Gai sinh dục là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị đúng cách

Gai sinh dục hay u nhú tiền đình là một tình trạng bệnh lý ở vùng sinh dục tương đối phổ biến có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Đây là bệnh khiến nhiều người thường lầm tưởng với sùi mào gà, giang mai hay các bệnh lây qua đường tình dục khác. Tuy ít nguy hiểm, dễ điều trị hơn nhưng gai sinh dục có thể gây cho người bệnh không ít lo lắng, tự ti trong cuộc sống. Để nhận biết được gai sinh dục hãy cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường  đi tìm hiểu nhé.

Gai sinh dục là u nhú lành tính
Gai sinh dục là u nhú lành tính

I. GAI SINH DỤC LÀ GÌ?

Theo Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền, gai sinh dục là hiện tượng phát triển quá mức của tế bào gai ở vùng sinh dục. Sự gia tăng này khiến chúng nổi hẳn lên bề mặt da và tạo thành các nhú gai có màu trắng hoặc hồng, khi sờ vào sẽ có cảm giác sần sùi, ráp tay.

Gai sinh dục xuất hiện ở cả nam và nữ
Gai sinh dục xuất hiện ở cả nam và nữ

Một gai sinh dục thường có cấu tạo gồm 4 lớp: Lớp sừng, lớp gai, lớp hạt và lớp đáy.

Gai sinh dục không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục, không lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục nhưng lại có triệu chứng giống với bệnh sùi mào gà khiến người bệnh vô cùng lo lắng và gặp khó khăn trong việc phân biệt.

II. Nguyên nhân xuất hiện gai sinh dục

Gai sinh dục là sự tăng sinh quá mức các tế bào gai lớp thượng bì vùng sinh dục. Về sinh lý, đây thực chất không phải là bệnh mà là biểu hiện lành tính của cơ thể. Các tế bào gai phát triển đột ngột và nhanh chóng gồ cao lên bề mặt da tạo nên các mụn nhỏ li ti, hoặc to hơn gọi là “nhú” hay “gai”.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của gai sinh dục, nhiều chuyên gia tin rằng gai sinh dục hình thành và phát triển do sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể, cùng với điều kiện thuận lợi ở môi trường vùng sinh dục. Vì vậy viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, thay đổi nội tiết là những nguyên nhân thường gặp khiến cho gai sinh dục phát triển.

III. Triệu chứng lâm sàng gai sinh dục
Người bệnh có thể nhận biết mình mắc gai sinh dục dễ dàng bằng mắt thường qua các triệu chứng sau:

  1. Các nốt nhỏ li ti màu đỏ hồng hoặc trắng ở giai đoạn sớm, qua thời gian các nốt có thể phát triển dài và dày, lan rộng hơn.
  • Các nốt khu trú ở vùng sinh dục: ở nam, nốt thường nằm ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật; ở nữ, nốt thường nằm ở âm đạo, môi lớn, môi bé.
  • Gai sinh dục có cảm giác sần sùi như da gà khi sờ nhưng không gây ngứa, đau hay chảy máu, kể cả khi quan hệ tình dục.
  • Ở nam giới, những người bị hẹp hoặc dài bao quy đầu khiến dương vật dễ tích tụ chất bẩn, là điều kiện để gai sinh dục phát triển.
  • Ở nữ giới, môi trường âm đạo ẩm ướt có thể khiến gai sinh dục tiến triển nhanh. Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc gai sinh dục vì dịch âm đạo tiết nhiều hơn cùng với sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì.

IV. Tác hại của gai sinh dục
Gai sinh dục không phải là bệnh xã hội, cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người mắc. Tuy nhiên bệnh có những triệu chứng tương đối giống sùi mào gà nên có thể gây nên những tác hại sau:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, gây mặc cảm, tự ti trong đời sống tình dục của người bệnh và hoang mang, lo lắng cho cả bạn tình.
  • Gai sinh dục gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, dơ bẩn sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng gây trở ngại trong sinh hoạt thường ngày như tiểu tiện, vận động.
  • Gai sinh dục gây cản trở cho việc vệ sinh vùng kín, làm vùng sinh dục bí bách, ẩm ướt, tạo  kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, gây bệnh.
  • Các gai phát triển quá mức có thể vỡ ra gây nên tình trạng viêm nhiễm tại chỗ, thậm chí lở loét dẫn đến nhiễm trùng máu và tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Sùi mào gà, lậu, giang mai hay HIV,…Vì vậy, chị em nên cẩn trọng và có hướng giải quyết đúng cách. Hạn chế một cách tối đa những tác động tiêu cực mà bệnh có thể gây ra cho sức khỏe của chính mình.

V. ĐIỀU TRỊ GAI SINH DỤC BẰNG CÁCH NÀO?

Ngoài thắc mắc về gai sinh dục nữ mọc ở đâu? Thì câu hỏi về cách chữa gai sinh dục nữ cũng là vấn đề được đông đảo chị em quan tâm hiện nay. Trên thực tế, gai sinh dục không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em. Thế nhưng, chuyên gia vẫn khuyến cáo chị em nên xử lý triệu chứng của bệnh để có thể giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu khi không biết cách vệ sinh cũng như chăm sóc vùng kín tại nhà.

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC VÙNG KÍN ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh gai sinh dục ở nữ một cách hiệu quả. Trong đó, có 2 biện pháp chính đang được áp dụng nhiều hiện nay là: phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.

      1. Phương pháp nội khoa

Điều trị gai sinh dục bằng thuốc nội khoa từ 6-8 tháng
Điều trị gai sinh dục bằng thuốc nội khoa từ 6-8 tháng

Điều trị gai sinh dục bằng thuốc bôi là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc bôi trị gai sinh dục có 1 số ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Sử dụng đơn giản, người bị gai sinh dục chỉ cần chấm thuốc và bôi trực tiếp lên một số nhú gai theo đúng liều lượng cũng như chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu kiên trì áp dụng thuốc trị gai từ 6-8 tháng, gai sinh dục sẽ được loại bỏ 1 cách hoàn toàn.
  • Nhược điểm: Bạn cần kiên trì sử dụng thuốc bôi 1 thời gian dài. Bên cạnh đó, mỗi lần chữa trị đều cần sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.

Hiện nay có 2 mẫu thuốc bôi trị gai sinh dục thường dùng là:

  1. Thuốc Trichloacetic: Đây là mẫu thuốc được bệnh viên Da liễu Tp Hồ Chí Minh sản xuất với tên biệt dược là AT. Thuốc được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.
Thuốc bôi gai sinh dục Acid Trichloracetic
Thuốc bôi gai sinh dục Acid Trichloracetic

Cách sử dụng: Dùng tăm bông chấm thuốc và bôi vào các nhú gai, chú ý không bôi lan ra các vùng xung quanh, sử dụng 1 lần/ngày.

2. Thuốc Podophyllin: Đây là loại thuốc có xuất xứ Thái Lan, nồng độ 25% giúp loại bỏ các u nhú ở cơ quan sinh dục 1 cách nhanh chóng.

Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị gai sinh dục bằng nước muối loãng, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin 1% bôi xung quanh vùng da lành nhằm tránh thuốc Podophyllin lan vào vùng da lành đó. Rửa sạch bằng nước muối sau 4 tiếng, sử dụng 1 lần/tuần.

        2. Phương pháp ngoại khoa

Việc áp dụng phương pháp nội khoa sẽ giúp quá trình điều trị bệnh có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hiện nay, phương pháp quang động học ALA – PDT đang là một trong những liệu pháp tân tiến hàng đầu trong điều trị gai sinh dục nữ cũng như bệnh sùi mào gà.

Phương pháp áp dụng sự tác động qua lại của ánh sáng để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ sạch sẽ các mụn thịt, gai. Quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn hay mất máu ở người bệnh.

Sau điều trị, vết thương mau lành, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với sinh hoạt thường ngày mà không cần nằm viện. Đặc biệt, việc điều trị diễn ra tập chung, không gây ảnh hưởng xấu đến những cơ quan lân cận.

Lưu ý khi điều trị gai sinh dục
Bệnh nhân không tự ý mua thuốc bôi bên ngoài mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Sau khi điều trị gai sinh dục, bệnh nhân nên giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thông thoáng; tránh cọ xát, va chạm vào vết thương; tuân thủ toa thuốc của bác sĩ; kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mau lành vết thương.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về phụ khoa các bạn vui lòng liên hệ BS Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *