Phân loại và cách chăm sóc da theo từng loại da [1]

Dân gian ta thường có câu “Nhất dáng nhì da” để chỉ việc đánh giá vè đẹp của một con người, trước tiên là nhìn vào dáng hình (là dáng đi lại ra sao, điệu bộ cử chỉ thế nào), sau đó đến làn da có đẹp đẽ, mịn màng, hồng hào trắng trẻo hay không ?… Chỉ một câu nói ngắn gọn vậy thôi đã đủ chứng minh được tầm quan trọng của làn da đối với cuộc sống của mỗi con người. Làn da không chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài mà còn có tác dụng thẩm mỹ, làm đẹp, giúp mỗi chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống. Để có một làn da đẹp không chỉ đến từ việc di truyền từ bố mẹ mà còn đến từ cách chúng ta chăm sóc làn da của mình mỗi ngày như thế nào.  

Vậy có mấy loại da và cách chăm sóc da theo từng loại ra sao, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

1. PHÂN LOẠI DA

Làn da cần phải được chăm sóc ít nhất 2 lần mỗi ngày, sáng và tối. Điều này cũng quan trọng như việc đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, hay ăn uống đúng giờ mỗi ngày 3 bữa. Tuy nhiên, để có phương pháp chăm sóc da đúng đắn và phù hợp, cần nhận diện được làn da từng cá nhân thuộc loại da nào.

Da có thể chia thành 5 loại cơ bản:

  • Da bình thường
  • Da dầu 
  • Da khô 
  • Da hỗn hợp
  • Da nhạy cảm 
Phân loại da là một bước rất quan trọng trong chăm sóc da đúng cách
Phân loại da là một bước rất quan trọng trong chăm sóc da đúng cách

1.1 .Chăm sóc da thường

Loại da này thường khỏe mạnh và đủ ẩm, thỉnh thoảng có thể bị mụn nhưng phần lớn thời gian, da ở trạng thái cân bằng -nghĩa là nền da mượt mà, đủ độ ẩm, lỗ chân lông nhỏ hoặc trung bình. Da ít bị kích ứng bởi các điều kiện ngoại cảnh như môi trường ô nhiễm hay các loại mỹ phẩm, nghĩa là có thể sử dụng hầu hết các loại mỹ phẩm mà không sợ dị ứng. Da loại này thuộc dạng lý tưởng, chỉ cần bảo vệ đúng mức thì làn da sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất.

Chăm sóc da thường không khó nhưng cũng cần có những nguyên tắc chung
Chăm sóc da thường không khó nhưng cũng cần có những nguyên tắc chung

Mặc dù loại da này là lý tưởng, nhưng nếu chỉ rửa mặt bằng nước thì vẫn chưa đủ để làm sạch và nuôi dưỡng da, có thể chọn bất cứ loại sữa rửa mặt nào cảm thấy phù hợp, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, rửa cả mặt và vùng cổ. Khi sử dụng toner, chăm sóc da thường nên lựa chọn loại toner có chứa chất làm ẩm và chứa ít hoặc tốt nhất là không chứa cồn.

Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ vào ban ngày( tốt nhất là kem dưỡng ẩm kết hợp chống nắng, thể trọng nhẹ) và kem dưỡng nhiều dưỡng chất vào ban đêm.

1.2 . Chăm sóc da dầu

Da dầu có nhiều lợi thế, dày hơn và vì thế không bị nhăn nhiều khi lão hóa. Mặc dù da dầu vẫn bị mỏng hơn theo tuổi tác nhưng làn da vẫn đầy đặn hơn so với các loại da khác. Da dầu rất hiếm khi bị khô hay nẻ. Tuy nhiên, loại da này lại rất nhanh bị bóng nhờn trở lại chỉ sau khi rửa mặt vài giờ. Có thể giữ cho da không bị bóng dầu bằng các loại giấy thấm dầu, bột hay phấn nền hấp thu dầu nhờn. Cũng chính vì thường hay bóng dầu nên da dễ bị mụn ở vùng cằm và trán.

Da dầu thường có lỗ chân lông to, bề mặt bóng và hay xuất hiện mụn
Da dầu thường có lỗ chân lông to, bề mặt bóng và hay xuất hiện mụn

“9 loại dầu gội điều trị viêm da tiết bã da đầu an toàn, hiệu quả”

 

Nhưng thực tế chính lượng dầu đó giúp cho da ít bị lão hóa hơn khi lớn tuổi. Da dầu hiển nhiên cần phải được rửa sạch 2 – 3 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt thiết kế dành riêng cho da dầu.Chăm sóc da dầu có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt có chứa acid salicylic, vừa giúp loại bỏ dầu nhờn, vừa giúp hạn chế mụn đầu đen, đầu trắng, rửa kỹ các vùng dầu nhờn, vùng chữ T.

Khi chọn toner cho da dầu, nên chọn sản phẩm chứa ít hoặc không chứa cồn. Đối với da dầu, tốt nhất là chọn loại chai xịt giữ ẩm có chứa chiết xuất từ cây cỏ, nha đam hay nước hoa hồng. Toner với bio – flavonoid cũng rất tốt cho kết cấu da. Đối với kem dưỡng ẩm, cần chọn loại thể trọng nhẹ và không chứa dầu, chọn loại chứa chất làm ẩm (humectant ), không gây mụn (noncomedogen ), có thể chứa dẫn xuất của silicon như cyclomethicon hay dimethicon.

1.3. Chăm sóc da khô

Da khô rõ và có thể có bong tróc, nền da thô ráp, một vài vùng có thể bị căng ra, tông màu da không đồng đều, sắc da hơi tối. Da sản xuất rất ít dầu. Vấn đề của chăm sóc da khô là phải thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên để làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dạng kem hay lotion. Chọn loại sữa rửa mặt không phá vỡ cân bằng pH của da.

Chăm sóc da khô cũng cần phải chú ý để tránh da bị lão hóa hay hình thành các nếp nhăn
Chăm sóc da khô cũng cần phải chú ý để tránh da bị lão hóa hay hình thành các nếp nhăn

Bệnh nhân khỏi bệnh viêm da cơ địa sau 20 năm sống chung với bệnh.

Loại da này cần được chăm sóc kỹ lưỡng, vì vậy cần tránh các loại sữa rửa mặt quá mạnh. Tuyệt đối không rửa mặt bằng xà phòng. Chọn toner dạng chai xịt hay dạng thoa với bông cotton đều có thể sử dụng như trong trường hợp da dầu. Sử dụng kem dưỡng ẩm tỷ trọng cao cả ngày và đêm với thành phần giàu dưỡng chất để chăm sóc da.

Da khô theo xếp loại này là do bẩm sinh chứ không phải do các yếu tố môi trường gây nên. Bất cứ loại da nào cũng có thể bị mất nước và trở nên khô ráp khi thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và khô khan.

1.4 . Chăm sóc da hỗn hợp

Da hỗn hợp khá phổ biến, dầu thường ở mũi, trán còn vùng cạnh hàm và hai gò má thì khô. Đây là sự pha trộn giữa da khô và da dầu nên cần có chế độ chăm sóc da phù hợp từng khu vực.

Chăm sóc da
Da hỗn hợp thường có vùng chữ T dầu, lỗ chân lông to và hai bên má da thường hoặc khô

1.5 . Chăm sóc da nhạy cảm

Da nhạy cảm thường mỏng. Càng lớn tuổi càng dễ có nhiều nếp nhăn, đặc biệt là các nếp nhăn li ti xuất hiện sớm. Có thể có các mao mạch đỏ ở vùng má hay mũi. Da dễ bị đỏ mỗi khi tiếp xúc với trời lạnh, thời tiết nóng hay ăn cay. Tuyến dầu có thể bị viêm mặc dù da nhạy cảm thường ít sản xuất dầu nhờn.

Chăm sóc da
Chăm sóc da nhạy cảm thường phức tạp hơn các loại da khác

Da nhạy cảm rất dễ bị trứng cá đỏ (rosaceae ) hơn các loại da khác. Vấn đề của loại da này là phải điều chỉnh để da giữ được trạng thái cân bằng. Chọn sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng. Đối với da nhạy cảm, chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt 1 lần mỗi ngày hoặc tối đa là 2 lần/ngày.

Chọn loại sữa rửa mặt dạng kem hay lotion thể trọng nhẹ và không phá vỡ cân bằng pH của da. Sữa rửa mặt đơn giản, ít thành phần càng tốt vì sẽ ít gây kích ứng. Chọn toner dạng xịt có chứa chất làm ẩm, nhưng tuyệt đối tránh những sản phẩm để lại một lớp phim hay lớp dầu bóng trên da. Chọn kem dưỡng ẩm với nền chất silicon hoặc được thiết kế chuyên biệt cho da nhạy cảm. Ăn nhiều rau quả, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và các loại acid béo thiết yếu, các chất béo có lợi.

2. CÁC THAO TÁC CHĂM SÓC DA CƠ BẢN

Để có và duy trì được một làn da đẹp, điều cần thiết là phải kiên trì chăm sóc da từ bên ngoài kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đủ thời lượng tập thể dục thường xuyên để tạo nên những tác động tích cực từ bên trong. Thiếu một trong hai yếu tố bên ngoài và hay bên trong, cũng có thể làm cho yếu tố còn lại không phát huy được tác dụng.

2.1 . Rửa mặt

Rửa mặt buổi sáng giúp loại sạch các sản phẩm thải từ làn da qua các lỗ chân lông trong lúc ngủ. Các sản phẩm thải đó có thể là mồ hôi, bã nhờn, chất độc nội sinh hay ngoại sinh. Chính vì vậy, việc rửa mặt buổi sáng sẽ giúp giải độc làn da, làm cho da thông thoáng, dễ chịu và tràn đầy sinh khí. Điều này tất nhiên rất quan trọng để có một làn da đẹp.

Buổi tối thường là trước khi đi ngủ, việc rửa mặt sẽ giúp loại bỏ bụi, các chất ô nhiễm từ môi trường, các chất tiết của da hay mồ hôi, phấn nền hay các loại mỹ phẩm trang điểm. Điều này sẽ giúp da sạch sẽ, thông thoáng để có thể hô hấp tốt hơn vào ban đêm và cũng góp phần giúp cho việc thải trừ các chất cặn bã, chất độc khi ngủ.

Ngoài ra, việc rửa mặt còn giúp tăng hiệu quả sử dụng của các loại kem dưỡng hay mỹ phẩm chăm sóc da vì làn da thông thoáng sẽ giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời, bụi bẩn sẽ không làm nghẽn lỗ chân lông khi thoa kem dưỡng. Vệ sinh da, có thể rửa mặt bằng các loại xà phòng hay sữa rửa mặt thiết kế dành cho da mặt.

Chăm sóc da
Rửa mặt cũng là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da

Cần lưu ý, nếu dùng xà phòng thông thường để rửa mặt sẽ có thể gây mất cân bằng pH da, làm da khô, sần sùi và có thể nổi mụn. Việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày cũng có thể dẫn đến kết quả không tốt vì lớp “vỏ acid ” có tính acid nhẹ trên da bị rửa trôi, khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập và các loại kem dưỡng cũng sẽ kém tác dụng hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa 2 – 3 lần/ ngày và rửa thật nhẹ nhàng với sữa rửa mặt phù hợp.

Một trong những yếu tố để đánh giá sữa rửa mặt là khả năng giữ cân bằng pH làn da, đưa pH làn da về trạng thái lý tưởng từ 4,5 đến 5. Giữ cho da mặt ở trạng thái acid nhẹ sẽ giúp bảo vệ da mặt khỏi vi khuẩn và các tác nhân ô nhiễm bên ngoài. Lớp “vỏ acid” này chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên của làn da, đồng thời giúp giữ độ ẩm cho da, làm da khỏe mạnh. Sử dụng sữa rửa mặt quá mạnh hay quá kiềm sẽ dễ làm da bị tổn thường hay nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài.
2.2. Sử dụng toner để chăm sóc da
Sau khi rửa mặt, ta nên dùng toner phù hợp với từng loại da. Thường thì nhiều người hay nghĩ rằng mình có thể bỏ qua bước này, nhưng thật ra, sử dụng toner dù không phải là bước bắt buộc như rửa mặt nhưng nó giúp làn da khỏe hơn và dễ dàng đạt kết quả mong muốn hơn.
Chẳng hạn như, vai trò của toner là cân bằng lại pH của da sau khi rửa mặt, vì dù sữa rửa mặt được sử dụng có tốt và đắt tiền đến đâu thì pH của làn da cũng ít nhiều bị thay đổi sau khi rửa mặt. pH da từ 4,5 đến 5,5 là lý tưởng, tạo lớp “ vỏ acid ” cho da, giúp bảo vệ da tốt hơn.
Sử dụng toner để chăm sóc da giúp cân bằng độ pH trên da tốt hơn
Nếu như sữa rửa mặt quá mạnh hay quá kiềm sẽ làm mất đi lớp acid này thì da phải cần đến 36 giờ mới có thể tự mình phục hồi lại. Ngoài ra, trong chăm sóc da toner thường có thêm các thành phần hỗ trợ điều trị các vấn đề về da, giúp cho quá trình điều trị tiến triển thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Có thể ví dụ như acid salicylic trong một số loại toner giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả, hay một số loại AHA trong toner giúp đẩy nhanh quá trình điều trị nám,… Có thể sử dụng dạng chai xịt hay thoa với bông cotton. Chú ý là thoa đều mặt và không rửa mặt lại sau khi dùng toner trừ trường hợp có chỉ định đặc biệt.
2.3 . Sử dụng kem dưỡng ẩm để chăm sóc da
Đây là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da tại nhà. Sau khi sử dụng toner là thoa kem dưỡng ẩm phù hợp. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp bảo vệ da, duy trì độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Tùy theo các thành phần có trong kem dưỡng ẩm mà mỗi loại kem sẽ được dùng với những mục đích bảo vệ hay điều trị khác nhau.
• Kem dưỡng ẩm tỷ trọng thấp thường có dạng lotion và chứa các chất làm ẩm như acid hyaluronic, glycerin, urê hoặc sorbitol với cơ chế hoạt động là lôi kéo các phân tử nước từ môi trường đến cung cấp cho da, thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
• Kem dưỡng ẩm tỷ trọng cao thường chứa các thành phần như dầu khoáng, bơ shea hay cồn cetyl với cơ chế hoạt động là làm mềm da và tạo một lớp màng bảo vệ chống mất nước.
Thích hợp cho những vùng có độ ẩm trong không khí thấp, thường là khí hậu lạnh. Tuy nhiên, đối với loại da khô, chỉ dùng kem dưỡng ẩm có thể sẽ vẫn chưa đủ cho việc chăm sóc da.
Cần kết hợp ăn uống điều độ, tránh hút thuốc, uống các thức uống có cồn hay caffein và cần tập thể dục đều đặn.
2.4. Kem chống nắng trong chăm sóc da
Kem chống nắng cần được sử dụng vào buổi sáng và cần thoa lại kem chống nắng nếu chuẩn bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn 15 phút, có thể chọn kem dưỡng ẩm kết hợp chống nắng hay phấn nền kết hợp chống nắng hoặc thoa kem chống nắng sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm.
Chăm sóc da bằng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Cần lưu ý là kem chống nắng dùng hàng ngày nên có chỉ số chống nắng SPF từ 15 trở lên. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay đang dùng các loại thuốc uống làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hay đang trong quá trình điều trị các vấn đề về sắc tố da thì nên dùng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên kết hợp với các loại khẩu trang hay trang phục che chắn tốt và hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng kem chống nắng trong chăm sóc da:
  •  Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra thoa lại sau 20 phút ra nắng.
  •  Thoa lại sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi tắm, sau khi rửa mặt, lau mặt hay sau khi ra mồ hôi.
  •  Kem chống nắng với dòng chữ waterproof sẽ có tác dụng 80 phút trong nước và water – resistant có tác dụng 40 phút trong nước.
  •  Thoa vùng mũi và những vùng da có vấn đề nhiều hơn.
  •  Cần lưu ý sử dụng kem chống nắng thường xuyên, dù là ở nhà vì ánh sáng mặt trời ( tia tử ngoại ) có thể làm tổn hại làn da ngay cả khi không ra nắng ví dụ ánh sáng hắt từ cửa sổ hay tia tử ngoại có thể xuyên qua rèm cửa sổ hay phản chiếu từ các đồ vật xung quanh.

2.5. Tẩy tế bào chết

Chỉ sau một vài ngày, các tế bào da chết và các sản phẩm thải sẽ tích tụ lại trên bề mặt da, làm da trở nên xỉn màu và mất sức sống, thậm chí có thể gây một số vấn đề về da ở những người mà cơ chế bong tróc da chết tự nhiên của cơ thể hoạt động không hiệu quả. Chính vì lẽ đó, tẩy tế bào chết là một phương pháp chăm sóc da tốt và hiệu quả, giúp da nhanh chóng trở lại trạng thái tươi mới và kích thích tế bào da tăng sinh, đẩy nhanh quá trình thay mới làn da.

Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc tẩy tế bào chết trong chăm sóc da vì nếu thực hiện quá thường xuyên hay sử dụng các sản phẩm không phù hợp để chăm sóc da sẽ làm da dễ bị kích ứng hay gây mụn.

Đó cũng là dấu hiệu để nhận biết việc quá lạm dụng tẩy tế bào chết. Một cách vô tình, cố ý hay có thể do quá nôn nóng đẩy nhanh quá trình trị liệu mà tẩy tế bào chết mỗi ngày hay do sản phẩm sử dụng hàng ngày có chứa hoạt chất tẩy tế bào chết mà không được nhận biết đều có thể gây những tổn hại nhất định cho da.

Để làm dịu da, có thể dùng gel nha đam hoặc dùng bông cotton thấm trà hoa cúc La Mã rồi thoa lên mặt hay dùng chất nhựa nhầy từ lá lô hội cũng có hiệu quả làm dịu da tương tự. Và tất nhiên, không nên tiếp tục tẩy tế bào chết cho tới khi da đã hoàn toàn hồi phục.

Tần suất tẩy da chết:

  • Da bình thường:3 lần/ tuần. Hóa học, enzym hay dạng hạt, có thể dùng hỗn hợp.
  • Da dầu Tối đa: 3 lần/ tuần. Mặt nạ đất sét, acid salicylic, hạt silicon hay polyurethan, enzym, nhiều quá sẽ sinh dầu nhiều hơn.
  • Da nhạy cảm: 1 lần/ tuần, tối đa 2 lần. Tẩy nhẹ dạng hạt .
  • Da khô: 2 – 3 lần/ tuần. Acid glycolic, AHA, polyurethan, hạt silicon, enzym kích thích sản sinh dầu.
  • Da hỗn hợp: 2 – 3 lần/ tuần, chú ý vùng chữ T. 
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *