CHÂM CỨU TRONG HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY

Hội chứng cổ vai tay là bệnh lý phổ biến, thường gặp và có thể liên quan đến tổn thương thần kinh. Tùy theo vị trí dây thần kinh bị tổn thương, triệu chứng và biến chứng người bệnh gặp phải có thể khác nhau. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm. Vậy căn bệnh này là gì, nguyên nhân và cách điều trị theo châm cứu ra sao, hãy cùng BS CKII Trần Thị Thu HuyềnĐông Y Tuệ Y Đường cùng đi tìm hiểu nhé.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Châm cứu trong hội chứng cổ vai tay
Châm cứu trong hội chứng cổ vai tay
  1. Đại cương về hội chứng cổ vai tay:

    • Y học hiện đại về hội chứng cổ vai tay:

Hội chứng cổ vai tay là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân: chấn thương, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hoá cột sống cổ, tổn thương tuỷ sống cổ, tổn thương dây chẳng…

Hội chứng cổ vai cánh tay có đặc điểm là đau và rối loạn cảm giác, khởi phát từ cột sống cổ lan tới chỉ trên mang tính chất phân bố thần kinh theo dõi, có kèm theo các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ.

Trường hợp có chèn ép nhiều thì bị giảm cảm giác nông (cảm giác tê bỉ) theo dõi da, còn phần lớn khi các nhánh, rễ thần kinh bị kích thích lại thấy biểu hiện vùng dài da tăng cảm giác nông, bệnh nhân có cảm giác căng và sưng bàn tay, thường kèm theo tìm tái đầu chỉ và lạnh bản tay do có tổn thương thần kinh giao cảm. Có hạn chế vận động vai nhưng không phải là do viêm quanh khớp vai.

Teo cơ thường phát hiện thấy ở khu vực trên vai, cơ delta, các cơ thuộc khu vực cẳng tay, cánh tay, có khi ở cả bản tay, tuỳ theo phạm vi và mức độ tổn thương.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Hội chứng cổ vai tay là gì?
Hội chứng cổ vai tay là gì?
  • Y học cổ truyền về hội chứng cổ vai tay:

Hội chứng cổ vai tay là 1 hội chứng thường gặp trên lâm sàng, cần chẩn đoán và tìm nguyên nhân để điều trị sớm. Kết hợp châm cứu và các biện pháp YHCT với YHHĐ để có kết quả cao.

Hội chứng cổ vai cánh tay thuộc phạm vi chứng tý của YHCT.

  1. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh của hội chứng cổ vai tay:

BS CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết, theo YHCT, hội chứng cổ vai tay có thể do một hay nhiều nguyên nhân dưới đây:

Do chức năng can thận suy, do tuổi tác, do lao động cực nhọc, do ăn uống không đầy đủ, sinh hoạt không điều độ làm cho chức năng can thận suy yếu. Thận chủ cốt tủy, thận suy yếu làm cho cốt tủy không được nuôi dưỡng tốt.

Lục dâm: phong hàn thấp thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào các kinh Bàng quang, Đởm, các kinh ở tay, làm cho khí huyết không lưu thông tốt gây ra đau mỏi kèm theo tê.

Do mang vác nặng, sai tư thế, vận động đột ngột quá mức của cột sống cổ gây huyết ứ khí trệ sinh đau.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Nguyên nhân gây ra Hội chứng cổ vai tay
Nguyên nhân gây ra Hội chứng cổ vai tay
  1. Các thể bệnh và điều trị hội chứng cổ vai tay:

3.1. Hội chứng cổ vai tay thể phong hàn (Do lạnh):

– Triệu chứng: Đau vùng cổ, gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai và cánh tay. Đau tăng về, khi gặp lạnh, đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột sống cổ…. Tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay. Toàn thân sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

– Chẩn đoán:

+ Bát cương: Biểu, thực, hàn.

+ Kinh lạc: Kinh Túc thiếu dương Đởm, Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay.

+ Bệnh danh: Chứng tý (Hội chứng cổ vai tay)

+ Nguyên nhân: Phong hàn

– Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

– Phương huyệt:

+ Châm tả: A thị huyệt, Phong trì, Phong môn, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Thiên tông, Khúc trì, Hợp cốc…

+ Cứu: Phong trì, Phong môn.

– Liệu trình: 15 – 20 phút/lần/ngày.

– Ý nghĩa của huyệt: Ôn châm, cứu hay châm tả các huyệt tại chỗ đau và vùng lân cận: Giáp tích C2 – C7, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Phong trì, Huyền chung, Cự cốt, Đại chuỳ giúp Khu phong, tán hàn, điều hòa kinh khi kinh Túc thiếu dương đởm, kinh Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay.

3.2. Hội chứng cổ vai tay thể phong hàn thấp + Can thận hư (do thoái hóa cột sống):

– Triệu chứng: Đau vùng gáy âm ỉ tăng từng cơn nhất là về đêm, lan lên vùng chẩm và xuống vai và cánh tay. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột sống cổ, đau nhiều khi trời lạnh, chườm nóng dễ chịu, cơ vùng cổ vai gáy co cứng ít, vận động cổ hạn chế. Có thể kèm theo tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay.

+ Nếu can thận âm hư: Đau lưng, mỏi gối, ù tai, đau đầu, chóng mặt, tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi khô, rêu vàng, mạch trầm tế.

+ Nếu thận dương hư: Đau lưng, mỏi gối, ù tai, đái đêm, ngủ ít, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch trầm nhược.

– Chẩn đoán:

+ Bát cương: Biểu, thực/ Lý, hư.

+ Tạng phủ: Can, Thận hư.

+ Kinh lạc: Kinh Túc thiếu dương Đởm, Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay.

+ Bệnh danh: Tý chứng (Hội chứng cổ vai tay).

+ Nguyên nhân: Nội thương (Can Thận hư) kiêm phong hàn thấp (ngoại nhân).

– Pháp điều trị: 

+ Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận (nếu can thận âm hư)

+ Khu phong tán hàn, thông kinh lạc, ôn bổ thận dương (nếu thận dương hư)

– Phương huyệt:

+ Châm tả: A thị huyệt, Phong trì, Giáp tích C2-C7, Phong môn, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Thiên tông, Khúc trì, Hợp cốc.

+ Châm bổ: Can du, Tam âm giao (nếu Can Thận âm hư).

+ Cứu: Thận du, Mệnh môn (nếu Thận dương hư)

+ Nhĩ châm: Điểm Can, Thận, Giao cảm.

– Liệu trình: 25 – 30 phút/lần/ngày.

– Ý nghĩa của huyệt:

+ Ôn châm + châm bình bổ bình tả các huyệt tại chỗ đau và vùng lân cận: Giáp tích C2 – C7, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Phong trì, Huyền chung, Cự cốt, Đại chuỳ giúp Khu phong, tán hàn, điều hòa kinh khí kinh Túc thiếu dương đởm, kinh Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay.

+ Châm bổ Can du, Thận du, Tam âm giao để dưỡng can thận, bổ khí huyết. Cứu Thận du, Mệnh môn để ôn bổ Thận dương.

+ Nhĩ châm: Châm bổ điểm Can, Thận, Giao cảm để điều hòa chức năng tạng phủ và điều hòa kinh lạc.

3.3. Hội chứng cổ vai tay thể huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc (do chấn thương):

– Triệu chứng: Sau khi ngủ gối dấu cao dậy hoặc sau khi lao động, sau bị đánh, bị ngã, sau xách nặng, sau 1 động tác vận động cổ mạnh đột ngột thầy vai gáy đau, vận động cổ khó, cơ vùng cổ co cứng lan lên vùng chấm và xuống vai và cánh tay. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi đứng, di, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; đau giảm khi nghỉ ngơi, khi kéo giãn cột sống cổ, có thể kèm theo tê một vùng ở cánh tay, căng tay, bản ngón tay.

– Chẩn đoán:

+ Bát cương: Biểu, thực.

+ Kinh lạc: Kinh Túc thiếu dương Đởm, Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay.

+ Bệnh danh: Tý chứng (Hội chứng cổ vai tay).

+ Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (chấn thương gây huyết ứ khí trệ).

– Pháp điều trị: Hoạt huyết, hành khí thông kinh lạc.

– Phương huyệt:

+ Châm tả: A thị huyệt, Phong trì, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Khúc trì, Hợp cốc, Cách du, Huyết hải.

– Liệu trình: 15 – 20 phút/lần/ngày.

– Ý nghĩa của huyệt: Châm tả các huyệt tại chỗ đau và vùng lân cận: Giáp tích C2 – C7, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Phong trì, Cự cốt, Đại chùy giúp hành khí hoạt huyết, điều hòa kinh khí kinh Túc thiếu dương đởm, kinh Túc thái dương Bàng quang và các kinh ở tay. Châm tả Cách du, Huyết hải để hoạt huyết hành khí.

Phòng bệnh hội chứng cổ vai tay:

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ một số biện pháp phòng bệnh hội chứng cổ vai tay như:

  • Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý không làm việc quá lâu ở một tư thế đặc biệt với máy vi tính, tránh làm sai tư thế của cột sống cổ.
  • Ngồi đúng tư thế khi lái ô tô,  mô tô, xem tivi phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng, tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.
  • Một số tư thế cần phòng tránh trong hội chứng cổ vai cánh tay:
    • Cổ ngước nhìn lên cao trong thời gian dài.
    • Xoay đầu thường xuyên về bên đau.
    • Nâng hoặc kéo một vật với cổ gập.
    • Học hoặc đọc sách với tư thế cổ gập trong thời gian dài.
    • Ngủ gối cao hoặc nhiều gối…

BS CKII Trần Thị Thu Huyền còn chia sẻ thêm: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả hội chứng cổ vai cánh tay. Để đạt hiệu quả tốt nhất có thể kết hợp với phục hồi chức năng, vật lý trị liệu trong điều trị.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Thăm khám Hội chứng cổ vai tay tại Tuệ Y Đường
Thăm khám Hội chứng cổ vai tay tại Tuệ Y Đường

Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ:

  • Mỗi bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai tay đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Bác sĩ lên phác đồ châm cứu hội chứng cổ vai tay cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như bấm huyệt, xoa bóp.
  • Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
  • Xác định vị trí huyệt đạo cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Điều trị Hội chứng cổ vai tay tại Tuệ Y Đường
Điều trị Hội chứng cổ vai tay tại Tuệ Y Đường

Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh hội chứng cổ vai tay nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp nói chung và Hội chứng cổ vai tay nói riêng, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

 

Tin liên quan

11 thoughts on “CHÂM CỨU TRONG HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY

  1. Trang says:

    Phòng Khám chữa tốt, tôi đã điều trị cách đây 1 năm chưa thấy bị đau lại, lầu dài thì ko rõ, hiện tại thế là ổn

  2. Huế says:

    Em có gửi cho phòng khám 2 phim chup mri đó, phòng khám xem trước giúp em ạ, vì chỉ chủ nhật tới em thu sếp mới lên được

  3. Dung says:

    Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ, giờ đau hết cả vai rồi đau đầu, ngày mai tôi muốn đến khám thì có phải đặt hẹn trước không?

  4. Oanh says:

    Đi bao nhiêu nơi, đông tây nam bắc đủ cả mà đau vẫn đau, may mà có chị đồng nghiệp giới thiệu đến Phòng Khám, Mong các bác sĩ có thật nhiều sức khỏe để điều trị cho nhiều người khỏi bệnh giống tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *