trà bôi trực tiếp vào móng để trong khoảng 10 phút.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng mềm nhẹ nhàng chà cọ lấy đi tế bào chết và rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện hàng ngày và duy trì điều trị thêm khoảng 2-3 tuần sau khi các biểu hiện nấm hết hẳn để tránh tái phát.

5. Giấm táo

– Công dụng:
Giấm táo có chứa các tinh chất kháng nấm, kháng khuẩn vì thế đây là nguyên liệu chống lại vi khuẩn, nấm đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Cách dùng:
Đổ giấm táo trực tiếp vào móng bị nhiễm bệnh, để khô hoàn toàn, thực hiện ít nhất 2 lần một ngày. Hoặc ngâm chân bằng giấm táo pha loãng trong 30 phút mỗi ngày.

6. Tinh dầu oải hương

– Công dụng:
Dầu oải hương có tính kháng nấm, chống viêm và là một chất khử trùng tự nhiên giúp làm tăng tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch. Vì thế, dùng tinh dầu oải hương trị nấm móng là lựa chọn số 1.
– Cách dùng:
Người bệnh thoa trực tiếp lên vùng móng bị nhiễm nấm mỗi đêm hoặc ngâm móng trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị ít nhất là 3 tuần.

7. Bột ngô

– Công dụng:
Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy bột ngô có chứa tinh chất tự nhiên có thể tiêu diệt được nấm Candida – một trong những loại nấm có thể tấn công móng tay, chân của con người.
– Cách dùng:
Lấy một lượng vừa phải bộ ngô, trộn cùng một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vùng da bị nhiễm nấm mỗi tuần một lần.

8. Tỏi

– Công dụng:
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có khả năng chống nấm và kháng khuẩn, vì thế, đây là nguyên liệu không thể không nhắc đến để điều trị nấm móng.
– Cách dùng:
Băm nhỏ tỏi trộn cùng bột đinh hương rồi bôi lên vùng móng bị tổn thương khoảng 30 phút mỗi ngày. Để có kết quả tốt hơn bạn nên kết hợp với ăn tỏi sống hoặc uống viên nang tỏi mỗi ngày để điều trị từ trong ra ngoài.

9. Giấm

– Công dụng:
Giấm là một dạng axit axetic pha loãng không gây hại và đây là một nguyên liệu lý tưởng cho người bị nấm móng.
– Cách thực hiện:
Ngâm vùng móng bị nấm trong giấm trong 10-15 phút mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng giảm đi rõ rệt. Và sau 2-3 tuần điều trị bạn sẽ thấy rõ sự cải thiện.
Trên đây là một số nguyên liệu đơn giản, vô cùng dễ tìm nhưng lại có những tác dụng tích cực trong điều trị nấm móng. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có những tác dụng nhất định với tình trạng nấm móng ở giai đoạn nhẹ, để điều trị triệt để bạn vẫn nên đến những cơ sở y tế có chuyên môn nhé.
Tuệ Y Đường chúc bạn đọc sức khỏe!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *