TRÀN DỊCH KHỚP GỐI CÓ NGUY HIỂM K?

 Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối, một bệnh lý tương đối phổ biến ở lứa tuổi trung niên Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.  Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc vận động, đồng thời có nguy cơ khiến các khớp bị phá hủy nếu không được quan tâm và chữa trị sớm.

Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả? Hãy dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây  của Tuệ Y Đường để có được những thông tin hữu ích nhé!

Hình 1: Hình ảnh tràn dịch khớp gối
Hình 1: Hình ảnh tràn dịch khớp gối

1. Khái niệm ?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu tràn dịch khớp là gì? Bình thường trong các ổ khớp nói chung, luôn có một lượng nhỏ chất dịch có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho các khớp chuyển động dễ dàng và trơn tru hơn. Khi lượng chất dịch này tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa và tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp thì được gọi là tràn dịch khớp.

Tình trạng tràn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, tuy nhiên khớp gối là nơi thường gặp nhất. Khớp gối bị tràn dịch sẽ sưng phù, gây đau nhức, khó khăn trong việc đi lại và vận động. Nghiêm trọng hơn, nếu để tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối có thể bị hỏng hoàn toàn và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.

Việc phát hiện và điều trị tràn dịch khớp gối được diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Chính vì thế, bạn nên thăm khám ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở khớp gối.

2. Nguyên nhân

Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng Khoa Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường: tràn dịch khớp thường là kết quả từ chấn thương, vận động quá mức hoặc thậm chí có thể là biến chứng của một bệnh lý khác. Các nguyên nhân phổ biến là:

Chấn thương khớpNhững   chấn thương hay gặp do tham gia thể thao hoặc do tai nạn như gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng khớp gối, bong gân.Vận động quá mứcCác đối tượng có hoạt động nặng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại (do tính chất nghề nghiệp, các hoạt động thể thao,…) đều có nguy cơ cao bị tràn dịch ở khớp gối. Lý do là khi gối chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó rất dễ sản sinh thêm dịch khớp.

Nhiễm khuẩn khớp

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới phẫu thuật khớp gần đây,… có thể bị tràn dịch do nhiễm khuẩn.

Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo thêm sức nặng lên đầu gối, khiến khớp gối bị mài mòn. Khi đó, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi chúng ta di chuyển và hoạt động.

Các bệnh về khớp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp bao gồm: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout

3. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân tích tụ chất dịch dư thừa trong khớp gối.

Nếu nó là do viêm xương khớp, đau xảy ra khi mang trọng lượng. Cơn đau này thường giảm đi khi nghỉ ngơi và thư giãn.Đầu gối bị tràn dịch có thể xuất hiện lớn hơn đầu gối kia. Bọng dịch quanh các phần xương của đầu gối xuất hiện nổi bật khi so sánh với đầu gối lành.Khi khớp gối có chứa chất dịch dư thừa, nó có thể trở nên khó bị uốn cong hoặc làm thẳng đầu gối.Nếu tràn dịch đầu gối là do chấn thương, có thể có vết thâm tím ở phía trước, hai bên hoặc phía sau đầu gối. Trọng lượng mang trên khớp gối có thể là không thể và đau không chịu nổi.

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người. Nhìn chung, ở giai đoạn đầu khi mới tràn dịch khớp gối nhẹ thì các triệu chứng tương đối giống nhau và khá dễ nhận biết bằng mắt thường cũng như qua cảm nhận của người bệnh.Đa số bệnh nhân đều sẽ có một trong các biểu hiện trên. Tuy nhiên, đặc điểm và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng còn bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây tràn dịch.

4. Điều trị

Hầu hết việc điều trị được quyết định dựa trên nguyên nhân gây bệnh, do đó để điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả thì cần xác định rõ nguyên nhân. Người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp, có thể là một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau đây:

Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, đang ở giai đoạn đầu tiên thì điều trị nội khoa được ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm,… để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.

Khi cơn đau tăng lên, các thuốc chống viêm corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, corticoid có một số tác dụng phụ nên phải được kê đơn và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, kháng sinh cũng được chỉ định trong các trường hợp có nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

Điều trị ngoại khoa

Nếu tình trạng tràn dịch nặng hơn và không đạt kết quả sau khi dùng thuốc, cần phải điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:

  • Chọc hút dịch khớp: phương pháp này được sử dụng để làm giảm áp lực bên trong khớp nếu tình trạng sưng phù đặc biệt nghiêm trọng. Sau đó có thể kết hợp tiêm corticoid để nhanh chóng giảm viêm.
  • Nội soi khớp: có giá trị chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp và có thể kết hợp để khắc phục các tổn thương sụn chêm, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.
  • Phẫu thuật khớp: trường hợp bệnh tiến triển và không đáp ứng các biện pháp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý các tổn thương hoặc nặng hơn là thay khớp.

Vật lý trị liệu

Đây là một trong những cách thức điều trị cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối bị hạn chế vận động lâu ngày. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập và hoạt động thể dục đúng cách, mục đích là tăng cường hệ cơ, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động vùng khớp gối.

Dù là phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc can thiệp bằng bất kỳ biện pháp nào để tránh các biến chứng không mong muốn.

Châm cứu- Xoa bóp bấm huyệt điều trị 

Hình 2: Thủ thuật châm cứu

+ Đối với trường hợp nhẹ:

  • Gập đầu gối
  • Lấy ngón giữa ấn vào vùng lõm dưới xương bánh chè.
  • Hít thở đều đặn, đồng thời ấn mạnh tay vào vùng lõm xương bánh chè từ 6 – 10 giây, tùy vào sức bền của người bệnh và lặp lại 3 lần.

+ Đối với trường hợp nặng:

  • Ngồi trên thảm yoga hoặc giường, duỗi thẳng 2 chân, tay ôm lấy khớp gối, thực hiện từ 15 – 20 lần.
  • Ngồi trên thảm yoga hoặc giường, duỗi thẳng 2 chân, tay úp lên 2 xương bánh chè, day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần, rồi đổi chiều day lại 20 lần tiếp.
  • Ngồi 2 chân vuông góc với đùi, 2 ngón tay đặt trước gối, rồi miết về phía sau gối.
  • Ngồi trên giường, bắp chân vuông góc với đùi, 2 ôm lấy vùng gối bị tràn dịch vào co duỗi nhẹ nhàng tầm 20 lần.
  • Lấy 2 ngón cái ấn mạnh vào các huyệt Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Ủy trung, Thừa sơn… mỗi huyệt tuần 45 – 60 giây/lần.

Thuốc đông y điều trị tràn dịch khớp gối:

Bài 1 : Tang ký sinh, địa hoàng mỗi vị 20g, nhân sâm, đỗ trọng, phục linh, ngưu tất, độc hoạt, phòng phong, thược dược, đương quy, xuyên khung, tần giao mỗi loại 12g. Quế tâm, tế tân, chích thảo mỗi loại 4g.

Cách thực hiện như sau: Cho thang thuốc trên vào nồi đất rồi sắc chung với 5 chén nước đến khi chỉ còn 1 chén. Sau đó tiếp tục cho thêm 5 chén nước và sắc thêm 1 chén thuốc nữa. Người bệnh chia phần thuốc sắc được làm 2 phần, uống ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút. Nên uống thuốc khi còn ấm.

Ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối, bài thuốc này còn có tác dụng ích can thận, tiêu độc, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ khí huyết…

Bài 2 : Hồng hoa, đào nhân mỗi vị 12g, 8g thục địa, 3g ngưu tất. Cao quy bản, câu kỉ tử, xương khung, sơn thù, xích thược, thổ ty tử và cao lộc hương mỗi loại 4g.

Cách thực hiện như sau: Cho tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi thêm mật ong vào vo viên.

5. Biến chứng

Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biến chứng của nó có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Ở mức độ nhẹ, tràn dịch khớp gối làm hạn chế vận động khớp. Ở mức độ nặng và kéo dài, bệnh có thể gây ra: xơ cứng khớp, dính khớp, thậm chí phá hủy khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng. Cuối cùng, bại liệt, tàn phế là biến chứng nặng nề nhất mà không ai mong muốn gặp phải.

Nếu không được điều trị, theo thời gian khớp sẽ càng sưng to khiến bệnh nhân đau nhức và khó chịu. Đồng thời, tình trạng dính khớp, khớp xương bị tê cứng còn làm hạn chế khả năng cử động, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.

Bài viết mang tính chất tham khảo, để có thể khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh chóng cũng như hạn chế tối đa các biến chứng Tuệ Y Đường có lời khuyên đến người bệnh nên  đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng tràn dịch khớp gối.

Chúc quý bạn đọc sức khỏe!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *