Chữa Hạt cơm ở da bằng lá Tía Tô được không?

Hạt cơm ở da hay dân gian còn gọi là Mụn cóc . Hạt cơm ở da là bệnh phổ biến, lành tính, tổn thương thượng bì do nhiễm papillomavirus ở người. Chúng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể với nhiều hình thái khác nhau. Chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Mụn cóc thường tự giới hạn nhưng có thể được điều trị bằng các phương pháp bôi hay phá huỷ . Nhưng liệu dân gian có vị thuốc nào điều trị vừa dễ tìm lại hiệu quả không. Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

BS Đoàn Dung chia sẻ Hạt cơm là tình trạng bệnh lý do sự tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, do virus có tên Human Papiloma Virus (HPV) gây nên. Sự lây nhiễm HPV có thể là do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua da bị xây xát hoặc qua các vật dụng trung gian như giày, dép…
Có > 100 type HPV, mỗi loại có ái tính vào những vị trí giải phẫu khác nhau của da.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789502555 để được hỗ trợ nhé.

Hình ảnh tổn thương Hạt cơm ở bàn tay
Hình ảnh tổn thương Hạt cơm ở bàn tay

Làm sao để nhận biết được có bị hạt cơm ở da hay không?

 

Theo BS Đoàn Dung Hạt cơm ở chia phân làm 5 loại:

  • Hạt cơm thường: ban đầu thường là những sẩn nhỏ bằng hạt kê, màu da, sau vài tuần hoặc vài tháng, thương tổn lớn dần, nổi cao, có hình bán cầu, bề mặt sần sùi thô ráp, dày sừng với nhiều kích thước khác Vị trí hay gặp nhất là ngón tay và mặt mu của bàn tay hoặc ở những vị trí dễ bị chấn thương như đầu gối hoặc khuỷu tay, ngoài ra có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên bề mặt da. Điểm đặc trưng của các hạt cơm thông thường là các chấm đen (biểu hiện của các mao mạch bị tắc do huyết khối) và chảy máu khi cạo bỏ lớp sừng
    phía trên.
  • Hạt cơm hình ngón: Thường thấy trên da đầu hoặc phân bố không đều hoặc thành cụm ở râu, mặt của nam giới trường thành.
  • Hạt cơm lòng bàn tay, bàn chân: điển hình là các sẩn , kích thước 2-10mm, bề mặt xù xì làm mất đường vân trên bề mặt, đôi khi có biểu hiện của hạt cơm chỉ là sẩn nhẵn, bằng phẳng với mặt da, màu vàng đục hoặc vàng da, đôi khi có sẩn xù xì có gai nhỏ và lõm ở giữa. Hạt cơm ở lòng bàn chân thường gây đau khi đi lại do sự phát triển sâu bên trong của chúng. Hạt cơm ở lòng bàn chân liên kết với nhau thành mảng lớn được gọi là hạt cơm thể khảm.
  • Hạt cơm phẳng: sẩn hơi nổi cao trên mặt da, bề mặt phẳng, kích thước nhỏ từ 1-5mm, hình tròn/ đa giác màu hồng hoặc màu da, thẫm àu, ranh giới rõ, đứng riêng ller hay thành đám, đôi khi thành dải. Vị trí hay gặp: mặt, mặt duỗi cánh tay.
  • Hạt cơm quanh móng: tổn thương sẩn sùi quanh hoặc dưới móng, thường gây đau.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789502555 để được hỗ trợ nhé.

 

Hình ảnh tổn thương hạt cơm ở lòng bàn chân
Hình ảnh tổn thương hạt cơm ở lòng bàn chân

Chẩn đoán phân biệt của bệnh Hạt cơm dưới da:

Điều trị Hạt cơm dưới da như thế nào ?

  • Hiện tại chưa có liệu pháp khangs virus đặc hiệu nào để điều trị nhiễm HPV.
  • Các phương pháp điều trị tập trung chủ yếu vào việc phá hủy tổn thương có thể nhìn thấy hoặc gây độc tế bào đối với các tế bài bị nhiễm Vius
  • Do tính chất lành tính và tự giới hạn của hạt cơm , nên tránh các phương pháp điều trị gây sẹo.
  • Hạt cơm thường tự thái triển tự phát ở trẻ em sau vài tháng, khoảng 50% thoái triển sau 1 năm, 2/3 thoái triển sau 2 năm.
  • Hai phương pháp điều trị chính có thể được kể đến ở đây là;
  • Liệu pháp bôi tại chỗ như:
  • Acid Salicylic( Hạt cơm thường, hạt cơm phẳng, lòng bàn chân, bàn tay, quanh móng)
  • Bạc Nitrat: Hạt cơm thường
  • Tretinoin: Hạt cơm phẳng
  • Liệu pháp phá hủy tổn thương: Khi các liệu pháp bôi tại chỗ thất bại
  • Liệu pháp lạnh
  • Liệu pháp quang động lực
  • Laser

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789502555 để được hỗ trợ nhé.

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân.
Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

Theo Bs Đoàn Dung – phụ trách chuyên môn của Phòng khám Đông Y Tuệ Y Đường, bên cạnh sử dụng các thuốc bôi hay Laser thì phương pháp điều trị Hạt cơm ở da được áp dụng khá phổ biến. Bây giờ cùng Phòng khám Tuệ  Y Đường tìm hiểu vị thuốc Tía tô nhé!

Tên thường gọi: Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây

Tên khoa họcFolium Perillae Fructescentis

Họ khoa học: Họ hoa môi (Lamiacae)

Hình ảnh cây tía tô
Hình ảnh cây tía tô

Mô tả:

Tía tô không chỉ là cây gia vị mà còn là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậytía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Bộ phận dùng làm thuốc:

Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô (Perillafrutescens L. Britton

Thu hái và chế biến:

Lá: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.

Công năng chủ trị:

Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Cách dùng Tía tô như thế nào để điều trị Hạt cơm ở da? Bác sỹ Đoàn Dung chia sẻ rằng: “ Sau khi thu hái và rửa sạch , ngâm nước muối loãng chúng ta sẽ để ráo lá Tía tô và làm theo các bước”:

Bước 1: Làm mềm mụn bằng xa bông, tiện thể làm sạch chân luôn

Bước 2: Sát khuẩn bằng betadin + cồn 70 độ

Bước 3: Dùng dao lam( đã ngâm trong dung dịch betadin + cồn 70 độ) cắt sạch phần sùi, đến khi hơi rớm máu.

Bước 4: Thấm sạch máu bằng gạc hoặc bông, rồi đắp lá tía tô đã dã nát sẵn.

Mỗi ngày đắp 1 lần để qua đêm! Thường 3-4 lần đã thấy có hiệu quả.

Hình ảnh lá Tía tô
 Hình ảnh lá Tía tô

Lá Tía tô là dược liệu lành tính nhưng vẫn có thể phát sinh rủi ro nếu bạn thiếu cẩn trọng khi dùng nó để chữa bệnh Hạt cơm dưới da. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da, khi chữa bệnh Hạt cơm dưới da bằng Tía tô cần chú ý tới các vấn đề sau:

  • Mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không có tác dụng thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.
  • Chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, trên da chưa xuất hiện tổn thương thứ phát hay bị nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không dùng khi tình trạng viêm nhiễm lan tỏa trên diện rộng hay có kích hoạt bội nhiễm.
  • Trước khi dùng cần chú ý chọn lựa lá Tía tô kỹ lưỡng và vệ sinh bằng nước muối loãng cho thật sạch.
  • Trong quá trình áp dụng mẹo chữa này nếu có bất thường phát sinh, cần ngưng ngay và báo cho bác sĩ được biết.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

?⚕️Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline:0789.502.555– 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *