Tổng quan Bệnh Tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng viêm da hay gặp. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân kèm theo các dấu hiệu đặc trưng như ngứa, nổi mụn nước tiết dịch, mụn nước không được chữa trị trở thành mụn nước lớn, vỡ ra và gây viêm. Bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây tổ đỉa rất đa dạng nhưng thường gặp nhất ở những yếu tố sau:

  •  Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% bệnh nhân là do di truyền.
  •  Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.
  •  Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
  •  Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan,.. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
  •  Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  •  Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.
  • Tiếp xúc với kim loại: coban, niken….  trong môi trường làm việc công nghiệp;

Triệu chứng

  • Triệu chứng nổi bật là các mụn nước sâu, như chìm khảm vào mặt da, cứng chắc 1-2 mm đuờng kính, không gờ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung thành từng đám, cụm, không tự vỡ, tự tiêu để lại điểm dầy sừng màu vàng, sau róc da để lại nền đỏ bóng màu hồng viền vằn vèo. Do chọc gãi có thể có mụn mủ, có quầng viêm đỏ ,nhiễm khuẩn thứ phát bàn tay sưng tấy, sốt, hạch sưng, bạch cầu tăng.
  • Khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay,mặt dưới ngón tay,ria ngón tay,ô  mô cái, mô út, lòng bàn tay, đầu ngón, ria ngón, mặt dưới ngón, vòm lòng bàn chân, ria lòng bàn chân, hạn hữu mới lan lên mặt lưng (mặt mu) bàn tay chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Bệnh tiến triển từng đợt theo mùa thường nặng về xuân hạ, mùa đông đỡ, dai dẳng, hay tái phát.
Tiếp xúc với nguồn nước bẩn tăng nguy cơ mắc tổ đỉa

Thể lâm sàng:

Trên lâm sàng chia thành 4 thể đó là:

  • Tổ đỉa thể giản đơn: mô tả  ở trên
  • Tổ đỉa nhiễm khuẩn: có thêm mụn mủ
  • Tổ đỉa thể bọng nước: có bọng nước to bằng hạt đỗ hạt ngô thường có vai trò của dị ứng  hoá chất.
  • Tổ đỉa thể khô: không có mụn nước, da đỏ,khô, có viền róc vẩy, cảm giác rát, thường nặng về mùa xuân.

Điều trị:

Tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm

  • Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn  như  dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ dùng thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%, dung dịch Milian ..
  • Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ corticoid + kháng sinh.
  • Nếu  là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng thuốc bôi và uống chống nấm

Toàn thân:

  • Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày.
  • Kháng sinh nếu có bội nhiễm
  • Nếu do nấm dùng Griseofulvin 0,25  4viên ngàyx 30 ngày.
  • Đông y : Xông khói thương truật ngày 5-10 phút, 1 đợt 10 -15 ngày.

 Phòng bệnh

  • Không chọc gãi chà xát gây bội nhiễm.
  • Hạn chế rửa xà phòng, tránh tiếp xúc hoá chất.
  • Mặc và đeo đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *