Bệnh chốc lây ở trẻ em thường bắt đầu bằng những bóng nước nhỏ trên da rồi từ từ lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Đây là căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.
1. Bệnh chốc lây ở trẻ là gì?
Trong y học, thuật ngữ chốc hóa thường dùng để chỉ các nhiễm trùng nông thứ phát ở một tình trạng da hay vết thương nhất định trên da, khi vết thương loét sâu thì được gọi là chốc loét. Chốc lây là một trong những bệnh da liễu ở trẻ em rất thường gặp, đặc trưng của căn bệnh này là những bọng nước, mụn mủ và các vết đóng vảy trên da.
Bệnh chốc lở hay còn gọi là chốc lây ở trẻ là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn và gây ra những mụn mủ, bọng nước trên da. Vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu tùy vào từng trường hợp của người bệnh.
Thông thường có 3 loại chốc lở sau:
- Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lây ở trẻ phổ biến nhất, hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ, nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
- Chốc bọng nước: Là dạng chốc lây ngoài da ở trẻ em tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
- Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra.
2. Nguyên nhân gây bệnh chốc lây ở trẻ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc lây ở trẻ em là do khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng, cụ thể:
- Đối với dạng chốc không có bọng nước thì có thể là do khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da của trẻ và ở trong đó lại có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức hình thành nên bệnh.
- Đối với dạng chốc lây bọng nước thì thường là do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, khiến cho chúng bị bóc tách lớp nông của thượng bì và tạo thành hình giống như vảy lá.
- Dạng chốc loét thì thường do khuẩn liên cầu gây ra hoặc có thể kết hợp với tụ cầu vàng để hình thành bệnh, thường xảy ra ở người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, những người mắc bệnh mạn tính và người già.
Chốc lây ngoài da ở trẻ thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái, đôi khi xảy ra ở những người lớn có hệ miễn dịch kém. Bệnh thường tái phát vào mùa hè trong điều kiện sống thiếu vệ sinh, cư dân đông đúc.
3. Nhận biết dấu hiệu lâm sàng của bệnh chốc lây ở trẻ
Bệnh chốc lây ở trẻ thường hay xảy ra tại những vị trí như tay, chân, mặt hoặc có khi cả người. Bệnh thường xuất hiện với những thương tổn đơn độc trên da. Người bệnh thường có những dấu hiệu lâm sàng sau:
- Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch;
- Đối với chốc không có bọng nước thì thường bắt đầu là một dát hồng trên da của trẻ, sau đó tiến triển thành mụn nước rồi trong bọng nước sẽ hóa mủ nhanh và mau chóng dập vỡ, tạo nên các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Tại vị trí thương tổn có thể bị ngứa nhẹ hoặc không, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh;
- Dạng chốc loét cũng có những dấu hiệu ban đầu giống như chốc không bọng nước nhưng sau đó lại tiến triển thành những vết loét hoại tử có lõm ở giữa, rất lâu lành và để lại sẹo.
- Dạng chốc bọng nước thường có dấu hiệu ban đầu là những mụn nước nhỏ sau đó lớn dần thành bọng nước. Những bọng nước này thường dễ vỡ, nông và có dịch vàng trong, sẽ vỡ trong 1 đến 3 ngày, sau khi vỡ để lại viền da mỏng xung quanh, người bệnh sẽ cảm thấy rát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

4. Các biến chứng của chốc lây ngoài da ở trẻ
Chốc lây ngoài da ở trẻ là căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời thì sẽ tiến triển nhanh và có nguy cơ biến chứng thành:
Viêm quầng; viêm mô tế bào, hồng ban đa dạng, hội chứng bong vảy da do tụ cầu, nhiễm trùng máu, mề đay, sốt tinh hồng nhiệt, vảy nến thể giọt…
>>> Đọc thêm: ĐIỀU TRỊ LIỆT DƯƠNG BẰNG ĐÔNG Y
5. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà
Ngoài việc tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, thực hiện một số lưu ý dưới đây có thể giúp bệnh chốc lây ở trẻ nhanh lành và ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng:
- Nên che vết chốc lại để giúp cho các chất dịch từ bóng nước không thể lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể và người tiếp xúc với trẻ;
- Cho trẻ mặc quần áo vừa thoải mái, thoáng mát. Đối với trẻ nhỏ thì không mặc tã;
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, đồng thời hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước;
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu và tụ cầu;
- Rửa vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm. Nên giặt riêng đồ của trẻ và để trẻ ở trong nhà.

6. Các phương pháp dự phòng chốc lây ở trẻ
Để phòng tránh chốc lây nói riêng và các bệnh da liễu ở trẻ em nói chung thì cần phải có biện pháp dự phòng cụ thể, cha mẹ nên:
- Để trẻ được vui chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ; vào mùa hè nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi;
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn và nơi gần vật nuôi, tránh côn trùng; đảm bảo cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh;
- Hạn chế đến những nơi thiếu ánh sáng dễ bị côn trùng đốt;
- Khi phát hiện bệnh thì phải điều trị ngay, đề phòng lây lan và biến chứng.
????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp
7. Chốc lây tắm lá gì?
Chốc lây hình thành nên những vết thương ngoài da nên khi tắm người bệnh cũng cần lưu ý kỹ nhẹ nhàng và kỹ để hạn chế tổn thương các vết. Dưới đây là top những loại lá được dùng hỗ trợ điều trị chốc lở mang lại hiệu quả cao:
Tắm nước lá hoa bạch xà
Bạch xà hay còn được gọi với những cái tên khác như cây chiến, bạch tuyết hoa, cây đuôi công,… Đây được xem là một trong những dược liệu mang lại hiệu quả trong thuyên giảm chốc lở.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lá của hoa bạch xà có đến 171 hoạt chất. Trong đó, nhiều nhất là flavonoid, iridoid, phenolic acid đều là những chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Chính vì thế, giúp khử trùng vết thương, xoa dịu làn da, chống lại vi khuẩn gây tổn hại da.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nắm lá hoa bạch xà tươi rồi đem ngâm và rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Tiếp theo, đem lá nấu với 1,5 lít nước sôi. Đợi nước giảm nhiệt rồi pha cho nhiệt độ nước phù hợp để tắm.

Tắm nước lá sài đất
Sài đất cũng là một trong những lá phổ biến trong danh sách tắm điều trị chốc lây. Trong Đông y, sài đất có tính mát, thanh nhiệt và giải độc tốt, khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm được đánh giá cao. Dùng lá sài đất để tắm cho bệnh nhân giúp làm dịu các cơn ngứa, đau rát khó chịu và cũng làm tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 200 – 300 gam lá sài đất tươi rồi đem đi ngâm muối và rửa sạch. Sau đó, lấy lá đem đi nấu với 2 lít nước, để sôi trong vòng 10 phút. Tiếp theo, vớt phần lá ra và để nước nguội là có thể dùng để tắm.

Tắm nước lá kinh giới
Kinh giới là một loại rau với nhiều dưỡng chất và cũng là một dược liệu dân gian nhiều công dụng trị bệnh. Ngoài nguồn dinh dưỡng thì trong lá kinh giới còn có các chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị ít lá kinh giới tươi rồi rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, chắt lấy nước để vào lọ đậy kín dự trữ. Mỗi ngày khi tắm chỉ cần một ít nước cốt lá kinh giới này pha với nước giúp thuyên giảm tình trạng trông thấy.

Tắm nước lá trà xanh
Trà xanh là nguồn nguyên liệu không thể không nhắc đến khi hỗ trợ điều trị chốc lây. Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa EGCG, hoạt chất kháng khuẩn, tannin, polysaccharides, catechin, flavinoid, vitamin C,… Những hoạt chất này giúp loại bỏ những vi khuẩn trên da, đặc biệt là ký sinh trùng và tụ cầu khuẩn, làm mát và dịu vùng da tổn thương.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi và rửa sạch. Tiếp theo, đem lá trà đi nấu với 2 lít nước rồi để nước nguội và pha để tắm hằng ngày. Sau 3 – 4 ngày thực hiện, sẽ thấy giảm tình trạng ngứa ngáy và loét trên da.
Tắm nước lá bồ công anh
Bồ công anh là dược liệu rất được ưa chuộng trong Đông y, nhất là điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở. Các chất có trong lá bồ công anh mang lại công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tiêu độc rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 40 – 50 gam lá bồ công anh, đem đi ngâm muối rồi rửa sạch. Tiếp theo, đun lá với 2 lít nước rồi vớt lá ra và dùng nước để tắm. Ngoài ra, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, có thể nấu lá bồ công anh kết hợp với khổ sâm, hạt xà sàng đun với 4 lít nước để nguội tắm

>>>CÚC HOA- Từ loài hoa thanh cao đến vị thuốc tuyệt vời
Tắm nước lá khế chua
Trong Đông y, lá khế chua có tính thanh mát, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ hiệu quả. Đối với bệnh chốc lở, lá khế chua cũng phát huy tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ tác nhân gây bệnh, hạn chế các vết chốc lây lan.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua, đem rửa sạch và đun với nước sôi. Thông thường, nấu với 2 lít nước lọc, đun trong vòng 10 phút, khi nước sôi, cho thêm một ít muối trắng để tăng khả năng sát khuẩn. Cuối cùng là dùng nước này để tắm điều trị chốc lở.
Những lưu ý khi dùng lá để tắm chốc lở
Các loại lá đem đến dược tính hiệu quả trong điều trị chốc lở, nhưng khi dùng lá để tắm, mọi người cũng nên lưu ý:
- Chọn nguồn nguyên liệu kỹ: Nên chọn lá tươi, có nguồn gốc rõ ràng, không chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tắm.
- Trước khi nấu lá tắm cần sơ chế và rửa sạch để loại bỏ tạp chất cũng như phần nhựa cây còn sót gây hại hay kích ứng da.
- Khi tắm chỉ cần massage nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh tránh làm tổn thương thêm cấu trúc da.
- Sau khi tắm nước lá xong, người bệnh cần tắm lại nước sạch một lần nữa và lau khô người, nhất là vùng da tổn thương.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề chốc lây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
Phòng khám cho mình hỏi có các loại lá nào trong dân gian giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng trong bệnh chốc không ạ ?
Chào bạn, trong dân gian bạn có thể tham khảo một số loại lá để tắm như: Kinh gới, Trà xanh, Sài đất. Bạn đun nước và tắm cho bé nhà mình nhé
trước bé nhà mình cũng bị chốc , mình lấy lá sài đất cho bé nhà mình tắm hiệu quả lắm bạn à
Lá sài đất là 1 vị thuốc trong dân gian dễ kiếm và khá hiệu quả cho các bệnh lý ngoài da của trẻ nhỏ nhé , bạn có thể tham khảo ạ
Các cách phòng tránh để lây nhiễm bệnh chốc ở trẻ nhỏ là gì vậy ạ ?
Để trẻ được vui chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ; vào mùa hè nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi;
Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn và nơi gần vật nuôi, tránh côn trùng; đảm bảo cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh;
Hạn chế đến những nơi thiếu ánh sáng dễ bị côn trùng đốt;
Khi phát hiện bệnh thì phải điều trị ngay, đề phòng lây lan và biến chứng.
con tôi có những biểu hiện sốt, mụn nước thì làm cách nào để phòng việc tiến triển của bệnh vậy ạ
tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!
bệnh này có lây nhieemmx không bác sĩ, bên cạnh nhà tôi có mấy đứa trẻ bị không biết con tôi chơi cùng có bị lây không vậy ?
nếu bị chốc thì có cách nào để điều trị tại nhà không ạ
chào bạn, tổn thương của bạn bị bao lâu rồi ạ ?
Tại nhà thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương bằng nước trắng ấm, kèm theo một số loại lá tắm trong dân gian như : sài đất, đơn đỏ, trà xanh, bồ công anh …. sau khi tắm bằng lá thì bạn nên tắm lại bằng nước trắng 1 lần và lau khô người
trước đây bé nhà tôi cũng từ bị chốc, lúc đó con tôi conn bị soots. Điều trị bằng kháng sinh ở hiệu thuốc dai dẳng không hết nên tui lên mạng tìm hiểu thì thấy bài viết của phòng khám , học theoo cách hướng dẫn lấy lá trà xanh và sài đất sử dụng trộm vía bé nhà tôi lại đỡ.
Bài viết của phòng khám khá hữu iichs để áp dụng
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của phòng khám. Những bài viết của Phòng khám là tâm huyết muốn cho Bệnh Nhân hiểu thêm về những kiến thức của mỗi mặt bệnh khác nhau.
bệnh chốc ở trẻ nhỏ có điều trị khỏi không bác sĩ ? bé nhỏ nhà tôi bị mấy tháng nay không khỏi
con tôi hay bị mọc những mụn nhỏ li ti ỏ vùng má thì tổn thuuowng như vậy thì làm sao để hết được ạ
Tôi cho con đi khám ở viện da liễu, bác sĩ kê 1 đợt thuốc mà chưa đỡ được nhiều, bên đông y có cahs nào ddieeuf trị cho da ở trẻ nhỏ không ạ
Con tôi bị mẩn ngứa, những nốt mụn mủ vỡ ra để lại dịch vàng thì cần xử lý sao được vậy Bác sĩ
Ở chỗ khu nhà mình có sử dụng lá bàng hoặc lá trầu không để đun nước rửa cho trẻ nhỏ tắm, dùng như vậy có đúng không ?
Khi xuất hiện mụn nước , vỡ ra không xử lý kịp có bị nhiễm trùng không ạ
Bên phòng khám có điều trị được bệnh lí này không ạ ? cho mình xin địa chỉ Phòng khám với ạ
Bên nầy ở 166 Nguyễn Xiển, trước mình cũng cho con đi khám mề đay ở đây thấy họ khá nhiệt tình
Các lá sử dụng tắm cho trẻ nhỏ có lấy để đun chung được không bác sĩ hay phải đun riêng lẻ từng lá ra vậy Bác sĩ
Trước con mình bị mẩn ngứa thì mình đun riêng mỗi loại bạn à, thường lấy lá sài đất đun tắm rửa hàng ngày cho con hiệu quả lắm
Tại sao mụn nước vỡ ra tạo thành dịch khô vàng, cậy dịch vàng đó ra có lây nhiễm sang các vị trí khác không vậy ạ
Bệnh chốc này điều trị bao lâu thì khỏi thì khỏi vậy Bác sĩ , sao bé nhà mình cứ tái đi tái lại nhiều lần không dứt được