Trần bì còn có những tên gọi khác như Quất bì, Quảng trần bì, Tần hội bì thuộc họ Cam (Rutaceae), là phần vỏ của quả chín vàng đã qua khâu chế biến.
Vị thuốc từ vỏ quýt này tưởng chừng như vô thưởng vô phạt nhưng thực chất nó có rất nhiều công dụng trong việc chữa một số bệnh lý được Y học cổ truyền ứng dụng như: chữa tiêu chảy, ho có đờm, rối loạn hệ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, trướng bụng,…
Ngày hôm nay Phòng khám Tuệ Y Đường chúng tôi mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu kĩ hơn về vị thuốc này nhé!
Đặc điểm sinh thái của Trần bì
+ Mô tả:
Theo BS Thu Huyền chia sẻ, Trần bì là bộ phận vỏ của cây quýt chín vàng đã qua khâu bào chế. Cây quýt là loại cây nhỏ, thân cây dựng đứng, cành có các gai nhọn. Lá cay quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những kẽ lá. Qủa màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sù, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.
+ Phân bố:
KINH GIỚI- món quà từ thiên nhiên trao tặng
Thành phần hóa học của Trần bì
Trong Trần bì có chứa các thành phần như:
- Tinh dầu
- Vitamin B1 và C
- Anpha-humulenol axetat
- Beta – sesqui – phellandrene
- Caroten
- Copaneme
- Cryptoxanthin
- Các yếu tố
- Iopropenyl-toluen
- Hesperidin
- Limolene
Đặc điểm chung của Trần bì theo Y học cổ truyền
Tính vị: Vị tân, khổ, tính ôn, không độc
Quy kinh: Tỳ, vị, phế
Công năng: Lý khí, Kiện tỳ, Táo thấp, Tiêu đàm.
Đặc tính:
Là phần vỏ chín, phơi khô của một số cây họ Cam. Hoa nở vào mùa hè, quả thành vào mùa thu, cho nên nhận được hỏa khí ít mà kim khí thì nhiều. ( Trong ngũ hành, mùa hè thuộc tạng tâm, chủ vị đắng; mùa thu thuộc tạng phế, chủ vị cay). Từ đó ứng khí vị trong Trần bì là vị tân khổ, tính ôn.
Chủ trị:
- Lý khí, kiện tỳ: Chữa các chứng tỳ hư khí trệ như bụng lạnh đau, ăn uống khó tiêu, đầy trướng, ẩu thổ, tiết tả, …
- Điều trung khoái cách. Vị tân năng tán, vị khổ năng tiết nhiệt: Chữa chứng lồng ngực phiền muộn, không thư sướng.
- Đạo trệ tiêu đàm: Hành trệ khí, thông được thủy đình, kiện tỳ thổ, dẫn đến đàm tự tiêu.
- Trần bì, Thanh bì vị đều cay, nhưng Trần bì trị bệnh ở vị trí trên cao( Phế tỳ), Thanh bì trị bệnh tại dưới thấp( Can), đều là diệu dược để trị đàm thực khí ủng.
- Khi dùng nếu để cả dải xơ trắng bên trong thì có tác dụng bổ vị hòa trung, lý tỳ khí; còn bỏ xơ trắng đi thì lại có tác dụng tiêu đàm lợi trệ mà lý phế.
Kiêng kị: Dùng lâu, dùng nhiều sẽ làm tổn lại nguyên khí của cơ thể. Những người âm hư, ho khan, không có đàm thì không nên dùng.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Liều dùng: 4-12g/24h
Bào chế:
- Dùng vỏ quả chín, phơi khô, thái nhỏ, sao lên để dùng.Càng để lâu càng tốt( trần có nghĩa là cũ, là lâu. Để lâu thì tinh dầu có vị cay bay đi bớt, tính mãnh liệt giãm đi, giảm được tính tán khí. Bán hạ cũng cùng 1 nguyên lý như vậy, cho nên cùng dùng trong bài Nhị trần thang để trừ thấp hóa đàm).
- Trị ho đàm thì tẩm đồng tiện phơi khô. Trị đàm tích thì tẩm nước sinh khương sao. Trị hạ tiêu thì tẩm nước muối dùng.
Một số bài thuốc quen thuộc có sử dụng Trần bì:
Chữa chứng tiêu chảy
- Dùng Trần bì, Thương truật, Hậu phác và Cam thảo với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên trộn đều rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 4 – 6 gram cho mỗi lần dùng, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Với các vị thuốc trên có thể sử dụng ở dạng sắc lấy nước dùng.
- Dùng 12 gram Trần bì cùng với 8 gram Sinh khương, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng khi thuốc còn nóng.
Chữa chứng tiêu chảy kèm đau bụng
- Dùng 6 gram Trần bì, 12 gram Bạch truật, Phòng phong và Bạch thược mỗi vị 8 gram. Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi sắc cùng với 5 phần nước còn 2 phần để dùng.
- Hoặc đem một thang thuốc trên sao vàng rối tán thành bột mịn, sử dụng mỗi lần 4 – 6 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.
Chữa ăn uống không tiêu, tạng phủ không điều hòa
- Dùng Trần bì, Chỉ thực (sao vàng) mỗi vị 40 gram cùng với 80 gram Bạch truật. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt đậu xanh. Sử dụng 50 viên cùng với nước cho mỗi lần uống, uống sau khi ăn no.
Chữa ho do cảm hàn, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản:
- Dùng Trần bì, Khương bán hạ mỗi vị 6 gram, 12 gram Bạch linh cùng với 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước, cho hai lát gừng tươi để chống đau bụng.
- Dùng Trần bì, Cát cánh và Tô diệp mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo, sắc để lấy nước uống mỗi ngày.
Chữa viêm phế quản cấp tính:
- Dùng 500 gram Trần bì, 1000 gram Cam thảo cùng với 125 gram Cát cánh. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối).
Chữa nấc cụt sau khi ăn:
- Đem 30 gram Trần bì nướng lên rồi tán nhỏ, hòa một ít bột mịn trên cùng với nước để uống.
Rối loạn kinh nguyệt: Đừng quên 10 vị thuốc Đông y này!
Chữa nứt nẻ da:
- Dùng một ít Trần bì đem tán thành bột mịn rồi cho thêm một ít dầu thực, trộn đều đến khi đạt độ sền sệt. Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị nứt nẻ, khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.
Chữa gan nhiễm mỡ:
- Dùng Trần bì và hoa trà mỗi vị 3 gram cùng với 5 gram Bạch linh. Đem các vật liệu trên đun lấy nước để dùng.
Chữa trĩ chảy máu:
- Dùng Trần bì, Hoa hòe, Trắc bách diệp mỗi vị 4 gram; Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo mỗi vị 6 gram; Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Đương quy. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng trước bữa ăn khoảng 60 phút.
Bài thuốc giúp giải rượu:
- Dùng 30 gram Trần bì, 5 gram Sinh khương cùng với 2 quả Ô mai mơ (bỏ phần hột), đem các vị thuốc trên thái nhỏ rồi nấu cùng với nước, để nước nguội bớt rồi dùng.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️
? Bác sĩ Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555