THUỐC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN LÀN DA CỦA BẠN? [1]

Mỗi khi dùng một loại thuốc nào đấy chúng ta đa phần đều đặt ra một câu hỏi rằng nó có tác dụng phụ gì? Có gây ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe, các cơ quan hay là làn da của chúng ta không? Bởi vì da ở bên ngoài và có tính thẩm mỹ cao, sau khi uống thuốc mức độ phản ứng trên da gần như là ngay lập tức vậy nên được khá nhiều các bạn quan tâm và đặt ra những câu hỏi như: Thuốc này uống vào có bị lên mụn không? Thuốc này uống vào có gây tăng sắc tố không?…

Và bài viết sau đây Tuệ Y Đường sẽ giải thích rõ ràng ảnh hưởng của một số loại thuốc thường dùng đến làn da của mọi người như thế nào nhé. Let’s go!

1. THUỐC VÀ CÁC VẤN ĐỀ DA LIỄU THƯỜNG GẶP

Thuốc ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào? Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường 

Có 3 vấn đề da liễu mà chúng ra hay gặp nhất khi sử dụng một loại thuốc đó chính là:

  • Tình trạng mụn
  • Rối loạn về sắc tố da
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Rối loạn về móng

1.1 . Mụn

Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn đối với làn da của bạn. Hormon tuyến yên, corticoid, nội tiết tố ở nữ, thuốc tránh thai, một số thuốc tác động trên thần kinh, động kinh là một trong những thuốc thường xuyên gây ra mụn.

Mụn là một trong những ảnh hưởng của thuốc đến làn da của bạn
Mụn là một trong những ảnh hưởng của thuốc đến làn da của bạn

1.2 . Rối loạn về sắc tố đối với làn da

Những kiến thức cần biết về viêm lộ tuyến cổ tử cung

Thay đổi màu da do thuốc có thể là kết quả của tăng (hoặc giảm) tổng hợp melanin hoặc lắng đọng sắc tố trên da do những thuốc: màu xám, xám xanh, nâu, vàng. Đôi khi bản chất chính xác của các sắc tố là không rõ ràng.

Những sự thay đổi sắc tố có thể là lan tỏa hoặc khu trú. Ví dụ: sự hình thành vệt màu nâu trên da do thay đổi sắc tố sau thời gian dùng thuốc chống động kinh trên vùng da thường tiếp xúc với ánh sáng xảy ra ở khoảng 10 % bệnh nhân và phụ nữ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn.

Rối loạn sắc tố, tăng nhạy cảm ánh sáng
Rối loạn sắc tố, tăng nhạy cảm ánh sáng

Rối loạn sắc tố này chủ yếu xảy ra trên mặt, cổ và cánh tay. Thay đổi sắc tố phát triển trong khoảng 25% số bệnh nhân dùng thuốc chống sốt rét trong hơn 3 hoặc 4 tháng.

Ống quyển và khu vực trước xương chày thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các vết sắc tố lắng đọng có màu sắc thay đổi từ màu xám đến xanh – đen. Tăng sắc tố sau khi sử dụng lâu dài cũng được báo cáo trên sử dụng kháng sinh và thuốc trị trầm cảm.

1.3. Sự tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Đây là tình trạng làn da tăng phản ứng với ánh sáng mặt trời khi chiếu xạ ở liều bình thường. Tác dụng này xảy ra có thể do việc sử dụng các loại thuốc dùng tại chỗ hay toàn thân. Một số thuốc gây ra tác dụng này bao gồm: thuốc chống loạn nhịp, NSAID, thuốc an thần, vitamin A, kháng sinh, một số thuốc lợi niệu.

10 Viên uống chống nắng được đánh giá tốt nhất hiện nay

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng rất phổ biến và có thể xuất hiện ở hầu hết các cá nhân dùng liều cao. Sự tăng nhạy cảm ánh sáng của làn da thường xảy ra trong trong vòng 5-20 giờ sau khi tiếp xúc với các biểu hiện như cháy nắng, ban đỏ, phù nề, phồng rộp, bong vảy. Biểu hiện khác của sự tăng nhạy cảm ánh sáng của làn da có thể là sự tăng sắc tố da trên vùng bị kích ứng. Một số kháng sinh liên quan đến phản ứng này.

1.4. Rối loạn về móng

Sự thay đổi móng do thuốc xảy ra rất đa dạng, xuất hiện trong một vài tuần dùng thuốc. Vấn đề móng tay có thể không có triệu chứng, đau đớn hay suy giảm chức năng. Các rối loạn này thường hồi phục khi ngừng thuốc.

Móng tay có các bất thường bao gồm xuất hiện bậc ngang trên móng, móng tay giòn, biến dạng. Cơ chế ảnh hưởng của thuốc vẫn chưa được xác định rõ nhưng hầu hết các trường hợp đều được cho là có liên quan đến tác dụng độc hại của thuốc trên biểu mô móng.

Một số yếu tố có thể lắng đọng ở móng, dẫn đến móng tay đổi màu, giảm tưới máu, gây hoại tử móng. Một số loại thuốc có thể gây rối loạn móng là thuốc trầm cảm  loạn thần, kháng sinh, vitamin A, …

2. MỘT SỐ THUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIỂU HIỆN CỦA LÀN DA

2.1 . Corticoid

Việc sử dụng corticoid có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, bằng chứng là thường xảy ra bệnh nhân có hội chứng Cushing. Điều trị corticoid toàn thân, tại chỗ hay đường hít đều có thể gây ra hình thành mụn.

Corticoid gây ra các vấn đề về da bao gồm các nốt viêm, mụn mủ có sự đồng nhất về kích thước cùng với ít hoặc không có mụn trứng cá. Tác dụng chống viêm của corticoid ban đầu có thể ngăn chặn các nốt viêm, mụn mủ, giảm đỏ da.

Các thuốc Corticoid gây ảnh hưởng nhiều đến làn da của bạn
Các thuốc Corticoid gây ảnh hưởng nhiều đến làn da của bạn

Tuy nhiên, khi ngưng sử dụng có thể gây ra sự bùng phát các tình trạng trên. Hấp thu qua da của corticoid sau khi bôi khác nhau giữa các cá nhân, thành phần công thức và vị trí giải phẫu. Vị trí hàng, cổ và mặt có khả năng hấp thu nhiều corticoid tại chỗ gây nhiều tác dụng phụ. Yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu qua da là độ dày của lớp sừng và thành phần lipid.

Da mặt là nơi có khả năng thẩm thấu tốt hơn do có lớp sừng mỏng và có sự phân bố của nhiều tuyến bã nhờn. Đối với vùng da tổn thương trong viêm da dị ứng thì sự xâm nhập của corticoid có thể lớn hơn 2-10 lần .Tổn thương mụn do corticoid gây ra và mụn thông thường khác nhau dựa trên đánh giá mô học.

Trong mụn thông thường, quan sát thấy keratin bất thường của biểu mô tuyến bã. Đối với sự bùng phát mụn do việc sử dụng corticoid chủ yếu là nốt sần và mụn mủ. Trong mụn thông thường, các tổn thương chính là mụn trứng cá.

Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể có mặt trong sử dụng corticoid. Sử dụng corticoid tại chỗ dẫn đến tăng nồng độ của các acid béo tự do trong lipid bề mặt da và tăng số lượng vi khuẩn ống tiết bã nhờn. Đây là những yếu tố thúc đẩy hình thành mụn trên da.

Để giảm thiểu rủi ro, nên sử dụng corticoid trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của corticoid dùng ngoài là teo da. Tất cả các corticoid tại chỗ có thể gây teo da, mỏng da, nguy cơ cao hơn ở người lớn tuổi.

Mặt, mu bàn tay và các khu vực bị hăm đặc biệt nhạy cảm hơn. Sử dụng tretinoin bôi có thể giảm tỷ lệ teo do corticoid. Tác dụng phụ khác từ corticoid tại chỗ bao gồm teo da vĩnh viễn, giãn mao mạch.

Corticoid tại chỗ cũng có thể gây ra bệnh trứng cá đỏ (rosacea) với các biểu hiện ban đỏ, nốt sần và mụn mủ. Nếu các triệu chứng tái phát và hiệu lực corticoid tăng lên, bệnh đỏ bừng mặt trở nên dai dẳng thì nên chấm dứt việc dùng corticoid. Điều này có thể gây ra cơn bộc phát ban đỏ nặng và mụn viêm sau đó.

Việc sử dụng corticoid bôi trên da có thể cũng dẫn đến giảm sắc tố, rõ ràng hơn trên những da tối nhưng có thể xảy ra ở tất cả các loại da. Sự hồi phục lại sắc tố da thường xảy ra sau khi ngưng sử dụng corticoid. Corticoid có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc trong một số ít bệnh nhân.

2.2 . Thuốc chứa nội tiết tố nữ

Khi nói đến các kích thích tố phổ biến, estrogen là một trong những hormon được đề cập đến nhiều nhất. Đây là hormon chủ yếu được tiết ra ở buồng trứng, nhưng nó cũng được tìm thấy ở nam giới và được tiết ra bởi các mô khác nhau, được sử dụng trong thành phần của thuốc ngừa thai, liệu pháp hormon thay thế, điều trị loãng xương …

Ở phụ nữ, estrogen được tạo ra bằng cách chuyển đổi các kích thích tố nam, được gọi chung là androgen thành estrogen. Và các nội tiết tố androgen ban đầu được bắt nguồn từ cholesterol – steroid chính làm phát sinh nhiều nhóm hormon steroid. Quá trình chuyển đổi từ cholesterol thành androgen, hoặc từ androgen thành estrogen được thực hiện thông qua các hoạt động của một nhóm các enzym nhất định.

Da có rất nhiều các chức năng khác nhau, trong da cũng có các thành phần cần thiết để sản xuất cholesterol và tổng hợp được các steroid sinh dục. Trong da, estrogen ảnh hưởng đến độ dày, sự hình thành nếp nhăn và độ ẩm cho da. Estrogen có thể gia tăng các glycosaminoglycan để duy trì sự cân bằng chất lỏng và kết cấu tế bào. Estrogen cũng có thể làm tăng sản xuất collagen trong da, duy trì độ dày biểu bì, độ ẩm và giữ da căng mịn.

Thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng để cân bằng nội tiết tố và giảm thiểu mụn
Thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng để cân bằng nội tiết tố và giảm thiểu mụn

Trong thời gian nội tiết tố hoạt động cao như mang thai hoặc dùng một số thuốc tránh thai có thể làm nám da trầm trọng hơn trong khu vực tiếp xúc ánh năng như trán, mũi và má do hormon ảnh hưởng đến sắc tố da. Bên cạnh các tác động lên da, estrogen cũng có thể làm cho tóc mọc dài và khỏe mạnh.

Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường bị tăng trưởng tóc kéo dài. Việc giảm sau khi sinh và mức độ estrogen trong giai đoạn mãn kinh gây ra loãng xương và rụng tóc.
Về bản chất, estrogen giúp da và tóc khỏe mạnh hơn. Tất nhiên, với tuổi dậy thì, kinh nguyệt và mãn kinh, progesterone cũng giữ một vai trò quan trọng nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn rất ít trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu trong tương lai hy vọng sẽ làm sáng tỏ về sự tương tác giữa estrogen và progesterone, để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng trên da và tóc .

2.3 . Thuốc ngừa thai hỗn hợp hai loại nội tiết tố

Một số phụ nữ giai đoạn trước kinh nguyệt bùng phát mụn trứng cá do hormon thay đổi trong chu kỳ. Ở một số người mụn trứng cá tồn tại qua nhiều năm, thậm chí sau khi mãn kinh. Mụn được kích hoạt bởi sự sản xuất bã nhờn dư thừa.

Bã nhờn là một loại dầu được bài tiết bởi các tuyến trong da. Cùng với các tế bào da, bã nhờn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn góp phần gây ra mụn.

Androgen, một nhóm các hormon trong đó bao gồm testosterone, kích thích da sản xuất bã nhờn. Buồng trứng của người phụ nữ và tuyến thượng thận thường sản xuất một mức độ thấp nội tiết tố androgen.

Mức độ cao hơn của androgen có thể dẫn đến bã nhờn dư thừa . Dùng thuốc ngừa thai có chứa cả estrogen và progesterone làm giảm lượng androgen trong cơ thể . Điều này dẫn đến ít bã nhờn và mụn trứng cá hơn .

2.4 . Hormon sinh dục nam

Testosterone là hormon sinh dục nam, giữ vai trò chính trong những biểu hiện ở nam giới. Thuốc chứa testosterone được dùng trong điều trị chứng suy sinh dục ở nam giới. Tóc thô, da dày và nhờn là dấu hiệu của lão hóa da do testosterone. Nồng độ androgen tăng cao là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc và hói đầu. Điều này xảy ra khi tỷ lệ estrogen và testosterone trở nên không cân bằng, cụ thể là sau thời kỳ mãn kinh.

Testosterone tham gia vào sản xuất bã nhờn trên da, dẫn đến tăng keratin hóa, hình thành mụn trứng cá. Liều lượng testosterone cao các chất liên quan có thể làm tăng lipid bề mặt da, cholesterol và nồng độ acid béo tự do.

Phụ nữ có thể gặp sự tăng tiết bã nhờn hoặc mụn khi có sự mất cân bằng hormon. Những ảnh hưởng của nội tiết tố nam trên da rất quan trọng ở cả nam và nữ vì đều có sự thay đổi nhất định về nồng độ androgen.

2.5 . Hormon tuyến giáp ( T3 / T4 )

Các thuốc có hoạt tính tương tự được dùng trong điều trị nhược giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm. Tuyến giáp sản xuất hai loại hormon ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, sự phát triển trí não, hơi thở, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp, sức khỏe của xương, da khô, chu kỳ kinh nguyệt, trọng lượng và mức cholesterol.

Sự cân bằng là quan trọng khi nói đến những hormon. Khi có sự tăng tiết hormon tuyến giáp, da có thể trở nên nóng, tăng tiết mồ hôi và đỏ ửng. Sự giảm tiết làm da trở nên khô, thô, dày và giảm tiết mồ hôi. Rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể dẫn đến tóc mảnh và rụng.

3. NHỮNG BIẾN CỐ BẤT LỢI CỦA CÁC THUỐC

3.1 . Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin A

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi của các biểu mô khác nhau ( bao gồm biểu bì ) và giữ vai trò quan trọng cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường, sự biệt hóa tế bào.

Vì vậy, vitamin A được sử dụng trong điều trị một số bệnh như vẩy nến, xa, tăng sừng, mụn, lão hóa sớm , tổn thương do bức : chống lão hóa của da , tăng tổng hợp , ức chế sự suy thoái của collagen ở lớp trung bì và cải thiện nếp nhăn thô.

Vitamin A có thể gây kích ứng tại chỗ trên da. Đối với tất cả các dạng bôi, hiệu ứng kích ứng da là phụ thuộc vào liều. Những dạng vitamin A này có thể gây ra một số tình trạng kích ứng với các biểu hiện đỏ, khô, bong tróc da, ban đỏ, ngứa, sưng, phù nề, phồng rộp ở các vị trí dùng thuốc.

Hiện tại chưa có những nghiên cứu rõ ràng về sự tương quan giữa nồng độ và tác dụng phụ để xác định nồng độ an toàn cho việc sử dụng vitamin A trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, các dữ liệu hiện có chấp nhận rằng tác động bất lợi khu trú trên da có thể xuất hiện sau khi sử dụng vitamin A ở nồng độ khoảng 0,075 % và cao hơn.

Các tác dụng phụ nói chung bao gồm:

– Làm mỏng biểu bì , tăng nhạy cảm và gây ra một số thương tổn nhất định trước và sau điều trị. Không nên sử dụng các biện pháp wax da hay điều trị bằng laser trong quá trình dùng isotretinoin và trong 5-6 tháng sau khi ngừng điều trị.

– Làn da có thể trở nên bị kích thích nếu sử dụng các chế phẩm uống và dùng tại chỗ, tăng nhạy cảm da với ánh sáng. Trong quá trình điều trị nên tránh phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời .

– Hoạt chất có thể gây hại cho thai nhi. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc gây quái thai .Do đó, trong thời gian dùng thuốc không nên có thai.

Cần chú ý sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất là một tháng sau khi ngưng điều trị.

-Một số phản ứng không mong muốn thường gặp: đau lưng, các vấn đề máu, viêm da, khô mắt, da kh, da mỏng manh có thể bị hỏng, viêm nứt da của mỗi hoặc khô môi (nên sử dụng một son dưỡng môi trong khi đang dùng thuốc), kích thích, viêm mắt hoặc mí mắt.

3.2. Các loại thuốc trị mụn dùng tại chỗ

• Adapalen, tazaroten , tretinoin, clindamycin , erythro-mycin có thể gây ra tình trạng ngứa, bong tróc, đỏ da, khô da.

• Acid azelaic: giảm sắc tố, bỏng rộp, ngứa.

• Benzoyl peroxide: khô da, ban đỏ .

• Dapson: nhờn da, bong tróc, khô da, ngứa.

• Acid salicylic: khô da, kích ứng tại chỗ.

3.3 . Các loại thuốc trị mụn dùng bằng đường uống

3.3.1 . Kháng sinh nhóm macrolid

• Gây kích ứng dạ dày.

• Tổng cộng có 20 % đến 30 % bệnh nhân dùng clindamycin uống có biểu hiện bị tiêu chảy.

Clindamycin uống cũng có thể gây rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây ra viêm đại tràng giả mạc.

3.3.2 . Kháng sinh nhóm cyclin

Một vấn đề chung của nhóm thuốc này là có thể gây tăng nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu đường tiêu hóa, rất hiếm khi gây viêm thực quản và viêm tụy.

  • Rối loạn tiền đình, chóng mặt và hoa mắt, da có thể xuất hiện những vệt màu xanh – xám. Biểu hiện tăng sắc tố này có thể phân bố ở những vết sẹo do tiếp xúc ánh sáng phụ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc. Một số tác dụng phụ hiếm xảy ra khác là lupus ban đỏ, viêm mạch và suy gan.
  •  Tất cả các cyclin đều cần phải được sử dụng một cách thận trọng trên những bệnh nhân bị bệnh thận do có thể làm tăng urê huyết.
  • Ngoài ra, thuốc đã được báo cáo có khả năng ức chế tăng trưởng xương ở bào thai. Vì vậy, chúng không nên được sử dụng trên phụ nữ mang thai, đặc biệt là sau 4 tháng đầu thai kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi trong điều trị mụn trứng cá.

3.3.3 . Kháng sinh ciprofloxacin và trimethoprim sulfamethoxazole

Cũng có thể được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. Tác dụng phụ bao gồm thiếu máu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, phản ứng quá mẫn. Việc sử dụng loại thuốc này trong điều trị mụn còn nhiều tranh cãi và có ý kiến cho rằng chỉ nên sử dụng khi phác đồ điều trị khác không hiệu quả .

3.4 . Phản ứng bất lợi khi sử dụng các thuốc chiết xuất từ dược liệu

Các phản ứng ngoài da phổ biến nhất từ thảo dược là bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Những dược liệu có thể gây ra tình trạng này bao gồm lô hội, cây họ cúc, hoa cúc, dầu tràm trà và cỏ thi. Những phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm viêm da tróc vảy và hội chứng Stevens Johnson .

Tác dụng phụ toàn thân nghiêm trọng đã được báo cáo trong một số các liệu pháp thảo dược để điều trị các bệnh về da. Đa số là gây độc cho gan. Tuy nhiên , tác dụng phụ nguy hiểm lại rất hiếm gặp. Cần tây được biết đến có chứa psoralen, một nhóm các chất gây phản ứng da khi tiếp xúc với tia UVA, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc làm tăng tác dụng điều trị warfarin. Gốc cần tây là một nguyên nhân thường gặp của dị ứng thực phẩm ở những bệnh nhân nhạy cảm.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *