NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CHÀM

Chàm là một trong những bệnh da liễu thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó khiến người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ , ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy tìm hiểu nguyên nhân , triệu chứng bệnh chàm giúp chúng ta sớm nhận biết và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Do di truyền: Đây là triệu chứng quan trọng và khó có thể thay đổi được. Ví dụ cha, mẹ bị các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa thì xác suất con cái có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Trong đó chàm là một bệnh dị ứng hay gặp trong yếu tố di truyền này.
  • Do bệnh nhân tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện, hay việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại với môi trường như khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm trôi nổi. Khi các chất này tiếp xúc da trong thời gian dài hoặc khi da bị tổn thương tiếp xúc với các chất này sẽ thành phản ứng miễn dịch làm cho chúng ta ngứa, gãi nhiều và lâu dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa.
  • Do cơ thể bệnh nhân dị ứng với một số chất: Dị ứng với thức ăn (thức ăn lạ, hải sản, đồ tanh, thịt gà, trứng, sữa , …), dị ứng với thời tiết ,dị ứng với các chất thải bẩn,….
  • Do sức đề kháng cơ thể bệnh nhân kém nên giảm khả năng bảo vệ trước tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Do làn da không được vệ sinh sạch sẽ: gây nên các viêm nhiễm trên da cũng là nguyên nhân khởi phát hình thành nên bệnh chàm.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng chung của bệnh là mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Đồng thời rất ngứa, ngứa rất dữ dội, có thể làm rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm. Do đó càng ngãi , người bệnh càng ngứa.Bệnh thường dai dẳng, hay tái phát.

Diễn biến của bệnh phát triển qua 5 giai đoạn 

  • Giai đoạn 1: Hồng ban (đỏ da)
  • Giai đoạn 2: Mụn nước
  • Giai đoạn 3: Chảy nước
  • Giai đoạn 4: Da nhẵn
  • Giai đoạn 5: Bong vảy da, Lichen hoá (hằn cổ trâu)

Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ nhau, triệu chứng ngứa xuyên suốt cả 5 giai đoạn và dai dẳng.

Các thể lâm sàng của bệnh chàm 

Theo tính chất của thương tổn :

  • Chàm đỏ : da đỏ sẫm, gần giống như là xuất huyết, hay ăn vào cẳng chân, chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy nước vàng.
  • Chàm dạng bọng nước: khi thương tổn chứa dịch lớn hơn 1mm gọi là bọng nước, mụn nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay, chân.
  • Chàm có sẩn : các sẩn nền nổi cao trông như sẩn huyết thanh tập trung thành từng đám.

Theo tiến triển của bệnh :

  • Chàm cấp : nền da đỏ, phù và chảy nước nhiều.
  • Chàm bán cấp : da còn đỏ,? ít phù nề, hết chảy nước.
  • Chàm mạn : bệnh chàm cấp tính dai dẳng, không khỏi thì trở thành bệnh chàm mạn tính, biểu hiện da đỏ có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy nước, nếu tồn tại lâu và do gãi nhiều thì da sẽ dày lên, nếp da sâu xuống tức là liken hóa.
  • Chàm bội nhiễm : do nhiễm tạp khuẩn, bên cạnh các mụn nước có các mụn mủ, loét trợt. Khi có vảy vàng giống vảy chốc gọi là chàm chốc hóa.
  • Chàm hóa : những bệnh da do bôi thuốc không hợp gây kích thích sẽ biến sang chàm, bên cạnh những thương tổn cũ xuất hiện những mụn nước giống bệnh chàm.


Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm

Theo căn nguyên :

  • Chàm thể tạng: Tỷ lệ bệnh tăng lên đặc biệt ở vùng ấm áp và các đợt bùng phát theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có thể có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản.
  • Chàm thể tạng hài nhi : (< 2 tuổi ) (lác sữa) Bắt đầu xuất hiện sớm ở trẻ bụ bẫm, từ 3-6 tháng tuổi và thường được gọi là “lác sữa”, Biểu hiện đầu tiên lên mặt, nhất là trên má và trán chừa lại vùng quanh miệng và mắt. Thương tổn thường là mụn nước một bên má sau lan hai má và lan tràn thành hình móng ngựa, cuối cùng lan rộng ra các phần khác của cơ thể. Bệnh bắt đầu bằng hồng ban, da nhám và tiến triển đến sẩn hóa, mụn nước hóa, rỉ nước, vảy tiết và vảy mịn. Ranh giới thương tổn không rõ, đối xứng và có khuynh hướng nhiễm khuẩn thứ cấp. Trẻ bị kích thích và bứt rứt dữ dội. 
  • Chàm thể tạng trẻ em (lớn hơn 2 tuổi). Trong suốt thời trẻ em, bệnh chàm trở nên khô hơn, da dầy hơn, các tổn thương ngứa dữ dội, các mảng sẩn và liken hóa, hồng ban, trợt da và vảy tiết, nhiều ở nếp khuỷu và nhượng chân. Nhiễm khuẩn thứ cấp là thường xuyên, giới hạn thương tổn không rõ. Tiến triển tự nhiên của bệnh thường sẽ cải thiện, thời điểm tái phát lại là tuổi lên hai, lên bảy và lúc dậy thì.
  • Chàm thể tạng người lớn : Đây là một bệnh tái phát mạn tính trên những bệnh nhân bị chàm thể tạng hoặc bị suyển từ nhỏ. Bệnh này thường lan khắp người giới hạn không rõ với các vị trí ưa thích ở mặt (trán, mí mắt), mặt trước cổ, hố khuỷu tay, nhượng chân, cổ tay, lưng bàn tay, bàn chân. Có thể xuất hiện trên và quanh núm vú nhất là phụ nữ mới lớn. Tổn thương da có xu hướng ở những mặt duỗi hơn là ở mặt gấp.
  • Chàm vi trùng : Nguyên nhân thường do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn.
  • Chàm tiếp xúc :Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là hiện tượng ngứa ở thượng bì và bì, thường khởi đầu khu trú, gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích, từ môi trường tiếp xúc với da.
  • Chàm da mỡ (chàm tiết bã) :Là một dạng thông thường của chàm vốn có khuynh hướng xảy ra ở những người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã ở mức tối đa như : ở da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai, có thể ở vùng bẹn, nách và dưới vú.
  • Tổ đỉa : Chàm dạng tổ đỉa là một viêm da dạng chàm mạn tính, tái phát, trong đó các mụn nước ở sâu, ngứa, xuất hiện ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân

Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm giúp người bệnh nhanh chóng nhận biết bệnh để từ đó có những biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uông và sinh hoạt phù hợp, nên lựa chọn những Phòng Khám khám chữa bệnh uy tín để điều trị. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *