Các vị thuốc bổ nói chung dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do bẩm sinh, dinh dưỡng kém hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra, chia thành nhiều nhóm thuốc bổ khác nhau như thuốc bổ âm, thuốc bổ huyết, thuốc bổ dương, thuốc bổ khí. Nhóm thuốc bổ âm dưỡng âm nói riêng dùng để trị các chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể hao hụt. Vậy tác dụng cụ thể của từng vị thuốc và cách dùng nhóm thuốc này thế nào để đạt hiệu quả cao, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường và Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Định nghĩa
Thuốc thuộc nhóm tư âm dưỡng âm là các thuốc dùng để chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư), do tân dịch hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô họng đau, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón
Phần âm gồm: Phế, vị, thận và tân dịch. Khí hư nhược sẽ có các triệu chứng sau:
- Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm,…
- Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy mau chân răng, vật vã trằn trọc, táo bón, sốt nhẹ,..
- Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, liệt dương
- Tân dịch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít,…
- Mạch tế sác
- Âm hư thường có triệu chứng của hư nhiệt, biểu hiện: Người gây da khô nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác trong người bốc hỏa, sốt về chiều hoặc đêm, đạo hãn, mất ngủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác,..
2. Tác dụng
- Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: Cao huyết áp, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai,…
- Chữa rối loạn thần kinh thực vật do hư lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt,…
- Chữa rối loạn chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp,…
- Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh
- Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Bạn đọc có vấn đề thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp nhé!
3. Các vị thuốc
3.1 Tây dương sâm
Hoa kỳ sâm, thuốc nhập nội.
Tính vị quy kinh: Vị hơi ngọt đắng, tính hàn, vào hai kinh phế vị.
Công dụng: Bổ phế âm, thanh hỏa, sinh tân dịch, hay dùng chữa họ lao héo phổi, hư nhiệt, bần thần uể oải, khát nước, đau răng do vị hỏa bốc.
Liều dùng: 3 – 6g.
Cấm kỵ: Kỵ dao sắc, kỵ sao trên lửa, phản vị Lê lô, trung dương bất túc, trong dạ dày có thấp trọc thì chớ dùng.
3.2 Sa sâm
Đều là thuốc Bắc nhưng có hai thứ Bắc sa sâm và Nam sa sâm, Bắc sa sâm là sản xuất ở các tỉnh miền Bắc Trung Hoa như Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh, Nam sa sâm là sản phẩm của các tỉnh miền Nam Trung Hoa An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.
3.2.1 Bắc sa sâm
Họ Hoa tán. Mọc lưu niên, có rễ rất dài, mọc sâu trong cát, thành được Bắc trắng, chất cứng, bẽ gãy ra trong tim có màu vàng nhạt
3.2.2 Nam sa sâm
Họ Hoa chuông. Cũng là cỏ mọc lưu niên, đám rễ mập mà to dưới phần đất, thành dược có nhiều lỗ nhỏ không đều về chất rất nhẹ rỗng.
Ở nước ta, có cây Nam sâm (Launaea pinnatifidacass., họ Cúc), thấy ở miền biển đất cát như Cửa Lò (Nghệ Tĩnh) và Cồn Lớn (Bến Tre),
Tính vị quy kinh: Vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, vào phế.
Công dụng: Dưỡng âm thanh phế, trừ hư nhiệt, chỉ khát trừ đờm, hai thứ tác dụng như nhau nhưng Bắc sa sâm thì tác dụng tư âm khỏe hơn, Nam sa sâm thi trừ đờm giỏi hơn, hay dùng chữa phế âm bất túc, ho hen do hư nhiệt, ho khan hoặc héo phổi.
Liều dùng: 6 – 12g.
3.3 Thạch hộc
Họ Lan. Có mấy chủng loại Thiết bì thạch hộc, Trảo lan thạch hộc và Kim thoa thạch hộc, đều mọc bám trên nham thạch hoặc trên cây to, ưa ẩm thấp, lấy về cắt bỏ rễ, cắt khúc đem nấu qua, rửa sạch thái nhỏ phơi khô để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt nhạt tính hơi mặn hàn, vào ba kinh phế vị và thận. Công dụng: Tư âm ích vị, sinh tân, hay dùng chữa sốt cao làm hao tân dịch, khô miệng khát nước, chứng hư nhiệt sau cơn ôn mới khỏi.
Liều dùng: 8 – 16g.
Cấm kỵ: Bệnh thấp ôn hoặc bệnh ôn nhiệt chưa hóa táo thì chớ dùng
3.4 Bạch thược bổ âm
Họ Hoàng liên. Thuốc ngoại nhập. Tính vị quy kinh: Vị đắng chua, tính hơi hàn, vào ba kinh can, tỳ, phế.
Công dụng: Nhu can chỉ thống, dưỡng huyết liễm âm, lợi tiểu tiện, dùng đau bụng tả lỵ, lưng sườn đau xốn, kinh nguyệt không đều, băng lậu đới hạ, chân tay co quắp, đổ mồ hôi, tiểu tiện không thông lợi.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Bụng đầy, hư hàn thì chớ dùng.
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Bạch thược – Bài thuốc bổ âm dưỡng huyết
3.5 Huỳnh tinh
Họ Hoàng tinh. Củ cây Hoàng tỉnh.
Mua củ tươi đem về ngâm rửa cắt bỏ rễ râu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín đem phơi thành sắc đen, phải để nơi cao ráo kẻo sinh giòi bọ.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính bình, vào ba kinh tỳ phế và vị.
Công dụng: Bổ tỳ, nhuận phế sinh tân dịch, hay dùng chữa tỳ vị hư yếu, ho hen do phế hư, tiêu khát.
Liều dùng: 12 – 20g.
Cấm kỵ: Tỳ hư thấp thịnh, thực tính, ứ trệ thì chớ dùng.
3.6 Ngọc trúc
Họ Hoàng tỉnh. Nhuy nhân. Dùng củ khô làm thuốc, thu hái đem về cắt bỏ cọng và lá, rửa sạch bỏ lên giàn mà phơi, vì chất nó mập đầy, cho nên phơi lâu mới khô, trong thời gian chờ khô ấy, nên dùng tay ép cho nó bẹp, phơi đến khô, trong suốt mới được, dùng sống hoặc chích mật mà dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hơi hàn, vào hai kinh phế vị.
Công dụng: Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát (tại miền Nam hay dùng nó làm sâm bổ lượng, uống mát bổ) hay dùng chữa táo nhiệt khát nước, ho hắng do phong ôn, phát sốt đổ mồ hôi, hư lao phát sốt.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Người dương hư âm thịnh, tỳ hư, khó chịu trong ngực với đờm thấp ứ trệ thì chớ dùng.
3.7 Thiên môn và tóc tiên leo
Họ Thiên môn. Người hay trồng trên giàn hoa làm cảnh đẹp trước nhà, vì lá rất đẹp nên gọi tóc tiên, vì leo trên giàn nên gọi tóc tiên leo, thu hoạch được củ cắt bỏ cọng và lá râu rễ, bóc bỏ vỏ, ngâm qua nước phèn chua, phơi khô, thái khúc dễ dùng.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế thận.
Công dụng: Tư âm nhuận táo, thanh nhiệt hóa đờm, tiêu khát, sốt cao hao tân dịch. hay dùng chữa sưng phổi mủ (phế ủng), họ lao thổ huyết,
Cấm kỵ: Tỳ vị hư hàn ỉa chảy thì cấm dùng.
3.8 Mạch môn
Họ Hoàng tỉnh. Hệ diễng, Lan tiên cũng là nó. Có trồng làm cảnh lá xanh, lá sọc xanh trắng hai thứ, mùa thu hoạch từ tiết Lập hạ đến Mang chủng, đào lấy củ về rửa sạch bùn đất phơi cho nó héo, banh ra bóc bỏ tim, ép dẹp dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và vị.
Công dụng Thanh tâm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hóa đờm chỉ khái, hay dùng chữa ho lao thổ huyết, khô miệng khát nước, sốt cao hao tân dịch, đại tiện bí.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Tỳ vị hư hàn đi tiêu chảy thì chớ dùng
3.9 Câu kỷ tử
Họ Cà. Tiếng Bắc gọi Khủ khởi, viết toa hay đề Cam kỷ tử, Kỷ tử, cũng là 1 thứ. Ngoài Bắc người ta trồng như hàng rào, có nhiều trong Nam, chợ Bà Chiểu thấy cũng có bán, người ta nói gốc ở Thủ Dầu Một, rễ nó gọi là Địa cốt bì, một cây có hai vị thuốc, ở đây ta nói về quả của nó, tháng 9 hái về ngắt bỏ cuống, lựa bỏ các quả đã biến sắc, phơi khô để dùng sống.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào ba kinh phế can thận.
Công dụng: Bổ can thận, nhuận phổi, khỏe gân xương, hay dùng chữa hoa mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, giải khát, chữa eo lưng và chân đau mỏi, Kỷ cúc địa hoàng hoàn chữa đau mắt nổi danh, lá non câu kỷ nấu canh với Cật heo ăn bổ thận rất tốt coi như truyền thống, rượu ngâm Câu kỷ tử uống chữa hư nhược, bổ ích tinh khí, trừ phong hàn, tráng dương sự, làm hết chảy nước mắt sống, khỏe lưng gối, Bản thảo cương mục ghi chép vào bài thuốc rượu thứ 16, Lãn ông chép trong Hành giản Trân nhu.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Có thực nhiệt ngoại tà, tỳ hư có thấp, ỉa chảy thì chớ dùng
3.10 Rùa
Họ Rùa. Tức Yếm rùa vàng. Lấy thứ đã rã ra gọi Bại quy bản là tốt, yếm có nghĩa lấy yếm chớ không lấy mu, giết chết rồi lấy yếm cạo bỏ hết thịt gân, phơi khô mà dùng là tốt nhất, cách thứ hai là giết chết rùa rồi đem luộc chín để lấy yếm.
Đem ngâm nước trong 1 tháng, mỗi ngày thay nước 1 lần đợi khi gân thịt rã nát hết, đem yếm rửa sạch phơi khô, sao với cát sỏi bôi giấm nướng dùng, hoặc để sống dùng.
Từ nguyên liệu này nấu được cao gọi là Quy bản, nếu có hai phần ba sừng nai thì ra cao ban long, rất bổ, quý.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính hàn, vào 4 kinh thận, tâm, can và tỳ.
Công dụng: Bổ tâm thận, tư âm tiềm dương, dùng chữa thận âm bất túc, lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương, di tinh, đới hạ, băng huyết rong huyết chân đau mỏi không có sức, âm hư động phong, kiết lỵ kéo dài, ho dai dẳng, sốt rét, trĩ, mạch lươn, trẻ con thủng mỏ ác… như bài Đại bổ âm của Chu Đan Khê (trang 142) là mẫu mực khả thủ.
Liều dùng: 12 – 32g.
Cấm kỵ: Hư mà không sốt thì chớ dùng.
3.11 Miết giáp bổ thận âm
Họ Ba ba. Miết giáp, Mai cua đinh (tiếng Bắc gọi Ba ba, tiếng Nam gọi cua đinh). Lấy mai của nó chớ không lấy yếm, bốn mùa đều có thể bắt lấy phải cẩn thận, cua đinh cắn thì trời gầm không nhả, phải làm cái thòng lọng, chọc tức cho nó thò đầu ra tra thòng lòng vào cổ ra mà cắt tiết nhanh mới xong, ăn thịt lấy mai, cách xử lý như yếm rùa, phơi nắng 3 ngày để sống dùng, hoặc bôi mỡ nướng dùng, nấu cao dùng.
Tính vị quy kinh: Vị mặn hàn, vào ba kinh can phế tỳ.
Công dụng: Tư âm tiềm dương, nhuyễn kiên lao nóng âm ỉ trong xương, âm hư động phong, sốt tán kết, tiêu trưng hà, loa lịch, hay dùng chữa hư rét sưng lách, đau eo lưng, dưới sườn tức cứng, trưng hà, kinh bế.
Liều dùng: 12 – 16g.
Cấm kỵ: Hư mà không có sốt, yếu dạ dày, nôn ọe, ỉa chảy tỳ hư, đàn bà có thai đều kiêng không được dùng.
3.12 Lòng đỏ trứng
Gọi là Kê tử hoàng, khắp nơi đều có và ai ai cũng đều biết, đập quả trứng gà khi nghiêng cho chảy hết lòng trắng mà lòng đỏ còn nguyên, khi không nơi đói hết Tính vị quy kinh. Vị ngọt ấm, vào ba kinh tâm Uy ví.
Công dụng: Dưỡng âm, ninh âm, bổ tỳ vị hay dùng chữa mất ngủ vì âm hư, lên ối do vị khí nghịch, sản hậu kiết lỵ do can nhiệt, lác sữa (tức chàm má) trẻ con, điều chế với lá mơ tam thể cho ăn chữa kiết lỵ hay như thần. Liều dùng: 1 – 3 quả.
Cấm kỵ: Tỳ vị có thấp trệ thì cho dùng.
3.13 Mè đen bổ âm
Họ Vừng (Vừng đen, Hắc chi ma). Một vật rất thông thường, nhưng tác dụng chữa bệnh rất quý.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh phế tỳ can thận.
Công dụng: Bổ ích can thận, dưỡng huyết khu phong, nhuận táo hay dùng chữa bệnh nặng mới khỏi người gầy yếu, hư phong chóng mặt, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, phát triển bắp thịt, bổ sung tinh tủy. Người Hoa nấu chè Mè đen gọi Chí mà phủ ăn rất bổ.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Đại tiện hoạt tiết, ỉa chảy té re thì chớ dùng.
3.14 Yến sào
Đất nước ta có rất nhiều sản phẩm này, ngoài miền Trung là nơi sản xuất, nó đóng trong ổ vách đá ngoài hải đảo, trong ổ có lông yến, nước bọt của yến ngưng kết nhiều lớp mà nên, muốn lấy ổ yến, người ta phải đi thuyền ra hải đảo, lặn thật sâu rồi chui lên các hang ngách mới lấy được.
Nghệ thuật chế tạo món ăn Yến sào rất công phu cho nên giá rất đắt, 2 đến 3 triệu đồng 100g; ở đây ta nói Yến sào dùng làm thuốc khi mua được về, cho vào túi lụa nấu qua, hoặc sắc kỹ rồi lược lấy nước cho uống.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế vị,
Công dụng: Dưỡng phế âm, hóa đờm chỉ khái, hay dùng chữa họ lao tổn, sốt cơn, ho ra máu.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Phế vị hư hàn thì kỵ dùng.
3.15 Bách hợp bổ âm
Họ Bách hợp. Hoa giống như bông loa kèn, dùng thân dùng vẩy nó làm thuốc, khi đào lấy về rửa sạch hết đất bùn, bóc ra phơi khô, cũng có thể ngâm qua nước sôi rồi đem phơi.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn, vào hai kinh tâm phế.
Công dụng: Nhuận phế chỉ khái, ninh tâm an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu dùng chữa họ lao thổ huyết, hay bần thần, kinh sợ hồi hộp của Trọng Cảnh.
Liều dùng: 6 – 12g.
Cấm kỵ: Bệnh trúng hàn lạnh, lạnh bên trong thì không được dùng.
Có thể bạn quan tâm: Bách hợp – Dưỡng phế âm
3.16 Mộc nhĩ
Họ Mộc nhĩ (Tức nấm mèo). Thịnh hành ở miền Nam, người ta dùng gỗ so đũa chặt khúc dài hai ba mét, dùng cái đục đặc biệt chuyên dùng đóng một cái lấy ra thì có lỗ, tra meo vào, cứ đựng đó, tưới nước đều đều thì nó cho rất nhiều Mộc nhĩ, kinh tế thì rất lớn, dùng vào y dược cũng rất cần, lấy về cho vào nia, que tre dàn mỏng ra, phơi hoặc sấy 1 đêm là khô, xài được.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào ba kinh phế vị và thận.
Công dụng: Tư âm nhuận phế, sinh tân dịch, hay dùng chữa ho lao, trong đờm có dính máu, hư nhiệt khát nước, héo phổi…
Liều dùng: 4 – 12g.
Cấm kỵ: Ho gió, ho phong thì chớ dùng, thấp đờm cũng kỵ.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
Facebook: Tuệ Y Đường
Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh
Bác sĩ: Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
Bài biết được tham vấn với BS CKI Nguyễn Nhật Minh