“Người Việt Nam chết trên đống thuốc”, tuyên bố ấy của một nhà khoa học chưa bao giờ cũ. Trong cơn phẫn nộ xã hội về chất lượng sống, “đống thuốc” của người Việt vẫn đang mục rữa hoặc để người Trung Quốc dùng. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả phòng và điều trị bệnh cũng như có thể giúp mọi người giảm thiểu tối đa tình trạng bệnh nặng hơn ngay ở giai đoạn đầu các bác sĩ tại Đông y Tuệ Y Đường đã tổng hợp lại mẹo điều trị một số bệnh da liễu tại nhà trong bài viết ngày hôm này.
1, Nấm da
Nếu dịch bệnh căng thẳng các bạn không đi khám được, mà thuốc bôi ở hiệu thuốc không hiệu quả thì bạn phải làm sao?
Trước tiên là phải vệ sinh cơ thể và quần áo sạch sẽ, ngoài ra thì các bạn có thể áp dụng mẹo này: Lấy tầm 500g rau hẹ tươi giã nát rồi ngâm vào nước sôi khoảng 15 phút, chờ cho nước âm ấm đổ ra chậu ngâm chân.Làm như vậy 2-3 lần thì khỏi nấm chân.
Với lang ben hay còn gọi là bạch điến: Các bạn có thể dùng gừng tươi xát vào vị trí bị thương sau khi đã làm sạch da nhé. Hoặc bạn có thể trị bệnh này bằng cách dùng rượu uống với dầu vừng sống.
2, Rôm sảy
Nếu bạn đang nuôi con, và con bạn bị rôm sảy: Hãy lấy dưa chuột tươi giã lấy nước, xoa vào chỗ có rôm sẩy, mỗi ngày làm nhiều lần, sau 2-3 ngày sẽ hết rôm.
Vào mùa hè thu nếu con bạn bị rôm sảy nhiều có thể cho uống 1 ít canh đậu xanh, hoặc uống 5-10g kim ngân hoa nấu nước dùng thay chè nhé.
Ngoài ra bạn có thể dùng bí đao để trị rôm sẩy cũng rất tốt nữa đấy: Bí đao cắt lát, rửa sạch, sát nhẹ lên chỗ rôm sảy 3 tiếng 1 lần, dùng liên tục 2-3 ngày để thấy hiệu quả nhé.
3, Bỏng
Tiếp theo là bỏng, rất hay gặp ở những bạn có niềm đam mê với nấu nướng nhưng lại vô cùng vụng về như mình, thi đây chắc chắn là những mẹo các bạn cần…Nếu bạn bị bỏng dầu hay nước sôi hãy rửa vùng da bị bỏng ngay và liên tục dưới vòi nước mát nhé.
Sau đó hãy vào bếp lấy ngay 1 hũ mật ong trắng hoặc một quả trứng gà, bôi vào vị trí bị bỏng, ngày liên tục 3-4 lần để thấy hiệu quả bạn nhé.
4, Nứt nẻ tay chân
Cái này thì cũng tuỳ vào mức độ nữa các bạn ạ, nếu mà bị nhẹ các bạn chỉ cần dùng dưỡng ẩm, rồi tránh tiếp xúc với các chất hoá học, xà phòng. Hoặc các bạn có thể áp dụng mẹo như thế này.
Mẹo thứ 1 là bạn hãy mua cho mình 1 nải chuối tiêu già, ruột thì ăn cho đẹp da còn vỏ thì các bạn đem chà vào gót chân 5-10 phút 1 ngày rồi rửa sạch bằng nước ấm, làm liên tục như vậy 7-10 ngày để thấy hiệu quả nhé
Mẹo thứ 2 là dành cho bạn nào gót chân nứt rất mạnh, cảm giác cái phần da nó dầy và nứt ra ấy, thì mình sẽ dùng nước sôi hoà với muối thật đặc,rồi để nước ấy nguội 1 chút đi nhưng vẫn đảm bảo độ nóng già, ngâm tay chân 1 lúc cho nó mềm các vết nứt đi, sau đó lấy đá kỳ kỳ nhẹ cho lớp da chết được bong ra, rồi dưỡng bằng dầu dừa trộn vs mật ong, kiên trì 5-10 hôm để chân tay mềm mại trở lại, tuy nhiên chúng ta cũng cần duy trì ngâm chân trước khi đi ngủ hàng ngày để duy trì các bạn nhé.
Qua bài viết hôm nay các bạn cũng rút ra được các mẹo điều trị một số bệnh da liễu tại nhà như bỏng, rôm sảy, nấm da hay nứt nẻ tay chân.
5, Viêm da cơ địa
Mẹo dùng chè xanh – lá tắm chữa viêm da cơ địa
Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như epicatechin gallate (ECG), epigallocatechin gallate (EGCG) cùng nhiều polyphenol, catechin. Những thành phần này giúp da khỏe mạnh hơn, chống viêm, giảm ngứa và phục hồi tế bào da bị tổn thương. Dân gian thường sử dụng chè xanh như loại lá tắm chữa viêm da cơ địa để giảm ngứa ngáy, sưng viêm và kích ứng da.
Chuẩn bị: Lá chè xanh tươi
Tiến hành:
- Rửa sạch khoảng một nắm lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước. Đun sôi nồi nước khoảng 10 phút.
- Vớt bỏ bã, đổ nước ra chậu rồi hòa thêm nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải.
- Dùng nước chè xanh tắm hoặc ngâm vùng da bị viêm. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa lượng polyphenol cao, đặc biệt là superoxide effutase và catalase. Những thành phần này thúc đẩy sản sinh collagen, làm lành mô và vết thương trên da. Đồng thời, trầu không còn chứa nhiều tinh dầu Eugenol, thành phần có tính trùng, kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn… Vì vậy lá trầu được nhiều người sử dụng để chữa viêm da cơ địa và các bệnh da liễu như mề đay, á sừng, viêm da dị ứng.
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi, muối biển.
Tiến hành:
- Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho nắm lá trầu vào nồi, thêm 3 – 4 lít nước cùng 2 thìa muối biển.
- Đun sôi nước lá trầu cho tinh dầu trong lá trầu tiết ra, hòa vào nước.
- Đem nước lá trầu đã đun sôi pha cùng nước lạnh cho đủ ấm rồi tắm.
- Có thể sử dụng bã trầu không chà xát nhẹ nhàng trên vùng da bị viêm thật nhẹ nhàng.
- Thực hiện cách này 2 lần/ngày vào sáng và tối. Nên duy trì thực hiện khoảng 1 tuần để đạt được hiệu quả.
Lưu ý: Cách này rất phù hợp với người bị viêm da cơ địa trên diện rộng hoặc viêm da cơ địa toàn thân. Sau khi tắm, người bệnh không cần tắm lại bằng nước sạch.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
Theo YHCT, tỏi quy vào kinh can vị, giúp kháng viêm, chống khuẩn và ngăn ngừa tình trạng độc tố tích dưới da gây viêm. Các nghiên cứu dược tính của tỏi cũng cho thấy củ này có nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm lành tổn thương trên da như allicin, phytonutrients, ajoene…. Bên cạnh đó tỏi còn chứa nhiều acid amin và hợp chất lưu huỳnh có tác dụng kích thích sản sinh collagen, bổ sung khoáng chất giúp da khỏe mạnh, phục hồi các tổn thương, chống khô da, bong tróc và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
Tỏi chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm và phục hồi da hiệu quả
Bệnh nhân có thể kết hợp tỏi với mật ong, bia và rượu để chữa viêm da cơ địa. Cụ thể như sau:
- Tỏi mật ong: Chuẩn bị 200g tỏi đã lột vỏ và rửa sạch. Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi rồi đậy nắp ngâm khoảng 2 tuần. Sau thời gian ngâm, mỗi ngày lấy mật ong ngâm tỏi ra uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa mật ong. Phần tép tỏi dùng chà nhẹ lên da, đợi khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Tỏi đen + bia: Lột vỏ 1kg tỏi, rửa sạch, để ráo rồi cho vào hũ thủy tinh. Cho thêm 1 lon bia vào hũ, ngâm tỏi khoảng 30 phút rồi cho hỗn hợp vào lò vi sóng quay ấm lên. Mỗi ngày ăn khoảng 3 tép tỏi đen.
- Tỏi + rượu: Dùng 2 – 3 củ tỏi, làm sạch vỏ và rửa để ráo nước. Cho tỏi vào lọ thủy tinh, thêm 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 2 tuần. Mỗi ngày thoa một lượng dung dịch rượu tỏi vừa đủ lên vùng da bị tổn thương vào buổi tối và sáng hôm sau rửa sạch da bằng nước.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Lá lốt có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm như ancaloit, flavonoid, beta-caryophylen, benzyl axetat,… Vì vậy lá lốt giúp chữa viêm da cơ địa hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá lốt chữa bệnh theo cách sau:
- Làm sạch 1 nắm lá lốt tươi, giã nát hoặc xay nát cùng với 1 chút muối.
- Làm sạch da rồi bôi hỗn hợp lá lốt lên da, đợi khoảng 30 phút.
Ngoài cách trên, người bệnh cũng có thể đun lá lốt rồi dùng nước này để xông hơi da cũng rất hiệu quả.
Viêm da tiết bã, dễ hay khó điều trị?
Mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà bằng nha đam
Viêm da cơ địa thường gây ngứa ngáy, khô da, thâm dày sừng. Sử dụng gel nha đam sẽ giúp làm ẩm. dịu da, ngăn ngừa da khô, nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy. Nha đam cũng rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ da tốt, khắc phục những tổn thương do tia cực tím gây ra trên da, giúp da căng mọng, ngăn ngừa nếp nhăn.
Nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu và hồi phục da hiệu quả
- Cách chữa viêm da cơ địa bằng nha đam như sau:
- Chuẩn bị lá nha đam tươi, rửa sạch, loại bỏ nhựa.
- Lọc lấy lớp gel trong suốt, thoa lên vùng da tổn thương.
Người bệnh cũng có thể bổ sung nha đam vào món ăn, đồ uống để cải thiện làn da từ bên trong, nâng cao sức đề kháng.
Mẹo sử dụng mật ong để điều trị viêm da cơ địa
Top 10 LỢI ÍCH TỪ ĐẮP MẶT NẠ DƯA LEO – BẠN ĐÃ BIẾT?
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tác khả năng cân bằng pH da, dưỡng ẩm, chống oxy hóa, chống viêm, giảm ngứa ngáy, thâm sạm. Mật ong cũng giúp phục hồi các mô da bị tổn thương nhanh chóng. Dân gian thường sử dụng mật ong để trị viêm da cơ địa theo cách sau:
- Vệ sinh sạch vùng da bị viêm
- Thoa trực tiếp mật ong lên da và đợi khoảng 15 phút.
- Dùng nước ấm rửa lại da, lau khô bằng khăn.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi da cải thiện hoàn toàn.
- Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Y học cổ truyền ghi chép rằng, lá khế có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Các nghiên cứu dược tính của lá khế cũng cho thấy, lá khế chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp giảm ngứa và mẩn đỏ. Vì vậy lá khế được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa. Người bệnh có thể sử dụng lá khế điều trị viêm da cơ địa như sau:
Lá khế thường được dân gian dùng để chữa bệnh ngoài da
- Chuẩn bị: Muối biển & một nắm lá khế tươi
- Rửa sạch lá khế rồi vò nát
- Cho lá khế vào nồi đun sôi cùng 1 chút muối
- Khi nước nguội bớt, người bệnh dùng nước lá khế ngâm rửa vùng da bị viêm. Phần lá dùng chà nhẹ lên vùng da bị viêm.
- Nên kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả.
Mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà bằng lá ổi
Lá ổi có khả năng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ các triệu chứng viêm da tự nhiên. Lá ổi cùng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể làm lành da, giúp da khỏe hơn, chống lại các gốc tự do gây hại. Theo y học cổ truyền, lá ổi có khả năng làm se niêm mạc da, giải độc và làm lành vết thương. Sau đây là cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi:
- Rửa sạch một nắm lá ổi, để ráo nước
- Đun sôi một nồi nước rồi cho lá ổi vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
- Dùng nước lá ổi nguội để ngâm vùng da bị viêm cơ địa trong khoảng 15 – 20 phút. Có thể dùng lá ổi chà nhẹ trên da. Nếu bị viêm toàn thân thì có thể đun nhiều nước lá ổi để tắm.
- Nên kiên trì áp dụng tại nhà vào buổi tối cho đến khi da cải thiện.
Mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa giúp làm ẩm da, chống khô, nứt nẻ da và giảm kích ứng, ngứa ngáy, sần mẩn hiệu quả. Dân gian thường sử dụng dầu dừa để trị viêm da cơ địa tại nhà như sau:
- Làm sạch vùng da bị viêm bằng nước ấm rồi để da khô
- Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng bị viêm da cơ địa, massage nhẹ nhàng cho tinh chất dầu dừa thẩm thấu sâu xuống da.
- Chờ cho da khô tự nhiên trong khoảng 45 – 60 phút rồi dùng khăn lau lại da cho sạch.
Không nên áp dụng dầu dừa qua đêm vì dễ gây viêm lỗ chân lông
Lưu ý: Không nên dùng lượng dầu dừa quá nhiều bôi lên da hoặc bôi dầu dừa để qua đêm. Bởi vì làm như vậy sẽ khiến da bị ảnh hưởng, chân lông bị bít tắc gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Mẹo trị viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng
Trong Đông y, Đinh lăng có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm sưng tấy, trị viêm, giảm đau, chống dị ứng và giảm mụn nhọt. Các nghiên cứu cụ thể về dược tính cho biết, đinh lăng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành mô da. Vì vậy loại cây này thường được mọi người dùng để trị viêm da cơ địa tại nhà. Cách sử dụng đinh lăng chữa viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến nhất là:
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng và lá huyết dụ với lượng theo tỉ lệ 2/1.
- Đem lá đinh lăng và huyết dụ đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc.
- Đun sôi đến khi lượng nước còn khoảng ⅓ so với lúc đầy là được.
- Đợi cho nước nguội bớt, dùng uống khi còn ấm. Nên áp dụng kiên trì trong vài tuần.
Mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà bằng cây sài đất
Sài đất là loại cây từ lâu đã được dân gian sử dụng để trị các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, nhất là rôm sảy ở trẻ em. Cây này lành tính, giúp thanh nhiệt, giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm sạch da hiệu quả. Người bị viêm da cơ địa cũng có thể sử dụng cây sài đất để điều trị theo cách sau:
- Chuẩn bị: Sài đất 30g, nhẫn bông hoa 10g, bồ công anh 20g, dây khum 10g.
- Rửa sạch rồi cắt khúc các nguyên liệu trên.
- Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm khoảng ½ lít nước, đem sắc.
- Sắc thuốc nước đến khi còn khoảng 150ml thì tắt bếp, dùng nước này uống khi còn ấm.
- Nên áp dụng kiên trì và liên tục trong 2 tuần.
Ngoài cách trên, người bệnh có thẻ dùng cây sài đất rửa sạch giã nát tồi bôi lên vùng da viêm. Người bệnh cũng có thể dùng cây này đun nước để ngâm da hoặc tắm.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng
Ít ai nghĩ rằng lá bàng có thể trị viêm da cơ địa nhưng thực tế loại lá này có chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol… Những hoạt chất này có tác dụng làm lành mô bị thương, tái tạo mô, kháng viêm, ngăn ngừa viêm hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá bàng trị bệnh theo cách sau:
Chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng non rất hiệu quả
- Chuẩn bị: 5 – 7 lá bàng non cùng nước sạch
- Đem lá bàng rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 20 phút để sát khuẩn.
- Đun nước cho sôi rồi cho lá bàng vào, để lửa nhỏ, đun thêm khoảng 10 phút.
- Đợi cho nước nguội đến nhiệt độ phù hợp, ngâm vùng da bị viêm vào nước lá bàng hoặc cũng có thể dùng nước này tắm.
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
Nhưng mình xin lưu ý là các mẹo trên chỉ áp dụng trong trường hợp các bạn bị tổn thương mới và nhẹ, còn nếu bị nặng các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.