LA BẠC TỬ – VỊ THUỐC TỪ HẠT CÂY CỦ CẢI

La bạc tử hay la bặc tử, còn gọi là Lai phục tử, là hạt cây Cải củ. Có tác dụng chữa ho có đàm, đầy bụng khó tiêu trong bài thuốc nổi tiếng Tam tử dưỡng thân thang, dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

hình ảnh vị thuốc la bặc tử
Hình ảnh vị thuốc la bặc tử

1.Tính vị – Quy kinh

  • Vị cay nhập phế, ngọt đi vào tỳ, giỏi về lợi khí.
  • Quy kinh Phế, Tỳ, Vị.

2. Công năng

  • Tiêu thực trừ trướng.
  • Giáng khí.
  • Hoá đàm.

3. Chủ trị

  • Dùng sống có thể thăng, chín có thể giáng.
  • Thăng thì khạc ra phong đàm, tán phong hàn, khoan hung cách, phát đậu chẩn.
  • Giáng thì định ho đàm suyễn, điều hoà chứng hạ lỵ hậu trọng, giảm đau bên trong (đều có công dụng lợi khí.
  • Đan Khê nói: Lai phục tử trị đàm, có công hiệu giống như xuyên tường đổ vách.
  • “Thực y tâm cảnh” viết: Nghiền rồi sắc thành thang uống, trị ho đàm khí suyễn khạc ra máu mủ.
Hình ảnh Cải củ - hạt gọi là là vị thuốc lai phục tử
Hình ảnh Cải củ – hạt gọi là là vị thuốc lai phục tử

4. Phối ngũ

Đôi dược Lai phục tử & Bạch giới tử:

  • Xuất xứ từ “Hàn thị y thông”: Tam tử dưỡng thân thang, trị ho nghịch kèm đàm, cho tới ho suyễn nhiều đàm, ngực bụng đầy tức, không muốn ăn uống, rêu lưỡi dính nhớt, mạch hoạt.
  • Lai phục tử vị cay ngọt, giỏi về thuận khí khai uất, hạ khí định suyễn, tiêu thực hoá đàm, tiêu trướng trừ mãn
  • Bạch giới tử (hạt cải dầu) vị cay có thể nhập phế, ôn có thể tán hàn, giỏi về lợi khí khoát đàm, ôn trung tán hàn, thông lạc chỉ thống. Hai vị thuốc phối ngũ tăng cường tác dụng thúc tiến tương hỗ, lợi khí tiêu thực, khư đàm chỉ khái, giáng khí bình suyễn.
  • Kinh nghiệm trị đàm phân làm 2 hướng, một ở phế một ở tỳ.
  • Đàm nhiều thì lấy khoát đàm làm chủ, nên chọn Bạch giới tử để trị; ăn uống vận hoá kém gây tích trệ, chủ dùng Lai phục tử để trị.

Chủ trị cặp Lai phục tử & Bạch giới tử:

  1. Người già, người hư nhược ho đàm.
  2. Ho suyễn lâu ngày (viêm khí phế quản mạn tính)
  3. Trẻ nhỏ không ăn uống, thở suyễn khò khè.

5. Liều lượng

Lai phục tử 6~10g, Bạch giới tử 6~10g.

>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc Thỏ ty tử

6. Bào chế

Khi dùng giã nhỏ (sống) hoặc sao thơm, giã nhỏ (sao).

7.Bài thuốc dùng La bạc tử

Bài thuốc chữa ho, suyễn, thở khò khè ở trẻ em

  • Bài thuốc số 1: Dùng La bạc tử, Đăng tâm thải, Ma hoàng, Tạo giác và Cam thảo với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 4 gram/ lần.
  • Bài thuốc số 2: Dùng La bạc tử (sao), Hạt bồ kết (đốt cháy) với liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Sử dụng mỗi lần 4 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.
  • Bài thuốc số 3: Dùng La bạc tử và Hạt tía tô mỗi vị 12 gram, đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc số 4: Dùng La bạc tử (sao) và Hạnh nhân mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Cam thảo sống, đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc số 5: Dùng La bạc tử, Bạch giới tử và Hạt tía tô mỗi vị 12 gram, đem sao vàng rồi tán thành bột, đem sắc cùng với 2 phần nước còn 1 phần để dùng. Có thể chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Bài thuốc chữa sởi:

Dùng La bạc tử (còn tươi) đem nghiền nát. Mỗi lần sử dụng 6 gram cùng với nước cơm hoặc nước hồ, sử dụng mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.

dùng lai bạc tử chữa sởi ở trẻ em
dùng lai bạc tử chữa sởi ở trẻ em

Bài thuốc chữa ho di khí đàm nhiều, kích thích tiêu hóa:

Dùng La bạc tử và Tô tử mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram Bạch giới tử. Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi tán thành bột mịn, sắc củng với 5 phần nước còn 2 phần nước, chia làm 3 phần uống sau bữa cơm mỗi ngày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua:

Dùng 40 gram La bạc tử, 40 gram Liên kiều, 80 gram Thần khúc, 240 gram Sơn trà cùng với Bán hạ, Trần bì và Phục linh mỗi vị 120 gram. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành bột mịn và sử dụng 20 – 30 gram mỗi ngày. Hoặc có thể đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc, sắc lấy nước dùng.

Bài thuốc chữa trướng bụng, tiêu hóa kém, tức ngực, hơi không lưu thông:

  • Bài thuốc số 1: Dùng 12 gram La bạc tử, 16 gram Thần khúc (sao) cùng với 8 gram Chỉ xác. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước dùng.
  • Bài thuốc số 2: Dùng 12 gram La bạc tử và 1 củ tỏi. Đem La bạc tử tán thành bột mịn, củ tỏi đem giã nát hòa với một ít nước lọc, chắt bỏ cặn. Đem hai vị thuốc trên nấu sôi để lấy nước dùng.

Bài thuốc chữa phản vị, ăn vào ói:

Dùng 12 gram La bạc tử tẩm với một ít mật, đem chưng cách thủy rồi dùng để ăn mỗi ngày.

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

8. Lưu ý

La bặc tử tân tán hao khí do đó người khí hư và không có thực tích, đàm trệ thì cẩn thận khi dùng. Không nên dùng cùng Nhân sâm.

Trong quá trình sử dụng La bạc tử để điều trị một số bệnh lý nêu trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng La bạc tử để điều trị cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Chống chỉ định sử dụng cho người bị khí hư, ho lâu ngày không hết, đờm trệ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về la bạc tử cũng như công dụng của dược liệu này. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định. Trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc lương y để được hỗ trợ.

*Dịch và tổng hợp từ:

  1.  Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baidubaike

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *