Bài 1:
- Quả vải khô 7 quả.
- Chế biến và dùng: Quả vải khô được thái nhỏ, đem sao cho cháy đen, tán thành bột mịn, chia làm sáu phần mỗi ngày uống 3 phần chia làm 3 lần trong ngày, uống với nước sôi để ấm trước khi ăn 15 phút.
Bài 2:
- Vừng đen 30 gram; đường trắng 20 gram.
- Chế biến và dùng: vừng đen sấy khô, tán nhỏ, trộn đường, chia 3 lần uống trong ngày với nước sôi để ấm.
Bài 3:
- Quả bồ kết 15 gram.
- Chế biến và dùng: quả bồ kết được sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 1 lượng bằng hạt đậu xanh chia đôi thổi vào hai lỗ mũi, ngày thổi 2 lần, cần làm 2-3 ngày.
- Hoặc lấy hai quả trứng gà quấy đều, chế thủ ô 30g sao lấy nước cho vào trứng gà để ăn, ngày một lần.
Bài 4:
- Tai quả hồng 7 cái
- Chế biến và dùng: tai quả hồng rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà, chế thêm 150ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày,cần uống 2-3 ngày liền.
Bài 5:
- Cuống quả bí xanh 5 cái
- Chế biến và dùng: Khi lấy cuống quả bí xanh cần chú ý lấy đầu trên sát thân cây, đầu dưới sát quả, rửa sạch, thái mỏng, sấu khô, cho vào ấm pha trà, chế thêm 300ml nưới sôi, ủ kín sau 20 phút, chắt lấy nước, chia 2 ngày uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Bài 6:
- Hạt hẹ 18 gram
- Chế biến và dùng: Hạt hẹ phơi khô tán bột mịn, chia 2 lần uống trong ngày, với nước tai quả hồng đã nói ở trên, cần uống 2-3 ngày
Hạt hẹ trong Đông y có tên là Cửu tử
Ngoài ra có thể dùng các phương pháp khác như:
- Chườm nước đá: nằm ngửa, đặt hai túi nước đá hai bên cổ 30 phút.
- Gây hắt hơi: dùng lông vũ hoặc miếng giấy ngoáy vào lỗ mũi làm hắt hơi.
- Xông mũi: hùng hoàng 90g, rượu cao lương 250g, đun lên, để mũi vào xông và hít thở thật sâu.
Một số nghiệm pháp mang tính cơ học có thể được thử nghiệm trước khi quyết định dùng thuốc như hít sâu và nín thở, kích thích vào vùng hầu họng, ngoáy mũi gây hắt hơi, ép mạnh vào vùng cơ hoành bằng tay, xoa bóp vùng hậu môn, uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt, uống một cốc nước lạnh và bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm có pha một thìa mật ong, nuốt nhanh một thìa đường hoặc mật ong…
Riêng ở trẻ nhỏ có thể điều trị nấc bằng cách gây động tác mút ở trẻ (cho trẻ bú mẹ, bú bình hoặc núm vú giả…).
Một phương pháp khác có thể được sử dụng là hít thở vài lần vào một túi kín (thở lại khí giàu carbonic), đây là phương pháp khá mạo hiểm vì có thể gây tăng nồng độ carbonic trong máu dẫn đến toan máu và cần được thực hiện dưới sự giám sát của người khác và phải có ôxy dự phòng.
Nói chung, hiệu quả của các biện pháp cơ học này thường chỉ mang tính tạm thời. Một số phương pháp phức tạp hơn có thể được thử nghiệm như châm cứu, gây tê ngoài màng cứng ở cột sống cổ, phong bế thần kinh hoành… Bên cạnh đó, điều trị nấc theo y học cổ truyền cũng đem lại hiệu quả thật tuyệt vời với các phương pháp như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, nhĩ châm theo cơ chế cân bằng âm dương, cân bằng thần kinh giao cảm, làm giảm và cắt cơn nấc có hiệu quả.
BS Nguyễn Thu
Theo Sức khỏe và đời sống.