Giáo sư Tôn Thất Tùng – là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam với phương pháp phẫu thuật Gan vang danh thế giới, hay còn được gọi là Phương Pháp Tôn Thất Tùng – Phương pháp cắt gan khô. Để biết thêm nhiều điều về vị Giáo Sư tài hoa này, bạn đọc hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường và Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của vị danh y này nhé.
Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ.
1. Tiểu sử cuộc đời của Giáo sư Tôn Thất Tùng
- Tôn Thất Tùng (10/5/1912 -7/5/1982) quê quán tại Thanh Hóa và lớn lên tại Huế. Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn (thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, tổng đốc Thanh Hóa). Mẹ ông là Hồng Thị Mỹ Lệ. Ông là con út và có các anh chị là: Tôn Thất Viên, Tôn Nữ Hoàng An, Tôn Thất Bật, Tôn Thất Văn. Tôn Thất Tùng kết hôn với bà Vi thị Nguyệt Hồ. Bà từng được xem là một hoa khôi Hà thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Ông bà có với nhau 3 người con, đều theo ngành y, đó là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và người nổi tiếng nhất là Phó Giáo Sư – Viễn sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946-2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội, nguyên giám Đốc bệnh viện Việt Đức.
- Tôn Thất Tùng – không giống gia đình ông lại không theo nghiệp học làm quan, do đó vào năm 1931, ông ra Hà Nội theo học tại trường Trung học Bảo Hộ tức trường Bưởi – trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông học tại Trường y dược toàn cấp Đông Dương, một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương, với quan niệm nghề y là một nghề “Tự do”, không phân biệt giai cấp.
- Trường Y Dược Hà Nội lúc bây giờ, là trường y duy nhất của cả Đông Dương trước 1945, khi đó có lệ các sinh viên y khoa bản xứ chỉ được thực tập ngoại trú, không được dự các kỳ thi “nội trú”, do chính quyền thuộc địa không muốn có những bác sĩ bản xứ có trình độ chuyên môn cao có thể cạnh tranh với bác sĩ của chính quốc. Trong quá trình làm việc ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn, ông đã rất bất bình với việc này và đã đấu tranh đòi chính quyền thực dân phải tổ chức cuộc thi nội trú cho các bệnh viện ở Hà Nội vào năm 1938. Giáo sư Tôn Thất Tùng là người duy nhất trúng tuyển một cách xuất sắc trong kỳ thi khóa nội trú đầu tiên của trường và mở đầu tiền lệ cho các bác sĩ nội trú người bản xứ.
- Cùng lúc đó, trong một lần Giáo sư Tôn Thất Tùng đã phát hiện trong Gan của một người bệnh có giun chui ở các đường mật, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã nghĩ ra cách dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích tìm hiểu cơ cấu của lá gan. Để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu, ông đã phẫu tích lên đến trên 200 lá gan để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của mình, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sỹ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án này, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã được tặng Huy Chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris (mà trường Y Dược Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận). Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông.
Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ.
>> Có thể đọc thêm bài viết: DANH Y VƯƠNG THANH NHẬM
2. Đóng góp của ông cho Cách mạng Việt Nam
- Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, ông được Việt Minh giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian đó, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”. Đây là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Một thời gian sau đó, Giáo sư Tôn Thất Tùng được cử làm Giám đốc bệnh viện Phủ Doãn và cùng với Giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học y dược Hà Nội. Sau khi Pháp nổ súng tái xâm lược Đông Dương, ông tham gia tổ chức cứu chữa thương bệnh binh, xây dựng các tuyến quân y như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng các bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Đình Cầu,…
- Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, Giáo sư Tôn Thất Tùng vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam, dù phải di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn khác nhau. Ông cũng được cử làm cố vấn phẫu thuật ngành quân y ở Bộ Quốc Phòng. Cũng trong thời gian này, cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần nghiên cứu việc sản xuất thuốc kháng sinh penicillin phục vụ thương bệnh binh trong điều kiện dã chiến. Năm 1947, Giáo sư Tôn Thất Tùng được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y Tế và giữ chức vụ này cho tới năm 1961.
- Từ 1954 Giáo sư Tôn Thất Tùng làm giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Đại học y dược hà nội. Giáo sư Tôn Thất Tùng đề cao việc tiếp thụ y học Phương tây để xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam. Ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam năm 1958. Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, thường được gọi là “phương pháp mổ gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Giáo sư Tôn Thất Tùng cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác.
- Ông mất ngày 7/5/1982 tại Hà Nội do nhồi máu cơ tim, và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội.
Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ.
>> Có thể đọc thêm bài viết: DANH Y VƯƠNG THÚC HÒA
3. Các giải thưởng đã đạt được
Giáo sư Tôn Thất Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa nền y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng Huy chương bạc của trường đại học Tổng hợp Paris, Giáo sư Tôn Thất Tùng còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông. Một số danh hiệu và giải thưởng của ông
- Anh hùng Lao Động
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Lao động hạng nhất
- Huân Chương Chiến sĩ hạng nhất
- Huân chương Kháng chiến hạng ba
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
Từ năm 2000 nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II đến khóa VII và giữ chức vụ Ủy viên Đoàn Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giáo sư Tôn Thật Tùng thực sự đã làm rạng danh nền y học nước nhà, đã khiến y học thế giới phải ngạc nhiên thán phục trước tài năng và sự cống hiến của ông đối với y học. Ông là một tấm gương sáng để các thế hệ bác sĩ trẻ noi theo học tập. Với những công trình y học đồ sộ mà Giáo sư Tôn Thất Tùng để lại, chúng ta có quyền tự hào về con người đất nước Việt Nam: cần cù, chịu khó,tài hoa, trung nghĩa.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh Tiểu sử và cuộc đời Giáo sư Tôn Thất Tùng.
Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
- Facebook: Tuệ Y Đường
- Bs Trần Thị Thu Huyền
- Bác sĩ Đoàn Dung
- Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0789.502.555