Các bệnh ở móng tay như viêm móng, nấm móng và các bệnh ngoài da đều có một đặc điểm chung là nằm ngay bên ngoài và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bạn.
Ngày hôm nay hãy cùng các bác sĩ tại Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu quá trình thăm khám và điều trị bệnh nhân nữ bị viêm móng đã khám ở viện 4 lần nhưng không khỏi nhé.
Bệnh nhân nữ đến khám trong tình trạng móng tay biến dạng, có mủ và thường xuyên đau nhức, đã khám và điều trị nhiều nơi không khỏi
Đến với các bác sĩ tại Đông y Tuệ Y Đường bệnh nhân cũng được chuẩn bị tâm lí rất nhiều trước khi bước vào điều trị. Bởi các bác sĩ biết rằng để điều trị được một ca móng trở lại bình thường thời gian đúng là không thể tính đơn giản là 2-3 tháng được, chính vì vậy việc chữa bệnh rất cần đến sự tin tưởng và kiên trì của bệnh nhân là vậy.
Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiều qua về nấm móng, viêm móng nhé:
Nấm móng là nhiễm trùng nấm ở bản móng, giường móng, hoặc cả hai. Móng thường bị biến dạng và có màu trắng hoặc vàng. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, soi tươi, nuôi cấy, PCR, hoặc kết hợp các phương pháp trên. Điều trị, khi được chỉ định, là uống terbinafine hoặc itraconazole.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp:
Móng có các mảng màu trắng hoặc vàng không có triệu chứng và biến dạng. Có 3 hình thái đặc trưng thường gặp:
- Phía dưới móng ở đầu xa: móng dày và vàng, keratin và các mảnh vụn tích tụ ở đầu xa và bên dưới, và móng tách ra khỏi giường móng
- Phía dưới móng ở đầu gần: tổn thương bắt đầu ở đầu gần gần và là một dấu hiệu của suy giảm miễn dịch.
- Trắng bề mặt: trong đó một điểm màu trắng phấn lan rộng từ từ dưới bề mặt móng.
Viêm quanh móng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến dưới vùng da xung quanh móng tay. Bệnh có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (kéo dài một thời gian dài). Các loại mụn nhọt, mụn mủ có thể hình thành nếu bệnh không được điều trị hiệu quả.
Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm quanh móng là đau, đỏ, sưng vùng quanh móng. Có thể xuất hiện mụn nhọt, có mủ và viêm nhiễm quanh khu vực này.
CHỮA MỀ ĐAY BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y AN TOÀN- HIỆU QUẢ [3]
Sau khi thăm khám và hỏi kĩ lưỡng về tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng ngay tại chỗ một loại thuốc mà mọi người hay gọi theo tên dân gian là thuốc tươi- là thuốc vừa làm từ các loại dược liệu xong, vẫn còn nguyên hơi ấm và mùi thơm của các loại cây cỏ. Thuốc này có tác dụng rất mạnh nên các vùng da viêm nhiễm và có mủ. Quy trình làm thuốc này đúng là vô cùng cầu kì và nhiều giai đoạn, tuy nhiên khi bệnh nhân cần là các bác sĩ sẽ bắt tay vào làm ngay.
Sau khi điều trị tại chỗ bệnh nhân được bác sĩ xem lại một lần nữa rồi kê thuốc cho về tự dùng tại nhà, tuy nhiên vẫn dựa trên sự theo dõi sát sao của các bác sĩ tại Phòng Khám. Mong rằng bệnh nhân sẽ khoẻ mạnh và nhanh chóng ổn định bệnh.
Và sau đây là hình ảnh cũng như phản hồi của một số ca bệnh viêm món, nấm móng tại Phòng Khám:
Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần chú ý sau khi các tổn thương ngứa, mủ hết rồi vẫn cần phải duy trì chế độ kiêng khem đảm bảo để bệnh không tái lại nữa. Và cũng cần hiểu được thời gian để cho một móng phục hồi bình thường sẽ giao động trong khoảng 4-6 tháng, chính vì vậy, khi điều trị bệnh nhân cần tin tưởng và kiên trì, không nên nóng vội thì bệnh mới mau ổn định được.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Bệnh này có hay bị tái phát lại không bs?
Bệnh này do nấm nên ngoài việc điều trị thuốc khỏi ,bệnh nhân còn phải kiêng khem, chế độ vệ sinh tốt nữa nhé bạn!
Bệnh này bao lâu thì khỏi bs?
Bác sĩ không thể nói chắc chắn là bao lâu bệnh nhân khỏi. Còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, yếu tố môi trường, độ đáp ứng với thuốc, chế độ kiêng khem của bệnh nhân. Tuy nhiên trung bình khoảng 5-6 tháng bạn nhé!
Bệnh có cần phải kiêng gì không bác sĩ?
Bệnh nhân nên kiêng tiếp xúc với môi trường có nhiều vi khuẩn , ẩm thấp nhé bạn, luôn giữ có quần áo khô, hạn chế tiếp xúc với xà phòng hóa chất, các chất tẩy rửa.
Thuốc ở phòng khám là thuốc như thế nào vậy ạ?
Thuốc ở phòng khám là thuốc đông y có thành phần từ tự nhiên bao gồm thuốc lau và thuốc bôi ngoài tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ gia giảm nhé bạn
Mình bị rồi, đã từng điều trị thuốc tây y nhưng sau lại bị tái lại. Liệu điều trị ở phòng khám có khỏi không?
Bạn dùng thuốc gì của tây y? Phòng khám điều trị đông y là vào gốc bệnh của từng bệnh nhân giúp ổn định và kéo dài tình trạng tái phát bạn nhé!