Phương thuốc TANG CÚC ẨM

Dược vị

Tang diệp 12g
Hạnh nhân 8-12g
Bạc hà 2-4g
Cúc hoa 12g
Cát cánh 8-12g
Liên kiều 6-12g
Lô căn 8-12g
Cam thảo 2-4g

Chủ trị

  • Phong ôn sơ khởi, phong nhiệt phạm phế kinh chứng

Chứng trạng chính

  • Khái thấu, thân nhiệt, bất kỳ, khẩu vị khát, mạch phù sác (Ho, cơ thể sốt không định kì, hơi khát, mạch phù sác).

Nguyên nhân gây bênh

  • Tà khách phế lạc, phế thất thanh túc ( tà khí ở tại phế, phế mất chức năng thăng, giáng)

Công dụng

  • Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Trị phong ôn giai đoạn đầu, biểu hiện: ho sốt không nhất định, miệng hơi khát, rêu lưỡi vàng, mạch phù.

Giải thích:

  • Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược, có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu.
  • Bạc hà phụ vào và tăng tác dụng của 2 vị trên.
  • Hạnh nhân, Cát cánh, tuyên phế chỉ khái.
  • Liên kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc,
  • Lộ căn tính ngọt hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
  • Cam thảo có tác dụng vị thuốc hợp với Cát cánh thành bài “Cát căn thang” có tác dụng tuyên Phế, chỉ khái, lợi yết hầu.

Vị thuốc Tang diệp làm quân trong bào Tang cúc ẩm

Ứng dụng lâm sàng:

  • Bài thuốc thường được dùng viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản thuốc phong nhiệt ảnh hưởng đến Phế, gây nên ho, sốt, mề đay não B, ho gà.

Gia giảm:

  • Ho nhiều mà khí lại nghịch, có thể thêm Tiền hổ, Tô tử, Tượng bối, Ngưu bàng để tăng thêm tác dụng thông Phế giáng nghịch.
  • Nếu ho đờm, thêm Qua lâu nhân, Bối mẫu để thanh Phế hoá đờm.
  • Ho nhiều đờm, rêu lưỡi trắng nhờn, có thể thêm Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Chỉ xác để thông hoá thấp đờm.
  • Ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng hoặc lưỡi đỏ có thể thêm Hoàng cầm, Đông qua tử, Tang bạch bì, Trúc lịch, Bán hạ để tiêu nhiệt hoá đờm.
  • Nếu đờm nhiều, vàng đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng, thêm Hoàng cầm,  Đông qua nhân để thanh nhiệt, hoá đờm. huyết, chỉ huyết.
  • Trong đờm có máu, thêm Bạch mao căn, Thiến thảo để lương huyết, chỉ huyết.
  • Lanh nhiều mà sốt, tuy không biểu hiện rõ mà đầu đau nhẹ là phong nhiệt quấy ở trên, có thể thêm Bạch tật lê, Mạn kinh tử để xua tán phong nhiệt mà đầu và mắt thanh thoát.
  • Ngoài ra khi bị ngoại cảm nhiệt đã uống Ngân kiều tán” rồi, nhiệt đã bớt mà chưa thanh, có thể dùng bài này để thanh dư tà lý.
  • Miệng khát, thêm Thiên hoa phấn, Thạch hộc để thanh nhiệt, sinh tân; sốt cao, khó thở, thêm Sinh thạch cao, Tri mẫu để thanh Phế vị.

Vị thuốc cúc hoa

Lâm sàng hiện nay:

  • Trị cúm: Dùng Tang cúc ẩm gia giảm trị 50 ca. Kết quả: Sau khi uống 2 ngày, 86.5% hạ sốt, một số triệu chứng giảm nhẹ, đa số uống 4 ngày là khỏi (Quảng Đông trung y 2, 1959)..
  • Trị kết mạc viêm cấp: Thêm Bồ công anh, Ngân hoa, Hoàng liên, trị 14 ca. Kết quả: Khỏi 13, đỡ 1. Một số uống 1-2 thang đã khỏi bệnh (Xích cước y sinh tạp chí 2, 1977).
  • Trị viêm đường hô hấp trên: Trị 375 ca, khỏi 359, đỡ 16 (Phúc Kiến trung y dược 6, 1957).
  • Trị viêm não Nhật Bản: Thêm Ngưu bàng tử, Ngân hoa. Sốt cao thêm Thạch cao. Trị bệnh do tà nhiệt ở phần Vệ, mồ hôi không | ra được, có kết quả tốt (Sơn đông y san 3, 1968).
  • Trị ban sởi: Trị 127 ca. Sau khi uống 1-2 thang, ban mọc ra, toàn bộ đều tốt (Trung y tap chi 2, 1959).
  • Trị ho gà: Trị 11 ca. 5-7 ngày là một liệu trình. Nếu chưa khỏi, có thể uống tiếp. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi. Thời gian uống thuốc: Ít nhất là 10 ngày, nhiều nhất là 34 ngày, một số uống 8 ngày đã khỏi (Trung cấp y san 1, 1960).

Tham khảo:

  • Trong sách ‘Ôn bệnh điều biện’ Ngô Cúc Thông giải thích rằng: “Ho là nhiệt tà xâm lấn lạc của Phế, mình không nóng dữ là bệnh tà không nặng lắm, hơi khát là nhiệt không nhiều. Lại nói: “Đây là bài thuốc có vị cay, ngọt, mát hơi đắng để hóa phong, làm cho phế tạng ở bên trong mát mà trống rỗng, hơi đắng thì giáng xuống, cay mát thì bình hỏa, lập ra bài này là để tránh thuốc tân ôn làm hại. ( Thượng hải phương tễ học)

Theo Phương tễ học : Hoàng Duy Tân – Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *