HUYỆT KHÚC TUYỀN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Trên cơ thể mỗi chúng ta có rất nhiều huyệt, mỗi huyệt có 1 tên gọi riêng với  chức năng khác nhau, nhưng bên cạnh đó có 1 số huyệt được người xưa đánh giá rất cao trong phòng cũng như trị bệnh, những huyệt vị này  được xem như là những hồ đập rộng lớn trên những dòng sông, khi dòng sông có vấn đề thì có thể dùng những hồ đập này để điều chỉnh toàn bộ lượng nước trong dòng sông đó, hệ thống kinh lạc cũng không khác gì  hệ thống các dòng sông và những huyệt vị  này sẽ là những mấu chốt quan trọng để điều chỉnh hệ thống đó.

Sở hữu vị trí khá  đặc biệt, là điểm kết nối trong hệ thống kinh mạch, huyệt Khúc Tuyền đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị các bệnh về xương khớp gối, sinh lý nam… Để hiểu rõ các thông tin chi tiết về huyệt vị này cũng như ứng dụng của nó trong y học và đời sống , ngăn cản, kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tật lên sức khỏe Tuệ Y Đường mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây

Hình 1. vị trí huyệt khúc tuyền
  1. Ý NGHĨA TÊN HUYỆT

Khúc tuyền:  ( Qù quán – Tsiou Tsiuann). Huyệt thứ 8 thuộc Can kinh ( Liv 8). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong hay quanh co); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm). Khi định vị huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền

Huyệt nằm tại chỗ lõm giống như con suối (tuyền), đầu nếp gấp trong nhượng chân giống hình đường cong (khúc) khi gấp chân nên có tên gọi là Khúc Tuyền.

Huyệt thuộc Thiên “Bản Du” (Linh Khu 2).

Huyệt Khúc Tuyền là một trong những huyệt vị quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cân bằng khí huyết, đả thông kinh mạch trong cơ thể. Theo đó, huyệt sở hữu một số đặc tính riêng biệt bao gồm:

  • Là huyệt thứ 8 của kinh Can.
  • Là huyệt Hợp thuộc hành Thủy.
  • Là huyệt Bổ.

2. VỊ TRÍ 

Huyệt nằm ở đầu dưới lồi cầu trong xương đùi, phía trên nếp gấp khuỷu chân, trước 2 gân cơ. Theo giải phẫu, dưới da là khe giữa gân cơ bán mạch và gân cơ thẳng trong, đầu trên cơ sinh đôi trong và khe khớp khoe. Thần kinh vận động cơ thuộc nhánh của dây thần kinh hông khoeo to và thần kinh chày sau. Da vùng huyệt cũng chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh L3.

3. CÁCH XÁC ĐỊNH

Để xác định chính xác vị trí của huyệt Khúc Tuyền có thể thực hiện đơn giản theo các bước sau:

  • Người bệnh co gối 90 độ mục đích nhằm khiến các gân hiện rõ.
  • Huyệt nằm ở đầu trong nếp gấp khoeo, nơi khe giữa gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong, trước và trên huyệt Âm Cốc.

4. TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA HUYỆT KHÚC TUYỀN

Theo BS CK II Trần Thu Huyền  huyệt Khúc Tuyền là nơi giao thoa giữa luồng khí trong và ngoài cơ thể, huyệt Khúc Tuyền cũng đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể, huyệt có tác dụng giúp thanh thấp nhiệt, tiết can hỏa, lợi bàng quang, thư cân lạc từ đó chủ trị các bệnh như:

  • Trị tình trạng viêm, đau khớp gối: Huyệt nằm vùng gối vì vậy ít nhiều có mối quan hệ đến các huyệt đạo cũng như dây thần kinh tại khu vực này. Việc tác động vào huyệt giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, thư giãn cơ từ đó làm giảm tình trạng sưng, đau khớp gối. có thể phối hợp cùng huyệt Lương Khâu, Huyết Hải, Độc Tỵ, Tất nhãn, Dương lăng Tuyền…
  • Trị liệt dương, di tinh: Kích thích huyệt Khúc Tuyền đúng cách có tác dụng lợi bàng quang, bổ thận. Điều này giúp cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị tình trạng liệt dương, sinh lý yếu…có thể phối hợp cùng huyệt  Thận du, Đại trường du..
  • Trị viêm nhiễm hệ tiết niệu, sinh dục: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn có hại tấn công. Khi vi khuẩn sinh sôi, nảy nở có thể gây khiến nước tiểu nhiễm khuẩn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan trong hệ tiết niệu. Việc tác động vào huyệt Khúc Tuyền được chứng minh mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị cũng như ngăn cản tình trạng này.

Ngoài những lợi ích trên, khi tiến hành phối Khúc Tuyền với các huyệt vị khác cũng đem lại nhiều tác động tích cực khác, nổi bật như:

. Phối Ngũ Lý (C 10) trị tiêu ra máu (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Dương Quan (Đ 33) + Lương Khâu (Vi 34) trị đầu gối co rút không co duỗi được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

3. Phối Hành Gian (C 2) trị động kinh, dịch hoàn đau (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Tất Quan (C 7) trị gối đau (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Chí Âm (Bq 67) + Trung Cực (Nh 3) trị thất tinh (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Chiếu Hải (Th 6) + Thái Xung (C 3) + Thiếu Phủ (Tm 8) trị tử cung sa (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Âm Giao (Nh 7) + Chiếu Hải (Th 6) trị sán khí (Tịch Hoằng Phú).

8. Phối Âm Giao (Nh 7) + Chiếu Hải (Th 6) + Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) [đều tả] trị các loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).

9. Phối Đại Trữ (Bq 11) trị phong tý, gân cơ yếu (Trửu Hậu Ca).

10. Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Khí Hải (Nh 6) trị dưới rốn lạnh đau (Thần Cứu Kinh Luân).

11. Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Phúc Kết (Ty 14) + Thần Khuyết (Nh 8) + Thiên Xu (Vi 25) + Thủy Phân (Nh 10) + Thượng Liêm (Đtr 10) + Trung Phong (C 4) + Tứ Mãn (Th 14) trị quanh rốn đau nhiều (Vệ Sinh Bảo Giám).

12. Phối Cấp Mạch (C 12) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị sán khí, đau do thoái vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5.  CÁCH CHÂM CỨU BẤM HUYỆT

Hình 2: Bác Sĩ đang thực hiện thủ thuật châm cứu trên bệnh nhân.

Hiện tại có hai cách thức chủ yếu tác động vào huyệt Khúc Tuyền là châm cứu và bấm huyệt. Đây là liệu pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, hướng tới cân bằng âm dương, khơi thông kinh mạch và khí huyết từ đó đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe mà không cần dùng thuốc. Phương thức này đảm bảo độ an toàn cao và ngày càng được sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.

Cách thức bấm huyệt trị bệnh đơn giản như sau:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt Khúc Tuyền:Người bệnh co gối 90 độ mục đích nhằm khiến các gân hiện rõ, huyệt nằm ở đầu trong nếp gấp khoeo, nơi khe giữa gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong, trước và trên huyệt Âm Cốc
  • Sử dụng ngón tay cái tiến hành day, ấn theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong vòng 1 – 2 phút, ngày thực hiện 2 lần để đạt được hiệu quả trị bệnh cao.

Cách thức châm cứu huyệt chính xác như sau:

  • Chuẩn bị đầu đủ các dụng cụ trong châm cứu sau đó tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt vị.
  • Thực hiện châm thẳng vào huyệt, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 – 5 tráng và thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Lưu ý:

  • Đối với châm cứu, bấm huyệt, trước tiên phải thực hiện đúng phương pháp nếu không được thực hiện đúng phương pháp có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Đặc biệt với châm cứu, việc châm lệch, châm sâu tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, tủy sống có thể gây liệt cho bệnh nhân
  • Thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối đối với kim châm và các dụng cụ thực hiện thủ thuật cũng như người thực hiện thủ thuật cần sát khuẩn tay trước khi châm.
  • Vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn cao.

Song song với đó, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh trong suốt quá trình điều trị, thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý. Điều này vừa thúc đẩy khả năng phục hồi các tổn thương đồng thời làm hệ miễn dịch cũng như sức khỏe toàn diện cho cơ thể.

Mọi thông tin chi tiết liên quan về huyệt Khúc Tuyền mà Tuệ Y Đường  đã được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng qua những nội dung này sẽ giúp bạn đọc có thêm các kiến thức mới phục vụ hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Bài viết mang tính chất thao khảo, mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe hy vọng quý vị có thể tìm đến sự hỗ trợ của Bác Sĩ chuyên khoa. Kính chúc quý vị thật nhiều sức khỏe.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *