TẮC TIA SỮA – NHỮNG MẸO HAY CHỮA TẠI NHÀ

Tắc tia sữa là hiện tượng dễ gặp, dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hay đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị nghẽn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Các triệu chứng của tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bỉm mà còn ảnh hưởng đến bé. Tắc tia sữa là gì ? Những mẹo hay tại nhà chữa tắc tia sữa mà không ảnh hưởng đến bé…Mời bạn cùng BS CKII Trần Thu Huyền Phòng khám Tuệ Y Đường giải đáp thắc mắc này nhé !

Những thay đổi ở vú sau sinh mà bạn nên biết

Ngược lại với cơ quan sinh dục, vú sau đẻ phát triển nhanh, vú căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to và dài ra, các tĩnh mạch dưới da vú nổi lên rõ rệt. Các tuyến sữa phát triển to lên, nắn thấy rõ ràng, có khi lan tới tận nách. Lúc đó vú sẽ tiết ra sữa mà trên lâm sàng gọi là hiện tượng xuống sữa. Hiện tượng này thường xảy ra sau đẻ 2 – 3 ngày.

Theo BS CKII Trần Thu Huyền, cơ chế của hiện tượng xuống sữa do sau đẻ nồng độ estrogen tụt xuống đột ngột, prolatctin được giải phóng và tác dụng lên tuyến sữa gây ra sự tiết sữa.

Sự tiết sữa đó được duy trì bởi động tác mút đầu vú, nó kích thích thùy trước tuyến yên do đó prolactin được tiết ra liên tục. Mặt khác do tác dụng của động tác mút vú, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytoxin làm cạn sữa ở tuyến bài tiết sữa.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

BĂNG VỆ SINH HÀNG NGÀY CÓ THẬT SỰ TỐT?

Tắc tia sữa là gì ?

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quần vú, dưới tác dụng động tác bú mút, sữa chảy ra ngoài. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, lòng ống dẫn bị hẹp bít lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần hình thành cục cứng do hiện tượng sữa đông kết làm giãn các ống dẫn sữa phía trên gây nên tình trạng tắc tia sữa.

Vì sao lại tắc tia sữa ?

Tắc tia sữa hay còn gọi là tình trạng tắc ống dẫn sữa do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Vừa mới sinh con: Một số bà mẹ vừa mới sinh xong đã tắc tia sữa. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa những vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.
  • Sữa mẹ dư thừa: Chiếm hầu hết trong các trường hợp do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực khi em bé không chịu bú hết hoặc bạn không hút phần sữa dư thừa sau khi bé bú no.
  • Ngực chịu áp lực: Mặc một chiếc áo không thoải mái, chật chội hay mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng là tác nhân gây tắc tia sữa. Ngoài ra thói quen nằm sấp hay tập luyện thể thao không đúng các cũng gây ra tình trạng tương tự.
  • Bé ngậm vú mẹ không đúng cách: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, núm vú mẹ phẳng hoặc tụt vào trong, dài và to làm bé không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó sữa còn tồn đọng trong bầu ngực lâu ngày gây bít tắc.
  • Ít hút sữa ra ngoài: Không chỉ xảy ra ở các mẹ cho con bú không hết sữa quên hút sữa ra mà nguyên nhân này còn xảy ra với mẹ bỉm dùng máy hút sữa nhưng lực hút không đủ lớn, thời gian không đủ lâu để đưa hết lượng sữa ra ngoài.
  • Mẹ không cho con bú thường xuyên: Mẹ quên cho bé bú, mẹ quá bận không hút sữa ra hết không trong 5 giờ đến 1 ngày gây tình trạng tắc tia sữa.
  • Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

Các tình huống thoạt nhìn có vẻ khác như nhưng gần như có điểm chung là các khó khăn trong việc thoát lưu sữa mẹ.

Dấu hiệu nhận biết khi nào bạn bị tắc tia sữa

  • Đau: Cảm giác ấm ảnh người phụ nữ khi cho con bú. Ngực căng tức và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần. Bạn cảm giác ngực mình như một quả bóng chỉ chờ chực nổ bất cứ lúc nào.
  • Tắc tia sữa thành cục cứng: Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều nốt cứng từ 1 – 2 cm trở lên, nằm rải rác đôi khi tạo thành mảng cộm dưới da.
  • Ngực xuất hiện tình trạng sưng nóng đỏ, nhiều mẹ có thể gặp tình trạng sốt cao.
Sưng nóng đỏ trong tắc tia sữa
Sưng nóng đỏ trong tắc tia sữa

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Những nguy hiểm do tắc tia sữa

Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Viêm tuyến vú.
  • Nếu tình trạng bội nhiễm xảy ra, phân mô vú bị tắc sẽ có một phản ứng viêm vú nhiễm trùng, có nguy cơ diễn tiến thành áp xe vú.
Tắc tia sữa dẫn đến áp-xe vú phải can thiệp ngoại khoa
Tắc tia sữa dẫn đến áp-xe vú phải can thiệp ngoại khoa

Chữa tắc tia sữa sao cho đúng cách

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không một loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được sữa mẹ. Vì vậy khi gặp tình trạng tắc tia sữa làm trẻ không thể bú, các bà mẹ thường lo lắng tìm đủ mọi cách để có đủ lượng sữa mẹ cho con một cách an toàn nhất.

Tùy vào từng nguyên nhân, cách thức can thiệp trước tiên cần thiết vẫn là cải thiện tình trạng lưu thông của sữa trong vú.

Trước khi cho bé bú, mẹ nên cởi hoàn toàn áo ngực để lượng sữa được lưu thông không bị hạn chế. Sau đó chườm ấm làm dãn, giảm co thắt cơ trơn nang sữa và ống dẫn sữa, làm tan lỏng sữa vón cục.

Phòng khám Tuệ Y Đường mách bạn một số cách chườm ấm như sau:

  • Dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên vùng tắc.
  • Cho nước ấm vào bình, quấn xung quanh bằng 1 khăn lông mỏng vừa phải, thử độ nóng bằng mặt trong bàn tay sau khi lăn lên nơi bị tắc để tránh bỏng.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.

Massage nhẹ nhàng dọc từ ổ sữa ứ hướng về núm vú, massage xoay tròn vùng ranh giới giữa đau va không, massage làm mềm quầng vú. Dùng 2 bàn tay ép vào nhau và ép lên thành ngực, vừa day vừa ép sẽ làm tan các vị trí tắc sữa nằm sâu bên trong bầu vú.

Để ép nhẹ nhàng trong mức đau có khả năng chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần và ngược lại.

Massage đúng cách
Massage đúng cách

Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa gây sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Vì vậy trong thời gian điều tri tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bị bệnh mà cần hút bỏ sữa đến khi khỏi cho bú lại. Sau khi xử lý tại nhà mà bà mẹ vẫn sốt và nổi cục nhiều hơn thì nên khi khám lại cơ sở y tế uy tín.

SÙI MÀO GÀ – NIỀM VUI CỦA BỆNH NHÂN SAU DÙNG MỘT ĐỢT THUỐC

Ở giai đoạn sớm khi khối tắc sữa mới vón kết và vị trí tắc gần núm vú, mẹ có thể dùng máy hút sữa. Nhưng với vị trí tắc sâu hoặc ở nang sữa, giai đoạn muộn khi tắc sữa hình thành những cục, mảng lớn thì dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng, đôi khi còn gây tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.

Khi bị tắc tia sữa, mẹ nên có chế độ ăn phù hợp nhiều rau củ quả xanh, uống đủ nước, ngủ nghỉ điều độ để cải thiện tình trạng tắc trong thời gian ngắn hơn.

Dự phòng tắc tia sữa

Đầu tiên mẹ cần quan sát và xem xét cử bú của trẻ. Thời gian bú, khoảng cách các cử bú, cách ngậm bắt vú và tình trạng bầu vú sau bữa bú.

Bắt đầu cho con bú khi nào? Cho con bú càng sớm càng tốt, người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi đẻ. Cho bú sớm ngoài việc kích thích tuyến vú chế tiết sữa còn là thời điểm người mẹ tiếp xúc với con hết sức thuận lợi về mặt tâm lý

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Về số lần cho bú Bác sĩ Đoàn Dung Phòng khám Tuệ Y Đường khuyên bạn điều chỉnh số lần cho bú trong một ngày bởi chính bé. Trong những ngày đầu số lần cho bú nhiều hơn, từ 7 – 9 lần. Cho trẻ bú cả hai vú, mỗi lần bú không nên quá 15 phút. Mỗi lần bú cách nhau từ 2 đến 3 giờ, nhưng tốt nhất cho bú mỗi khi trẻ đòi bú.

BS CKII Trần Thu HuyềnBS Đoàn Dung tư vấn cho bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, đồng thời cũng là một biến động về mặt tình cảm, cuộc sống người phụ nữ. Vì vậy cần chú ý chăm sóc động viên, an ủi tinh thần người mẹ để tránh tình trạng stress căng thẳng, tủi thân sau sinh.

Vệ sinh tại chỗ: Hàng ngày phải rửa vú bằng xà phòng, rửa tay trước khi cho con bú, rửa sạch đầu vú bằng nước chín để nguội trước và sau khi cho bú. Cần vắt bỏ vài giọt sữa trước khi cho bú. Sau khi cho bú các đầu vú cần được bảo vệ, được che bằng miếng vải xô khô sạch. Không dùng các áo nịt vú bằng nilon, sợi tổng hợp.

Tư thế cho con bú người mẹ có thể cho con bú ở tư thế ngồi hay tư thế nằm. Khi cho bú phải cho trẻ ngậm kín quần vú.

Chế độ ăn cho mẹ nhu cầu năng lượng tăng 25% so với lúc bình thường, khoảng 500 calo. Lưu ý cho mẹ uống nhiều nước, ăn thêm protein (thịt, cá, trứng, sữa…). Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cafe, thuốc lá…

 

Việc phát hiện và chữa trị đúng bệnh lý tắc tia sữa rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Hy vọng chị em thông qua bài viết hiểu rõ hơn và có cách xử lý phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *