Chửa ngoài tử cung có xu hướng càng ngày càng tăng lên trong những thập niên gần đây, và cũng là vấn đề đáng lo ngại của các chị em. Dưới đây là bài chia sẻ về chửa ngoài tử cung của Bác sĩ Thu Huyền của Phòng khám Đông y Tuệ y đường để các chị em cùng có cái nhìn tổng quát về tình trạng này!
1. Định nghĩa về chửa ngoài tử cung
- Chửa ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ ở trong buồng tử cung. Như vậy chửa ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, tuy nhiên có tới 95% số trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Ngoài ra có thể gặp chửa trong ổ bụng, chửa ở ống cổ tử cung.
2. Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung
- Viêm vòi tử cung, đặc biệt là viêm lòng vòi làm cho niêm mạc bị dầy, dính, lòng vòi bị hẹp lại, các nếp niêm mạc tử cung bị thay đổi có thể góp phần gây ra chửa ngoài tử cung
- Bất thường về giải phẫu vòi tử cung như túi thừa, thiểu sản, loa vòi
- Từng có tiền sử chửa ngoài tử cung trước đó, tiền sử phẫu thuật vòi tử cung
- Nạo hút thai nhiều lần làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung
- Khối u ( u xơ tử cung, khối u phần phụ ) làm rối loạn chức năng vòi tử cung
- Sử dụng dụng cụ thử cung cũng làm tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung
- Các yếu tố chức năng làm trứng chậm di chuyển về buồng tử cung
- Độ kết dính của niêm dịch vòi tử cung tăng lên ảnh hưởng đến sự di chuyển của trứng trong lòng vòi
3. Triệu chứng lâm sàng
a, Chậm kinh
- Khoảng 1/3 số người bệnh không có hay không rõ dấu hiệu chậm kinh. Nhiều khi rất khó phân biệt giữa ra máu âm đạo vì chửa ngoài tử cung với kinh nguyệt
b, Ra máu âm đạo
- Vì bong nội mạc tử cung do chức năng nội tiết của rau không hoàn chỉnh hoặc do trứng bị bong khỏi vòi tử cung.
- Ra máu ít một, sẫm màu, liên tục hay không. Đặc điểm ra máu ít một là quan trọng bởi vì nếu ra máu âm đạo nhiều thường là do sẩy thai
c, Đau bụng
- Là triệu chứng luôn có trong chửa ngoài tử cung, mức độ đau bụng có thể rất khác nhau, vị trí đau có thể là một hay hai bên, bụng dưới hay đau toàn bộ ổ bụng
- Đau bụng vì vòi tử cung bị căng giãn và nứt vỡ hoặc vì có máu trong ổ bụng kích thích phúc mạc. Đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn vì trực tràng bị kích thích, dấu hiệu tương đối có giá trị giúp cho chẩn đoán
d, Dấu hiệu toàn thân
- Là biểu hiện của choáng giảm thể tích máu khi vỡ chửa ngoài tử cung, điển hình nhất là thể lụt máu trong ổ bụng. Đôi khi người bệnh có thể bị ngất, dấu hiệu hiếm gặp nhưng có giá trị, ngất vì quá đau do vòi tử cung bị nứt vỡ, vì bị mất máu
e, Dấu hiệu thực thể
- Khám âm đạo qua mỏ vịt có thể thấy các dấu hiệu chứng tỏ có thai như: cổ tử cung tím, đóng kín, chất nhầy ít và đặc quánh.
- Thăm âm đạo: tử cung to hơn bình thường nhưng không to tương xứng với tuổi thai, do ảnh hưởng bởi nội tiết thai nghén, mật độ cổ tử cung mềm. Sờ nắn khối mềm này làm người bệnh đau là một dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán. Khám túi cùng sau đầy, đau giật nảy người ( tiếng kêu Douglas)
>>>>>>> Xem thêm: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỘ TUYẾN KẾT HỢP VIÊM ÂM ĐẠO VÀ GAI SINH DỤC
4. Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm hCG
- Siêu âm: Hình ảnh siêu âm thường thấy là không có túi ối trong buồng tử cung, khối cạnh tử cung và có thể có dịch ở túi cùng Douglas. Thời điểm để siêu âm đường bụng nhìn thấy túi ối trong buồng tử cung là khoảng 6 tuần ( chậm kinh 2 tuần), siêu âm đường âm đạo có thể nhìn thấy túi ối sớm hơn khoảng 5 ngày.
- Một số thăm dò khác: nạo sinh thiết nội mạc tử cung tìm phản ứng Arias- Stella, soi ổ bụng là một phương pháp cho phép chẩn đoán sớm ở những trường hợp khó khăn,..
5. Chẩn đoán phân biệt
- Sảy thai, dọa sảy thai
- Viêm phần phụ
- Vỡ hoàng thể thay nang noãn
- Khối u buồng trứng
- Viêm ruột thừa
6. Các thể lâm sàng
- Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ
- Thể lụt máu ổ bụng
- Thể giả sẩy của chửa ngoài tử cung
- Thể huyết tụ thành nang
- Chửa ở buồng trứng
- Chửa trong ổ bụng
- Chửa ống cổ tử cung
- Phối hợp chửa trong tử cung với chửa ngoài tử cung
>>>>>>>> Xem thêm: VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
7. Điều trị
a, Chửa ngoài tử cung thể lụt máu trong ổ bụng
Buộc phải tiến hành đồng thời việc hồi sức tích cực, nhanh chóng để hồi phục lại thể tích tuần hoàn đã mất đồng thời mở bụng để cầm máu.
b, Chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay rỉ máu
Cách điều trị là điều trị bảo tồn vòi tử cung hay cắt vòi tử cung tùy từng trường hợp. Chỉ định bảo tồn hay cắt vòi tử cung phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu sinh con, tổn thương tại chỗ và thương tổn của vòi tử cung bên đối diện, khả năng của phẫu thuật viên, trang thiết bị
c, Chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang
Có chỉ định mổ để tránh vỡ thứ phát hay bị nhiễm khuẩn. Khi vào ổ bụng thì rất dính, tìm cách đi vào ổ máu tụ để lấy hết máu tụ, lau rửa sạch khoang chứa máu và khâu ép các thành phần của khoang ấy lại với nhau
d, Các thể chửa ngoài tử cung hiếm gặp
- Chửa trong ổ bụng: Nên mổ khi thai nhỏ dưới 32 tuần dù là thai sống vì nếu để thêm sẽ khó tiên lượng diễn biến của bệnh
- Chửa ở ống cổ tử cung khi đã chảy máu do nạo ( không chẩn đoán được trước khi nạo), do sẩy thai đều buộc phải mở bụng để cắt tử cung cầm máu
e, Chửa ở sẹo mổ lấy thai
Trong những năm gần đây còn có các khối chửa ngoài tử cung ở tại sẹo mổ lấy thai cũ, việc phát hiện chủ yếu qua siêu âm cùng với dấu hiệu lâm sàng có thai khi thấy khối chửa ở đây thì tiêm MTX dưới hướng dẫn của siêu âm là tốt nhất, an toàn. Hoặc nếu khối to, chưa vỡ thì mổ mở lấy bỏ khối chửa khâu lại tử cung hoặc nội soi bóc bỏ khối chửa.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
Facebook: Tuệ Y Đường
Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền
Bác sĩ Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.503.555
Bác sĩ ơi tôi chậm kinh 7 ngày rồi thử 3 que thử thai hiệu khác nhau thì 1 que k lên , 2 que lên vạch rất là mờ, bụng dưới tôi cứ đau âm ỉ k thấy chảy máu gì cạ. Tôi có lên mạng tìm hiểu thì thấy giống như chửa ngoài tử cung làm sao đây bác sĩ
Bạn nên đi khám siêu âm ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời