DẤU HIỆU THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ VÀ CÁCH DIỀU TRỊ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh rất phổ biến hiện nay. Đây là bệnh thường gặp ở những những người làm việc ngồi lâu, có cường độ lao động cao và thường xuyên có nhiều tác động ở vùng đầu cổ. Thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Cùng Đông y Tuệ Y ĐườngBS CKII Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ.

Dấu hiệu của Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị
Dấu hiệu của Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị

1. Biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ

– Người bệnh thoái hóa cột sống cổ có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện điển hình nhất. Đa số các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây đau đớn.

– Các cử động cổ bị vướng và đau, có thể đôi khi bị vẹo cổ. Cơn đau từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

– Mất cảm giác chi trên: Do sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hóa nên thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay. Bệnh khiến hạn chế khả năng vận động ở tay, khó cảm nhận được nóng lạnh, thậm chí gây yếu nếu không được điều trị kịp thời.

– Cứng cổ: Người bệnh có thể bị cứng cổ vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải làm người bệnh khó khăn khi quay đầu sang hai bên.

– Dấu hiệu Lhermitte, còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng: Khi thoái hóa cột sống cổ nặng, bệnh nhân có thể sẽ đối diện với chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân và các ngón tay, ngón chân. Biểu hiện này rõ hơn khi bệnh nhân cúi cổ về trước.

2. Nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống cổ

– Hoạt động sai tư thế: Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mắc thoái hóa cột sống cổ. các tư thế sai trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như: duy trì một tư thế quá lâu, ít đi lại, vận động. Ngoài ra, nhiều công việc phải cúi hoặc thực hiện ngửa đầu quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi vặn vẹn, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu,… cũng đều gây ra hiện tượng thoái hóa cột sống cổ.

– Tuổi tác: Người có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Tuy nhiên tình trạng thoái hóa xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc của người bệnh. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, 20-30 tuổi cũng có thể mắc bệnh

– Chế độ dinh dưỡng không đúng, không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu canxi, sắt, kali, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt, đồ uống có gas… cũng làm cột sống người bệnh dễ bị thiếu chất và làm thoái hóa xương khớp nhanh chóng hơn.

– Di truyền: Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn.

– Đĩa đệm và cột sống thay đổi: Một số tình trạng như mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, dây chằng xơ hoá, tăng sinh xương tạo thành các gai xương… đều có nguy cơ gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

– Chấn thương: Có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ hay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày… có thể làm xuất hiện thoái hoá.

>>> Có thể bạn quan tâm: XOA BÓP CHỮA ĐAU VAI GÁY DO SAI TƯ THẾ

Nguyên nhân gây nên Thoái hóa cột sống cổ
Nguyên nhân gây nên Thoái hóa cột sống cổ

3. Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng: rối loạn tiền đình khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm làm cho họ mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm.

Biến chứng nguy hiểm nhất đáng ngại nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tủy sống rất có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật…

Để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng, chuyên khoa thần kinh là tốt nhất; chụp Xquang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI), kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời.

4. Điều trị thoái hóa cột sống cổ theo tây y

‎Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp đeo nẹp cổ và tập phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân bị chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Chỉ định điều trị phẫu thuật phải rất chặt chẽ khi có sự chẩn đoán giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của phẫu thuật là giải chèn ép tủy cổ, phục hồi chức năng thần kinh.

5. Điều trị thoái hóa cột sống cổ theo đông y

5.1. Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống cổ

Bấm huyệt là liệu pháp điều trị sử dụng lực ở tay để tác động lên một vị trí được gọi là huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó tạo ra một kích vật lý tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm thể để trị bệnh.

Theo quan điểm của Đông y, trong cơ thể con người có một hệ thống kinh lạc gồm kinh mạch và lạc mạch. Hệ thống này đóng vai trò vận chuyển khí huyết để nuôi dưỡng các cơ quan tạng phủ và da lông cân mạch của cơ thể. Khi tà khí xâm nhập, kinh mạch lại trở thành đường dẫn truyền khiến cho khí huyết bị ứ tắc, biểu hiện ra thành các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, suy nhược tinh thần,…

Bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống cổ có tác dụng thông kinh lạc, mạnh gân cốt, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động. Đồng thời, xoa bóp bấm huyệt cũng giúp cho các khớp tăng cường tính linh hoạt, dẻo dai và dự phòng tốt các tổn thương bởi tác nhân bên ngoài.

Đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng đặc biệt hiệu quả của chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt trong một số trường hợp, cụ thể như sau:

Khi được tác động vào các huyệt đạo, cơ thể người bệnh sẽ kích thích tăng sinh sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các chất gây hưng phấn như endorphin, dopamine,… có tác dụng giảm mệt mỏi nóng giận, giảm đau và ức chế các gốc tự do gây viêm cho cơ thể.

Bấm huyệt trị thoái hóa đốt sống cổ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn, lưu thông máu; từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành các mô sụn, dây chằng bị tổn thương.

Tác dụng lực từ bàn tay làm thư giãn các mô và giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Do vậy mà bấm huyệt xoa bóp giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa các đốt xương gây ra.

>>> Có thể bạn quan tâm: TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU VAI GÁY

Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt – Đông y Tuệ Y Đường

5.2. Châm cứu điều trị thoái hóa cột sống cổ

Châm cứu là liệu pháp chữa trị các chứng đau lưng, đau đầu hoặc các bệnh về cơ xương khớp của người Trung Hoa. Nguyên lý của châm cứu là dựa trên hoạt động của Khí trong cơ thể. Khí chạy dọc theo chiều thuận để cân bằng âm dương. Khi dòng chảy của Khí bị gián đoạn thì các triệu chứng đau nhức nhanh chóng xuất hiện. Lúc này, áp dụng liệu pháp châm cứu giúp giảm đau tự nhiên, khai thông khí huyết và phục hồi chức năng của các cơ quan.

Loại kim được sử dụng trong châm cứu tương đối nhỏ và mỏng. Tùy theo triệu chứng bệnh mà các bác sĩ tiến hành châm kim tại các huyệt đạo khác nhau từ 20 – 40 phút (mỗi vị trí).

>>> Có thể bạn quan tâm: CHÂM CỨU TRONG VIÊM QUANH KHỚP VAI

Phương pháp Châm cứu - Đông y Tuệ Y Đường
Phương pháp Châm cứu – Đông y Tuệ Y Đường

5.3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc đông y

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền, bệnh thoái hoá cột sống rất khó có thể điều trị dứt điểm được vì đây là quá trình lão hoá tự nhiên. Dù có điều trị bằng phương pháp nào thì cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, thay đổi thói quen xấu nhằm mục đích cuối cùng là có thể phục hồi được vận động cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc Nam không còn xa lạ với người bệnh. Hiệu quả điều trị ở mức độ nhẹ thoái hoá cột sống của phương pháp này đang có nhiều ưu điểm vượt trội so với các cách điều trị Y học khác.

Điều trị thoái hoá cột sống theo Đông y được đánh giá cao bởi hầu hết các bài thuốc Đông y đều được lấy nguyên liệu từ tự nhiên nên cơ thể rất dễ dung nạp mà lại an toàn cho sức khỏe. Thêm nữa, nguồn nguyên liệu lại dễ tìm, cách chế biến cũng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà, tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị của các bài thuốc Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ đáp ứng của mỗi người. Bởi vậy, thông thường các bài thuốc Đông y được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Người bệnh nên kết hợp điều trị chuyên sâu để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: CÁCH CHÂM CỨU TRONG ĐAU VAI GÁY

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

6. Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ, người bệnh nên thực hiện:

  • Nên chú ý phân bổ thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Sau khi làm việc lâu, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ.
  • Không nên ngồi máy tính quá lâu và nên đứng lên đi lại, vươn vai giúp thư giãn
  • Điều chỉnh các thiết bị tại nơi làm việc phù hợp và cân đối. Nên chú ý đặt màn hình đúng khoảng cách, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng
  • Bổ sung dinh dưỡng với thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ốc; các loại rau, hoa quả chứa nhiều dưỡng chất. nên đưa các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh thoái hóa cột sống cổ nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

8 thoughts on “DẤU HIỆU THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ VÀ CÁCH DIỀU TRỊ

  1. Tuyến says:

    Bố em bị thoái hóa đốt sóng cố nhiều năm nay, giờ cảm giác tê bì và yếu cả hai tay, không biết có điều trị khỏi được k ạ

  2. Đức says:

    Đã đến phòng khám điều trị đau mỏi cổ vai gáy, kết quả sau buổi đầu tiên rất tốt nên đã tôi đã đăng ký liệu trình 10 buổi để điều trị thường xuyên hơn

  3. Việt says:

    20 tuổi đã bị thoái hóa đốt sống cổ có phải bị quá sớm không bác sĩ, liệu có cách nào trị khỏi dứt điểm được k ạ

  4. Hải says:

    Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết ngủ dậy là đau cứng không quay được cổ, như thế có phai do thoái hóa không ạ

  5. Hùng says:

    Các bác sĩ ở phong khám thăm khám và tư vấn rất tận tình chu đáo, sẽ giởi thiệu nhiều người hơn để đến phòng khám điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *