THĂNG MA – THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC, THĂNG DƯƠNG

Thăng ma là vị thuốc thường dùng trong trong y học cổ truyền, bởi vì lá của nó giống cây gai (麻 MA là cây gai), lại có tính khinh, tuyên để thăng dương, giải độc cho nên gọi là Thăng ma. Chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng và những thông tin hữu ích về vị thuốc này dưới đây nhé! Kính mời quý bạn đọc cùng phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về vị thuốc này!

Hình ảnh vị thuốc thăng ma
Hình ảnh vị thuốc thăng ma

1.Tính vị

  • Vị Ngọt, cay, hơi đắng.
  • Tính hơi hàn.

2. Quy kinh

Là thuốc dẫn kinh túc dương minh Vị, túc thái âm Tỳ (Sâm, đi lên trên, cần Thăng ma để dẫn lên), cũng nhập thủ dương minh Đại trường, thủ thái âm Phế.

3. Công năng

  • Phát biểu thấu chẩn.
  • Thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm.

4. Chủ trị

  • Tán phong tà ở biểu (dẫn Thông bạch, tán phong tà ở thủ dương minh; dùng cùng Cát căn, có thể phát hãn ở kinh Dương minh. Dẫn Thạch cao, chỉ đau răng, đau đầu ở kinh Dương minh), thăng phát hoả uất, có thể thăng dương khí từ dưới chí âm.
  • Dẫn thuốc cam ôn đi lên trên, để tán bổ Vị khí mà thực biểu (Sài hồ dẫn thanh khí đi lên trên Thiếu dương. Thăng ma dẫn thanh khí đi lên Dương minh, do đó Bổ trung ích khí thang lấy Sài Thăng làm tá sứ).
  • Nếu hạ nguyên hư nhược, dùng Sài, Thăng thì hạ nguyên càng thêm hư, nên cẩn thận khi dùng.
  • Trị thời khí độc lệ, đau đầu nóng lạnh (Dương minh đầu thống, đau lan ra răng chỗ gò má).
  • Chứng phế nuy ói ra mủ, hạ lỵ hậu trọng (người đi ngoài kiết lỵ phía dưới nặng nề là do khí trệ vậy. Khí trệ ở trung tiêu, cần hành lên trên thì phía dưới có thể hạ giáng).
  • Có người bí đại tiểu tiện, dùng thuốc thông lợi mà không có hiệu quả, trọng dụng thêm Thăng ma mà thông suốt trở lại.
  • Đan Khê nói: Khí thăng thì thuỷ tự giáng.
  • Kinh nói: Địa khí đi lên thành mây, thiên khí xuống dưới thành mưa.
  • Thiên địa bất giao, thì vạn vật bất thông), tả lỵ lâu ngày (Kinh nói: thanh khí ở dưới, thì sinh chứng sôn tiết).
  • Thoát giang, băng trung đới hạ (có thể hoãn sự co gấp của đới mạch), túc hàn âm nuy, mắt đỏ miệng lở, đậu sang (Thăng Cát thang,mới phát sốt có thể dùng, sau khi đậu mọc khí nhược hoặc tiết tả nên ít dùng, nếu không thấy điểm đó thì không thể dùng).
  • Ban chẩn (thành đám lấm chấm như hoa văn gấm, ẩn ẩn thấy điểm nốt đỏ, do Vị nhiệt mất chức năng giáng hạ, xung nhập thiếu dương, sẽ trợ tướng hoả mà thành ban; Xung nhập thiếu âm, sẽ trợ quân hoả mà thành chẩn).
  • Giải độc bách dược, nôn ra cổ độc, sát tinh quỷ (tính dương, khí thăng, vị ngọt do đó như vậy). 
BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang Thăm khám tại Tuệ Y Đường
BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang Thăm khám tại Tuệ Y Đường

5. Chú ý

  • Âm hư hoả động chớ dùng (Chu Quăng “Hoạt nhân thư” nói: người ứ huyết nhập lý khạc ra máu, chảy máu mũi, Tê giác địa hoàng thang, cũng là thánh dược của kinh Dương minh)
  • Nếu như không có Tê giác thì thay bằng Thăng ma. Hai vị thuốc này tính vị cách xa nhau, sao lại có thể thay thế? Do lấy Thăng ma có thể dẫn các thuốc cùng nhập kinh Dương minh vậy.
  • Chu Nhị Doãn nói: Thăng ma tính thăng, Tê giác tính giáng, dùng Tê giác chỉ huyết, là mượn tính hạ giáng khí, thanh hoả ở tâm can, làm cho huyết hạ hành quy kinh.
  • Nếu như nhầm mà dùng Thăng ma, huyết tuỳ khí thăng, không khỏi bệnh mà tuôn ra không ngừng chăng? Không thể cố chấp hết vào cổ phương được).

6. Chọn lựa và Bào chế

  • Củ trong trắng ngoài đen, rắn chắc là tốt, có tên Quỷ liễm Thăng ma (Thăng ma hình như mặt quỷ), bỏ râu bỏ đầu dùng.
  • Hoặc có Sâm, thuốc bổ, cần dùng Thăng, Sài mà lại sợ thăng phát thái quá, Thăng ma, Sài hồ cùng sao với nước mật mà dùng.
  • Còn có một loại khác là Lục Thăng ma, Mậu Trọng Thuần dùng để trị đới hạ, mỗi lần đều hiệu nghiệm
  • Thăng ma sau khi ngâm rượu sao trấu mật có thể làm cho tính dược thiên về ôn đồng thời có thể dẫn thuốc thượng hành, tăng cường công hiệu thăng tỳ dương.

7. Phối ngũ

  • Đôi dược Thăng ma & Cát căn: Cát căn thăng cử dương khí, phát biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc.
  • Thăng ma giải cơ thoái nhiệt, sơ biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, chỉ tả.
  • Cát căn thanh dương thăng tán, do đó có thể giải cơ thấu chẩn, Thăng ma khinh phù thượng thăng, cũng có thể thấu chẩn giải độc.
  • Hai vị thuốc phối ngũ, thông hành cơ biểu trong ngoài, có thể thu thăng dương tán tà, thấu phát chẩn độc hiệu quả.

8. Liều lượng

Cát căn 6~10g, Thăng ma 3~6g.

9. Chủ trị cặp Thăng ma & Cát căn

  • Ban chẩn sơ khởi, đau đầu, phát sốt.
  • Ma chẩn sơ khởi, phát sốt, nốt mọc khó khăn, hoặc Ma chẩn quay lại quá sớm.
  • Đau sưng chân răng, lở loét
  • Đau dây thần kinh sinh ba
  • Viêm mũi mạn tính, viêm xoang.
  • Đau cứng cổ gáy

>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc trong nhóm giải biểu là Cát căn

Hình ảnh vị thuốc Cát căn
Hình ảnh vị thuốc Cát căn

10. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thăng ma

  • Trị dương độc mà mặt đỏ loang lổ, họng đau, nôn ra mủ máu: Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hùng hoàng 20g, Miết giáp 1 miếng to bằng ngón tay (nướng), Thăng ma 80g, Thục tiêu 40g. Sắc uống hết 1 lần cho ra mồ hôi (Thăng Ma Miết Giáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
  • Trị đột nhiên bị mụn nhọt, đau: Thăng ma, mài với giấm bôi (Trửu Hậu phương). Trị miệng lở loét: Thăng ma, Hoàng bá, Đại thanh. Sắc, ngậm nuốt dần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Hiệu quả với một số loại mụn nhọt
Hiệu quả với một số loại mụn nhọt
  • Trị thương hàn sau đó phát sốt rét, phát cơn không nhất định: Thăng ma 40g, Thường sơn 40g, Độc tất 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, bỏ bã, uống lúc đói. Uống xong thường bị nôn ra, có thể uống tiếp (Thánh Huệ phương).
  • Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g. Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baidubaike

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *