Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh mà hầu hết phụ nữ sau sinh gặp phải. Có chị em chia sẻ, đẻ hai đứa không đau bằng tắc tia sữa một lần. Tắc tia sữa làm ảnh hưởng đến tâm lý sau mẹ bỉm sau sinh và cả gia đình. Dẫn đến nhiều biến chứng hay gặp nhất là mất sữa sau sinh làm gián đoạn quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy, làm sao để phòng tránh và điều trị tắc tia sữa sau sinh, Phòng khám Tuệ Y Đường xin mời bạn đọc tham khảo chia sẻ của Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền qua bài viết dưới đây.
A. TẮC TIA SỮA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa tắc tia sữa
Theo bác sĩ Thu Huyền cho biết: Tắc tia sữa là tình trạng sau sinh, hai vú cương cứng, sữa không đẩy ra ngoài được mà bị ứ lại trong các ống dẫn sữa. Người mẹ sau sinh bị tắc tia sữa sẽ bị đau, căng cứng hai vú, phát sốt. Con sẽ khó khăn khi bú không ra sữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé sơ sinh.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
2. Nguyên nhân tắc tia sữa
- Nguyên nhân do trẻ: Bú không đúng khớp cắn, trẻ lười bú, không bú hết bầu sữa. Hoặc trẻ quá bé, gặp tình trạng bệnh lý đặc biệt không thể bú mẹ hoặc bỏ bú cũng gây tắc tia sữa.
- Nguyên nhân do mẹ: Mẹ quá nhiều sữa, sữa không được trẻ bú hết dẫn đến sữa bị tích tụ lại bên trong bầu ngực dẫn đến núm vú bị xoăn, ống dẫn sữa không thông, lâu ngày hóa mủ.
- Mẹ nhiều sữa: Một số trường hợp phụ nữ sau sinh có rất nhiều sữa, nhưng em bé lại không thể bú hết và điều này chính là nguyên nhân khiến cho lượng sữa bị tích tụ trong bầu ngực của mẹ và lâu dần dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ bé bận công việc hay vì lý do nào khác, không cho bé bú thường xuyên, không vắt sữa. Sữa tồn đọng quá 5 tiếng sẽ có nguy cơ gây bít ống dẫn sữa. Mẹ mặc áo ngực thường xuyên, hoặc mặc áo quá chật, nằm sấp khi ngủ khiến tia sữa bị ép, gây tắc sữa sau sinh.
- Nguyên nhân hay gặp nhất là sản phụ bị căng thẳng, stress sau sinh dẫn đến tắc tia sữa.
- Nguyên nhân khác: Do tác dụng phụ của của thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh sau mổ, đẻ khiến hormon sản xuất sữa bị ức chế. Hoặc do núm vú bị viêm, nứt, không vệ sinh đầu ti thường xuyên khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm, tắc. Viêm tuyến vú kéo dài cũng khiến tình trạng tắc tia sữa bị đi bị lại nhiều lần.
>>>>>> Xem thêm: TOP 8 THỰC PHẨM CHỮA BỆNH PHỤ KHOA TẠI NHÀ
3. Triệu chứng tắc tia sữa
Thời kì khởi phát: Bầu vú sưng, đau nhức, không tiết sữa hoặc tiết rất ít sữa. Kèm theo phát sốt, váng đầu, sợ lạnh, mệt mỏi.
Thời kì phát sốt: Vú kết thành cục sưng, nóng đỏ, một số tia sữa bị tắc, không ra sữa, đau nhức, sốt cao, toàn thân đau nhức, người mệt mỏi.
Thời kì nung mủ: Bầu vú sưng to, da nóng, đỏ rực. Đau nhức nhiều. Sữa không tiết ra được. Sốt còn cao.
Thời kì vỡ mủ: Tuyến sữa đỡ căng cứng, giảm sưng, nóng đỏ. Sốt lui, dần dẫn sẽ khỏi.
Tuy nhiên nếu không điều trị, tuyến sữa bị tắc sẽ có nguy cơ tắc nhiều lần hoặc lan sang những tuyến sữa khác.
4. Hậu quả tắc tia sữa
Tắc tia sữa để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp nhất như:
- Viêm tuyến vú: Khiến bầu ngực sưng to, xuất hiện nhiều cục cứng ở các tuyến sữa khiến người mẹ đau đớn, phát sốt, mệt mỏi.
- Áp xe tuyến vú: Tuyến sữa bị tắc bị vi khuẩn xâm nhập, hoặc không có vi khuẩn thì sữa tích lâu ngày trong ngực không được giải phóng sẽ nung mủ, gây viêm và chuyển thành áp xe.
- Tắc tia sữa khiến sữa không giải phóng được, cơ thể nhận tín hiệu sữa không được tiêu đi sẽ feedback ngược lại khiến sữa không tiếp tục sản sinh nữa, khiến người mẹ mất sữa dần dần. Ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tắc tia sữa dễ bị tái đi tái lại, để lại u nang tuyến vú sau này.
- Những con đau do tắc tia sữa ám ảnh tâm lý người mẹ, khiến người mẹ stress, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
5. Điều trị tắc tia sữa
Khi phát hiện tắc tia sữa, ngay từ giai đoạn đầu tiên phải thông tắc, không để tiến triển đến các giai đoạn sau sẽ khó điều trị hơn.
>>>>> Mời các bạn đọc thêm: CẨM NANG BỎ TÚI KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐẶT PHỤ KHOA
Cần phải chườm ấm lên ngực, xoa bóp nhẹ nhàng trước khi cho con bú. Cho trẻ bú bên ngực bị tắc trước, và cho trẻ bú kiệt, nếu trẻ bú không hết cần vắt kiệt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để tránh sữa còn sót lại gây ứ đọng.
Để đến những giai đoạn viêm hoặc áp xe, mưng mủ cần phải sử dụng kháng sinh hoặc trích mủ tại các cơ sở y tế.
6. Những phương pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh
- Xây dựng lịch sinh hoạt cho trẻ, cho trẻ bú đúng cữ và hết bầu sữa. Trường hợp trẻ bú ít, mẹ cần hút sữa bằng máy hoặc vắt kiệt sữa để tránh ứ đọng.
- Uống nhiều nước để sữa sản xuất được nhiều hơn, dòng chảy được thông suốt, tuyến sữa không bị quá đặc.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung các vitamin cần thiết cho mẹ và bé, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần vui vẻ để tránh stress, trầm cảm.
- Không mặc áo ngực quá chật, không đè ép lên ngực hay tác động mạnh lên ngực.
- Hoạt động nhẹ nhàng, tập thể dục, dạo bộ… để cơ thể sản xuất sữa từ từ.
- Lúc cai sữa cần giảm bú dần dần, tránh dừng đột ngột.
B. TẮC TIA SỮA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Định danh
Viêm tắc tia sữa theo y học cổ truyền còn gọi là nhũ ung.
2. Bệnh nguyên
Can khí uất kết: Tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung.
Vị nhiệt ủng trệ: Theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung, khí huyết lưỡng hư, nhiễm độc tà.
Sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh..
3. Phân loại và điều trị
3.1. Thời kì đầu: Thanh nhiệt hòa can, thông sữa tán kết
Phương: Nghiệm phương
Kim ngân hoa
Liên kiều Bồ công anh Hạ khô thảo Hương phụ |
Hoàng cầm
Quất hồng Đan bì Xích thược |
3.2. Thời kì phát sốt
Pháp: Thanh nhiệt thải độc, thông sữa tiêu u
Phương:
Kim ngân hoa
Liên kiều Bồ công anh Sài hồ Xơ mướp |
Hoàng cầm
Qua đế Ngưu bàng Vỏ quýt Chi tử |
3.3. Thời kì nung mủ
Pháp: Thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ
Phương:
Kim ngân
Hoàng cầm Liên kiều Bồ công anh Sài hồ Tạo giác thích |
Ty qua lạc
Xuyên sơn giáp nướng Qua đế Ngưu bàng Xích thược |
3.4. Thời kì vỡ mủ
Pháp: Bồi bổ khí huyết, Thanh lọc trừ độc
Phương: Bổ trung ích khí hoặc bát trân gia thanh nhiệt tiêu độc
Đẳng sâm
Chích hoàng kỳ Bạch truật Thăng ma |
Sài hồ
Cam thảo Kim ngân Bồ công anh |
4. Thuốc dùng ngoài
4.1. Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): Dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa.
+ Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú.
+ Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài.
+ Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau.
4.2. Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa).
+ Chọc hút mủ.
Thuốc đắp: Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi.
4.3. Giai Đoạn Vỡ Mủ: Nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Nếu đã sạch mủ, đắp Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao hoặc Sinh Cơ Tán.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
5. Châm cứu
Châm các huyệt nhũ căn, Kỳ môn, Chiên trung, Trung phủ, Kiên tỉnh, Phế du, Lương khâu, Huyết hải, Thiếu trạch, Thái xung…
6. Mẹo vặt
Giã 200g Bồ công anh tươi lấy nước uống, bã đắp vào ổ viêm sẽ khỏi
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
Làm sao để không bị tắc tia sữa sau sinh ạ? E mới sinh bé được 2 tuần ạ.
Để hạn chế tắc tia sữa sau sinh, em cho bé bú đủ cữ mỗi cứ bú hết bều sữa này mới chuyển sang bên kia, ăn uống đồ ấm nóng, vệ sinh vú sạch sẽ nhất là núm vú, xoa bóp ngực thường xuyên… Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Phòng khám có dịch vụ xoa bóp thông tắc tia sữa không ạ?
Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!