NẤM MÓNG 2 | ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM MÓNG THẾ NÀO?

Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép. Ở số tuần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Nấm móng là gì và cách phòng tránh nấm móng, vậy tuần này các bạn hãy cùng HQ tìm hiểu về cách điều trị bệnh này nhé.

Và đồng hành với chúng ta trong video ngày hôm nay vẫn là Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền –BS CK II YHCT– Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường.

Sau video tuần trước thì bạn Thanh Loan ở Thanh Hoá có gửi câu hỏi về cho chương trình như sau: “ Mấy tháng gần đây tự nhiên móng tay của tôi hay bị gãy, ngả màu vàng, bề mặt móng trông vẫn bình thường nhưng phía dưới móng tiếp xúc với thịt thì bị bong tróc, xin hỏi tôi có bị nấm móng k và điều trị như thế nào, dùng thuốc gì cho khỏi hẳn.”

BS Thu Huyền:

Chào bạn, theo như bạn mô tả thì cũng chưa đủ để khẳng định là bị nấm móng. Nếu bạn có chụp hình lại gửi qua Trung tâm thì mình sẽ xem được kĩ cho bạn hơn. Ngoài ra thì bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế hoặc làm xét nghiệm soi nấm cũng là một cái căn cứ để biết được rằng là mình có bị nấm móng hay không. 

Nấm móng
Nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép

Và nếu như bạn bị nấm móng thì có thể dùng các thuốc điều trị nấm kết hợp với việc vệ sinh kiêng khem trong quá trình dùng thuốc là sẽ khỏi bạn nhé. 

Thưa bác sĩ! Hiện tại có những phương pháp nào để điều trị nấm móng ạ?

BS Thu Huyền:

Thường sẽ có 2 phương pháp điều trị nấm móng theo Tây y và Đông y.  

Với Tây y chúng ta sẽ dùng một số thuốc bôi là kháng sinh kháng nấm như : kem bôi Pommade Ketoconazol hoặc Canesten, Exoderil,…

Có thể kết hợp thêm thuốc uống giúp tăng đề kháng tạp khuẩn nấm móng như: Itraconazol… 

Còn Đông y thì chúng ta sẽ điều trị nấm móng bằng thuốc được bào chế từ các loại dược liệu bao gồm thuốc ngâm bôi bên ngoài kết hợp với uống trong. 

Tuy nhiên dù điều trị bằng phương pháp nào chúng ta cũng cần phải kết hợp với cả việc vệ sinh và kiêng khem cẩn thận mới khỏi bệnh được. 

Bạn Thảo M có gửi câu hỏi cho chương trình: “ Bệnh này thì phải điều trị trong bao lâu thưa BS”

BS Thu Huyền:

​​Với nấm móng thì thời gian điều trị thường phải kéo dài ít nhất từ 3- 6 tháng, có trường hợp đến 12 tháng, bởi sau khi chúng ta chữa cho cái nấm nó hết hẳn rồi thì vẫn phải tiếp tục điều trị duy trì cho tới khi thay trọn vẹn móng mới. tuy nhiên là đa phần bệnh nhân dùng thuốc thì tới tháng thứ 2 là cũng thấy ổn rất nhiều rồi. 

Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó để phục hồi. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

Dạ, là một bác sĩ đông y thì cô có thể chia sẻ một số mẹo điều trị nấm móng dân gian bằng các nguyên liệu dễ kiếm quanh nhà được không ạ?

BS Thu Huyền:

Trong dân gian có rất nhiều cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân tương đối đơn giản và hiệu quả, điển hình như tỏi, trầu không, giấm táo…

  • Với tỏi thì chúng ta bóc vỏ đem giã nhuyễn sau đó đun sôi nước rồi cho tỏi vào, nấu trong 5 – 10 phút sau đó tắt bếp và để nguội. Dùng phần nước này ngâm vùng móng bị nấm trong 15 phút sau đó lau sạch. Duy trì làm như vậy 3 – 4 lần/tuần sẽ thấy được hiệu quả 
  • Với trầu không chúng ta lấy lá trầu tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đem đun cùng nước sôi và ít muối trong khoảng 5 – 10 phút. Bước tiếp theo là đợi cho nước còn ấm thì ngâm vùng móng bị nấm vào, lấy bã chà nhẹ lên. chúng ta cũng làm như vậy mỗi tuần 4 – 5 lần.
  • Với giấm táo thì chúng ta pha một ít muối với một ít giấm táo vào nước sau đó đun sôi 2 – 3 phút sau đó chờ cho nước ấm thì ngâm phần móng chân, móng tay bị nấm vào trong 10 – 15 phút, duy trì đều đặn mỗi ngày/lần….

Chúng ta có thể áp dụng những mẹo trên để điều trị nấm móng ở giai đoạn đầu rất tốt. 

Cô có thể chia sẻ cụ thể về pp điều trị nấm móng bằng thuốc Đông y được không ạ?

BS Thu Huyền:

Phương pháp điều trị nấm móng bằng thuốc Đông y đa phần sẽ kết hợp 2 dạng chính là dùng ngoài và dạng uống bên trong. 

Thuốc dùng ngoài dưới dạng lau ủ, có tác dụng điều trị các tổn thương nấm và phục hồi móng bệnh, còn thuốc uống trong sẽ nâng cao thể trạng và hệ thống miễn dịch của cơ thể lên. Kết hợp trong ngoài sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình phục hồi móng cũng như triệt để các gốc nấm. 

Tuy nhiên mọi người cũng chú ý là điều trị nấm thì nhanh, nhưng để móng phục hồi hoàn toàn như cũ cũng mất khoảng từ 4-6 tháng. Chính vì vậy trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần phải kiên trì thì mới có thể khỏi hoàn toàn được. 

Bác trai khỏi bệnh VIÊM DA CƠ ĐỊA đưa vợ bị NẤM MÓNG đến điều trị trong ngày tái khám

Thưa BS cần có 1 chế độ dinh dưỡng như thế nào để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nấm móng?

BS Thu Huyền:

Một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và có chứa nhiều khoáng chất, vitamin có thể giữ cho móng tay của một người chắc khỏe.

Việc tốt nhất để bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý là thông qua chế độ ăn, tăng cường ăn nhiều rau xanh và quả để bổ sung đủ loại khoáng chất và vitamin. 

Rất cảm ơn BS.CKII Trần Thị Thu Huyền đã dành thời gian quý báu để tham gia chuyên mục “Bạn hỏi – Bác sĩ trả lời” ngày hôm nay. HQ hy vọng qua video nay các khán giả, người bệnh đã phần nào hiểu rõ hơn về cách điều trị nấm móng và hiệu quả điều trị bằng Y học cổ truyền với bệnh lí này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay bất cứ vấn đề gì về Da liễu, Phụ khoa hay Xương khớp các bạn đừng ngại cmt ngay dưới video này hoặc nhắn gửi qua các kênh truyền thông của Đông Y Tuệ Y Đường.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *