Chu kỳ kinh nguyệt – Bạn có biết???

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát sức khỏe. Dưới đây là kiến thức về chu kì kinh nguyệt mà Ths.BS chuyên khoa II Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh của Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ cho các chị em! 

 

1. Định nghĩa về chu kì kinh nguyệt
 Bác sĩ Thu Huyền cho biết : Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể.

– Độ dài chu kỳ kinh nguyệt tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau, trung bình 28-30 ngày

– Kỳ kinh là thời gian chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, trung bình 3-5 ngày

– Thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh: mở đầu mỗi chu kỳ Gn-RH vùng dưới đồi kích thích tuyến yên chế tiết hormone hướng sinh dục. FSH kích thích phát triển nang noãn. Nhờ tác dụng phối hợp của LH, các nang noãn đã phát triển và chế tiết estrogen.

Khi estrogen đạt đến mức độ nhất định sẽ tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết LH, dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể. Khi estrogen và progesterone của hoàng thể đạt đủ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi, Gn-RH giảm xuống, tuyến yên ngừng tiết hormone hướng sinh dục. Hoàng thể teo đi, hormone sinh dục giảm làm bong niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt.

Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ
Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ

2. Các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt

– Sự thay đổi hormone sinh dục nữ làm cho niêm mạc tử cung phát triển theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 3 giai đoạn:

a, Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen) 

– Bài tiết hormone và biến đổi ở buồng trứng:

Cuối chu kỳ trước do estrogen và progessteron giảm đột ngột tạo ra cơ chế điều hòa ngược âm tính nên tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH dưới sự chỉ huy của GnRH. Dưới tác dụng FSH, ở buồng trứng có từ 6-12 nang trứng nguyên thủy phát triển. Tác dụng đầu tiên là tăng sinh tế bào hạt sau đó tạo ra lớp vỏ của nang trứng.

Lớp vỏ ngoài có nhiều mạch máu, lớp áo trong tiết hormone. Vài ngày sau, dưới tác dụng của LH lớp áo trong bắt đầu tiết dịch nang, thành phần quan trọng của dịch nang là estrogen. Noãn cũng tự lớn nhanh, kích thước tăng gấp 3-4 lần. Dịch trong nang tăng dần và đẩy noãn cùng một số tế bào hạt về một cực của nang để tạo ra gò trứng.

– Biến đổi ở niêm mạc tử cung:

Trong nửa đầu vòng kinh, dưới tác dụng estrogen các tế bào mô đệm và tế bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng, tuyến hẹp và thẳng nay phát triển to ra, các tế bào tuyến tăng sinh, nhưng không có chất nhày, không có glycogen, chất đệm phù lên, không có tế bào to, nhân chia và tiểu động mạch thẳng từ lớp đáy phát triển nhanh có hình xoắn ốc nằm trong lớp cơ năng mới tái tạo.

– Hiện tượng phóng noãn:

Sau khoảng 7-8 ngày phát triển, một nang bắt đầu phát triển nhanh và trưởng thành, các nang còn lại thoái triển. Tại nang trứng phát triển kích thước nang tăng lên, lượng estrogen được bài tiết nhiều, tăng cao gây tác dụng
điều hòa ngược dương tính với tuyến yên làm tăng tiết cả FSH và LH, kích thích nang phát triển và trưởng thành (nang noãn chín). LH rất cần thiết cho nang chín và phóng noãn.

Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột gấp 6-10 lần và đạt mức cao nhất vào thời điểm 16h trước khi phóng noãn. Nồng độ FSH cũng tăng khoảng 2-3 lần. LH kích thích các tế bào hạt và TB lớp áo trong tăng bài tiết progesteron.
Mức bài tiết estrogen bắt đầu giảm trước khi phóng noãn 1 ngày, trong khi bài tiết progesterone bắt đầu tăng dần.
Không có đỉnh LH không có hiện tượng phóng noãn.

Cơ chế phóng noãn
Cơ chế phóng noãn

– Vài giờ trước khi phóng noãn có hai hiện tượng đồng thời xảy ra:

+ Các tế bào lớp áo ngoài của nang noãn chín giải phóng các enzyme tiêu protein từ các bọc lysosom, thành nang bị phá hủy trở nên mỏng và yếu hơn.

+ Tăng sinh các mạch máu ở thành nang đồng thời tại đây prostaglandin cũng được bài tiết làm các mao mạch giãn ra và tăng tính thấm làm cho các huyết tương thấm vào trong nang.
– Cả 2 hiện tượng trên đều làm cho nang phồng căng, thành nang yếu vì vậy nang vỡ và giải phóng noãn. Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra 13-14 ngày trước khi có kinh lần sau. Thông thường mỗi chu kỳ có một nang noãn vỡ.

>>>>>> Xem thêm: CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

b, Giai đoạn chế tiết

– Bài tiết hormone và biến đổi buồng trứng:

Sau khi phóng noãn, tuyến yên vẫn tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của LH một ít tế bào hạt còn lại của vỏ nang được biến đổi nhanh chóng để trở thành tế bào hoàng thể. Các tế bào hạt này trương to gấp 2 lần chứa đầy hạt mỡ trong bào tương và có màu vàng nhạt.

Các tế bào hạt tăng sinh tạo thành một khối vây xung quanh cục máu đông tạo thành hoàng thể, hoàng thể lớn lên, bài tiết và cuối cùng thoái hóa. Quá trình này xảy ra trong 4-8 ngày nếu không có mặt của LH. Nếu có LH, hoàng thể phát triển mạnh hơn, bài tiết hormone nhiều hơn, đời sống kéo dài hơn khoảng 12 ngày.

– Biến đổi niêm mạc tử cung:

Trong giai đoạn này estrogen vẫn tiếp tục làm tăng sinh lớp niêm mạc tử cung nhưng yếu hơn so với progesterone. Dưới tác dụng progesterone niêm mạc tử cung dày nhanh và bài tiết dịch, các tuyến dài ra và cong queo, chứa đầy chất tiết.

Trong nửa sau chu kỳ kinh xuất hiện ở đáy các tế bào những hốc nhỏ chứa glycogen, các tuyến có hình răng cưa rõ rệt, chất glycogen chuyển lên đỉnh tế bào để rồi bài xuất ra ngoài. Dưới tác dụng của estrogen và progesterone niêm mạc tử cung có những tiếp nối động tĩnh mạch. Mục đích của tất cả những thay đổi trên là tạo ra lớp niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng cung cấp cho trứng đã thụ tinh khi di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ

c, Giai đoạn hành kinh 

Niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu gọi là hành kinh. Khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể đột ngột bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone đột ngột giảm xuống mức rất thấp. Niêm mạc tử cung bị thoái hóa tới 65% chiều dày. Các động mạch xoắn co thắt do tác dụng của prostaglandin. Lớp niêm mạc bị chảy máu và hoại tử, bong ra. Lớp nông bị bong và tống ra ngoài, lớp sâu tái tạo lập vòng kinh sau. Niêm mạc tử cung bong đến đâu tái tạo đến đấy.

>>>>>> Bạn đọc quan tâm về vấn đề da liễu: ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG THUỐC NAM

Biểu đồ ngày rụng trứng
Biểu đồ ngày rụng trứng

3. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt

– Chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh, lượng máu kinh ngoài ảnh hưởng của thay đổi nội tiết, nó còn phụ thuộc vào tình trạng và đáp ứng của niêm mạc tử cung. Niêm mạc tử cung khi viêm, u xơ tử cung khiến các vùng đáp
ứng không đồng đều dẫn đến phát triển không đều, bong niêm mạc tử cung không đều gây rong kinh và băng kinh.

– Thời kỳ kinh nguyệt kéo dài 3-5 ngày do niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau.

– Máu kinh không phải là máu đơn thuần mà là hỗn dịch máu không đông trong chứa nhiều chất: chất nhầy cổ tử cung, tử cung, vòi tử cung, những mảnh niêm mạc tử cung, tế bào bong âm đạo.
– Máu kinh chứa một lượng quan trọng protein, các men, và các prostaglandin. Thông thường những cục huyết trong âm đạo không chứa sợi huyết mà chỉ là những tích tụ hồng cầu trong chất nhầy. Có hiện tượng tiêu sợi huyết mạnh và tiêu protein mạnh trong buồng tử cung, chất nhầy cổ tử cung.

– Những sản phẩm giáng hóa của sinh sợi huyết và của sợi huyết cũng là nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả.

– Cục máu đông khi hình thành trong buồng tử cung lập tức bị tiêu sợi huyết ngay. Prostacyclin chứa nhiều trong máu kinh cũng có tác dụng lên mạch máu và tác dụng kháng tiểu cầu. Khi hành kinh tác dụng tiêu sợi huyết và protein luôn có nên những chất liệu thải qua máu kinh đã bị hóa lỏng, máu kinh không đông trong suốt thời gian hành kinh.

Đặc điểm máu kinh
Đặc điểm máu kinh

>>>>>Bạn đọc có thắc mắc về PHỤ KHOA có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.503.555 để được hỗ trợ!

– Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do các nguyên nhân khác.
– Chu kỳ có thể khác nhau giữa mọi người, nhưng ít thay đổi ở cùng 1 người trong độ tuổi hoạt động sinh dục.
– Lượng máu mất trong chu kỳ kinh thay đổi theo tuổi . Ở lứa tuổi 50 lượng máu kinh nhiều hơn so với lứa tuổi 15. Lượng máu kinh trung bình 60-80ml, ít nhất 20ml, trên 200ml là cường kinh. Lượng máu kinh thường nhiều vào giữa chu kỳ kinh.

– Không có mối tương quan giữa chiều dài vòng kinh. Lượng máu kinh có thể khác nhau nhiều giữa mọi người (có thể gấp 4 lần), nhưng không khác nhau nhiều giữa các kỳ kinh của mỗi người.
     Nói chung: Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, đồng thời là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555 – 0789.502.555

Tin liên quan

8 thoughts on “Chu kỳ kinh nguyệt – Bạn có biết???

  1. Lầu Thị Sen says:

    Chu kì bình thường của em là 30 ngày, nhưng đợt này đã chậm 5 ngày rồi e dùng que thử thai thì chỉ có 1 vạch, có phải e có bầu rồi k ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh, phải đi khám thì mới biết chắc chắn được. Em gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn nhé!

  2. Minh Giang says:

    Cuối năm ngoái e được cô Huyền khám và kê thuốc cho uống chữa bệnh rối loạn kinh nguyệt. Lúc mới đầu chưa thấy tác dụng gì nhiều nhưng tin tưởng cô kiên trì uống thuốc giờ 5 tháng kinh nguyệt đều hơn hẳn, mà còn đỡ đau bụng kinh hơn trước, trộm vía ăn uống tốt hơn mà da dẻ cũng mịn màng hơn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám xin chúc mừng em! Em cố gắng kiên trì dùng thuốc tiếp có vẫn đề gì cần hỗ trợ em gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được tư vấn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Tính chu kì hành kinh quan hệ vào ngày an toàn cũng là 1 biện pháp nhưng không tránh thai được hoàn toàn. Em gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!

  3. Pé Thảo says:

    bác sĩ ưi con năm nay 15t mới có kinh nguyệt được 6 tháng mà tháng nào con cũng đau ạ, nó còn hong có đều nữa cơ, tháng thì 26 ngày đã đến tháng này thì tận 35 ngày cơ, đến thì khó chịu mà hong đến con lại lo lắm, con sợ bị gì sau này hong có em bé dc

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng khá bình thường, chủ yếu là do hoocmon nội tiết tố trong cơ thể cháu chưa ổn định. Nếu cháu bị đau bụng nhiều bác sĩ có thể hỗ trợ kê thuốc đông y cho cháu giảm triệu chứng đau bụng kinh, nang cao thể trạng, điều hòa nội tiết tố của cháu. Cháu gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *