Tổng quan về bệnh bạch biến

Bạch biến là một căn bệnh tuy lành tính, không lây nhưng lại có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, từ đó gây nên không ít sự phiền toái, tự tin đối với cuộc sống của những người mắc bệnh. Dưới đây là tổng quan về căn bệnh nay, Tuệ Y Đường mong bạn đọc có thể hiểu và có thêm kiến thức về Bạch biến.

  1. Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh da giảm sắc tố,  có yếu tố gia đình và hay khởi phát từ tuổi trẻ, nữ hay bị nhiều hơn nam.

  1. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến?

Cho đến nay có rất nhiều giả thiết về nguyên nhân gây bệnh như:  do gen, thuyết thần kinh thể dịch, rối loạn miễn dịch và tự miễn  hay rối loạn hệ thống oxy hóa – kháng oxy hóa.  Mặc dù có nhiều giả thiết  như vậy nhưng tuy nhiên cho đến nay chưa có một cơ chế bệnh sinh nào được khẳng định rõ ràng.

  1. Biểu hiện của bệnh
  • Là các dát mất sắc tố hình tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có thể có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường. Tổn thương không kèm theo vảy , không đau, không ngứa.
  • Tổn thương có thể gặp bất kể vị trí nào trên cơ thể, thường gặp ở mu tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ hay bộ phận sinh dục.
  • Tóc và lông trên tổn thương cũng mất màu. Lòng bàn tay, bàn chân thường không xuất hiện tổn thương.
  1. Các thể bệnh bạch biến
  • Thể khu trú:

+ Bạch biến từng điểm: chỉ có 1 vài tổn thương đơn lẻ, không đối xứng và không tiến triển trong vòng ít nhất 2 năm.

+ Bạch biến thể phân đoạn: ở một bên cơ thể, theo đường đi dây thần kinh, khởi phát sớm, tiến triển nhanh, ổn định sớm và lâu dài.

+ Bạch biến thể niêm mạc: hay gặp ở niêm mạch miệng và sinh dục

  • Thể lan tỏa:

+ Thể ở các cực: ở các đầu ngón tay, ngón chân và các hốc tự nhiên ở mặt. Thể này khó điều trị.

+ Thể thông thường: các mảng giảm sắc tố riêng rẽ và phân bố rộng ở hai bên cơ thể.

+ Thể hỗn hợp: tổn thương ở các cực và rải rác toàn thân.

+  Bạch biến toàn thể: giảm sắc tố toàn bộ và gần như toàn bộ cơ thể, thường phối hợp với các hội chứng nội tiết.

5. Cận lâm sàng

  • Dermoscopy: tăng sắc tố nang lông ở thể không ổn định, giảm sắc tố nang lông ở thể ổn định. Có thể có tăng sắc tố ở rìa tổn thương, giãn mạch ở trong/rìa tổn thương, dấu hiệu Koebner.
  • Đèn Wood: ở những vùng giảm/mất sắc tố biểu bì có ít hoặc không có melanin do đó khi sử dụng đèn Wood, ánh sáng không bị hấp thu bởi melanin, từ đó có thể nhìn thấy sự phát màu huỳnh quang của collagen ở trung bì, dưới ánh đèn Wood tổn thương phát ra màu huỳnh quang màu xanh trắng ranh giới rõ.
  • Giải phẫu bệnh: giảm số lượng tế bào hắc tố tại tổn thương, hoặc mất hoàn toàn tế bào hắc tố.

Trên đây là một số tổng quan về bệnh Bạch biến. Mọi câu hỏi, thắc mắc mong bạn đọc và quý bệnh nhân gửi về fanpage Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường và qua số hotline 0789502555.

Tuệ Y Đường chúc bạn đọc sức khỏe!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *