KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM: 44 HUYỆT MỖI BÊN, CÁCH CHÂM CỨU VÀ CHỦ TRỊ?

Tương quan biểu lý với kinh can, liên hệ chặt chẽ với tai, hợp với kinh thủ thiếu dương tam tiêu ở tai, đó chính là kinh túc thiếu dương đởm. Vậy đường kinh này có đường đi, huyệt vị, cách châm cứu và chủ trị như thế nào, hãy cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyềnđông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về kinh lạc này nhé.

ĐƯỜNG ĐI KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM

Kinh túc thiếu dương đởm bắt đầu từ khóe mắt ngoài (huyệt đồng tử liêu) lên góc trán, vòng xuống sau tai, rồi vòng trở lại đầu, trán (huyệt dương bạch), lại vòng qua đầu sang gáy (huyệt phong trì), đi dọc cổ xuống vai, nách, cạnh sườn bụng, qua mấu chuyển lớn, xuống dọc mặt ngoài đùi, qua bờ ngoài khớp gối, xuống cẳng chân dọc theo xương mác, xuống mu chân dọc theo khe giữa xương bàn chân 4 – 5, tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón chân 4.

Đường kinh túc thiếu dương đởm
Đường kinh túc thiếu dương đởm

CÁC HUYỆT THUỘC KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM

ĐỒNG TỬ LIÊU – Lỗ con ngươi mắt. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và thủ thái dương tiểu trường.

– Vị trí: Ở phía ngoài khóe mắt ngoài 5 phân.

– Cách châm cứu: Châm dưới da, mũi kim hướng ra phía ngoài, sâu 3 – 5 phân. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.

– Chủ trị: Bệnh mắt, liệt mặt, viêm giác mạc, hâu đau bé…

THÍNH HỘI – Hội họp về sự nghe.

– Vị trí: Ở phía trước và dưới bình tai, ngang với lỗ trống bờ cắt dưới bình tai. Khi há miệng dùng ngón tay ấn vào có chỗ lõm là huyệt.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: tai ù, tai điếc, răng đau, liệt mặt, viêm tai giữa, câm điếc, miệng mắt méo lệch, trúng gió liệt 1 bên người, răng đau sợ vật lạnh, hoảng hốt không vui…

KHÁCH CHỦ NHÂN (THƯỢNG QUAN) – Người chủ và khách. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và thủ dương minh đại trường.

– Vị trí: Ở bờ trên cung quyền, thẳng huyệt Hạ quan lên, há miệng lấy ở chỗ lõm

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5 phút.

– Chủ trị: thần kinh mặt tê bại, tai ù, tai điếc, đau răng, viêm tai giữa, khớp răng cắn chặt, môi mép cứng, miệng mắt méo lệch về 1 bên, sợ gió lạnh, sâu răng…

HÀM YẾM – Sợ sệt cái hàm. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và túc dương minh vị.

– Vị trí: Huyệt đầu duy xuống 1 thốn, sờ vào có động mạch chảy

– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: đau phía bên đầu, mắt hoa, tai ù, viêm mũi, thần kinh mặt tê bại, điên giản, co rút, đau các khớp mà ra mồ hôi (châm Hàm yến và hậu đỉnh)

Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm
Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm

HUYỀN LƯ – Xương sọ treo lơ lửng. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và túc dương minh vị.

– Vị trí: trên đường nối huyệt Hàm yến và Phúc tân, lấy chỗ cách 1/3 trên phía về hàm yến.

– Cách châm cứu: Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: đau 1 bên đầu, thần kinh suy nhược, đau răng, mặt sưng da đỏ, bệnh nhiệt phần tức, mồ hôi không ra, mình nóng…

HUYỀN LY – Một ly treo lơ lửng. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và túc dương minh vị.

– Vị trí: trên đường nối huyệt Hàm yến và Phúc tân, lấy chỗ cách 2/3 trên phía về hàm yến.

– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: đau bên đầu, thần kinh suy nhược, đau răng, mặt phù thũng, da mặt sưng đỏ, tâm bứt rứt không muốn ăn, trung tiêu có khách nhiệt, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, khóe mắt đau

KHÚC PHÁT – Góc cong của tóc mai. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang

– Vị trí: chõ ngang bằng với phía trên vành tai và thẳng đứng với phía trước tai gặp nhau, khi gõ hai hàm răng vào nhau ở đó có chỗ lõm.

– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: hàm và má sưng đau, khó há miệng, đau đầu, gáy cứng, đau thần kinh tam thóa, cơ thái dương co rút, hai góc náo đau…

SUẤT CỐC – Cái hang nhận lệnh. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang

– Vị trí: ở phía trên tai, trong mép tóc 1,5 thốn, cắn hàm răng vào lấy huyệt

– Cách châm cứu: Châm dưới da, mũi kim hướng vê phía sau tai hoặc về huyệt Thái dương, tiến kim 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: đau bên đầu, mắt sưng đỏ, nôn mửa, đau răng, da dẻ sưng lên, huyễn vựng, bệnh mứt, đầu nặng vong sau khi say rượu

THIÊN XUNG – xông lên tới trời. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang

– Vị trí: lấy sau huyệt Suất cốc 5 phân, sau gốc tai thẳng lên vào trong tóc 2 thốn

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: đau đầu, răng lợi sưng đau, điên giản, sưng tuyến giáp trạng, phong động kinh, hay sợ hãi

PHÙ BẠCH – Trắng mà nổi. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang.

– Vị trí: trên gốc tai lùi lại về phía sau 1 thốn (vào trong tóc), huyệt Thiên xung xuống và lùi về sau 1 thốn.

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: tai ù, tai điếc, viêm amidan, bướu cổ, đau đầu, đau răng, viêm phế quản, ngực tức không thở được, ngực đau, chân không thể đi được, cánh tay không giơ lên được

ĐẦU KHIẾU ÂM – mấu chốt của phần âm trên đầu. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang

– Vị trí: Ở giữa huyệt Phù bạch và huyệt Hoàn cốt

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: đau mắt, đau đỉnh đầu, tai đau, tai ù, tai điếc, viêm phế quản, viêm hầu, tức ngực, tuyến giáp trạng sưng to, tứ chi chuột rút, cuống lưỡi ra máu, ho lao, thực nhiệt khắp 5 tạng, ta chân nóng bứt rứt, mồ hôi không ra

HOÀN CỐT – Cái xương rắn tốt. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang.

– Vị trí: chỗ lõm dưới và sau mỏm chũm, cúi đầu lấy huyệt. Ở tai vào chân tóc 4 phân

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: tai ù, má sưng, thần kinh mặt tê bại, đau đầu, đầu mặt phù thũng, điên giản, sưng quai bị, miệng mắt méo lệch, cổ gáy đau, đầu phong đau sau tai, tâm bứt rứt, tiểu vàng đỏ…

Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm
Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm

BẢN THẦN – Gốc của thần khí. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và mạch Dương duy.

– Vị trí: đuôi mắt ngoài thẳng lên, vào mép tóc 5 phân

– Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu đến 8 phân, cứu 3 mồi.

– Chủ trị: điên giản, cổ cứng, đau đầu, mắt hoa, đau sườn ngực, liệt một bên người, kinh giản nôn ra nước bọt…

DƯƠNG BẠCH – Chõ trắng ở phần lồi ra. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm, thủ dương minh đại trường, túc dương minh vị và mạch dương duy.

– Vị trí: mắt nhìn thẳng, giữa mày lên 1 thốn

– Cách châm cứu: châm dưới da 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5 phút

– Chủ trị: đau đầu trước trán, bệnh mắt, thần kinh mặt tê bại, đau thần kinh trên hốc mắt, sụp mi, khuôn mắt máy động, ngứa gãi mi mắt, sợ lạnh cứng gáy, lưng trên và đầu gối lạnh run

LÂM KHẤP – đang lúc có nước mắt. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm, túc thái dương bàng quang và mách Dương duy.

– Vị trí: mắt nhìn thẳng, thẳng đồng tử lên, vào qua mép tóc lên 5 phân

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân. CẤM CỨU.

– Chủ trị: tắc mũi, bệnh mắt, trúng gió, kinh giản, mắt hoa, mắt có màng, sốt rét, viêm kết mạc, tắc tuyến lệ, đại phong, đau khoé mắt ngoài

MỤC SONG – Cửa sổ con mắt. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Dương duy.

– Vị trí: từ huyệt Lâm khấp lên 1,5 thốn

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: bệnh mát, mặt phù thũng, đau đầu, hoa mắt, viêm kết mạc, mắt đỏ đau, đau răng, trúng gió, mắt mờ mờ nhìn xa không rõ, nóng rét mồ hôi không ra, sợ lạnh…

CHÍNH DOANH – Dinh lũy chính yếu. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Dương duy.

– Vị trí: sau huyệt Mục song 1,5 thốn.

– Cách châm cứu: châm chếch 5 – 8 phân. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: đau đầu hoa mắt, đau răng, đầu gáy cứng đau, môi mép cấp cứng

THỪA LINH – Chịu nhận sự linh hoạt. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Dương duy.

– Vị trí: sau huyệt Chính Doanh 1,5 thốn.

– Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân. CẤM CỨU.

– Chủ trị: đau đầu, tắc mũi, chảy máu cam, viêm phế quản, bệnh mắt,…

NÃO KHÔNG – Khoảng trống trong não. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Dương duy.

– Vị trí: huyệt Phong trì lên 1,5 thốn, chỗ lõm kẹp hai bên xương ngọc chẩm

– Cách châm cứu: châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút

– Chủ trị: đau đầu, mũi chảy máu, hen xuyễn cảm mạo, bệnh tinh thần, tim hồi hộp, tai ù, đầu nặng không thể chịu nổi, mắt mờ, thiên đầu thống

PHONG TRÌ – Cái đầm chứa gió. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm, thủ thiếu dương tam tiêu và mạch Dương duy.

– Vị trí: ở phía sau xương đầm, tron tóc, ở hố lõm hai bên gáy, ỏ giữa gáy thẳng lên vào tóc 1 thốn.

– Cách châm cứu: Châm sâu 5 – 8 phân, hướng mũi kim vào hốc mắt đối diện, cảm giác tế tức có thể lên đỉnh đầu và khu mắt, hoặc chuyển đến vùng bả vai, cứu 3 mồi, hơ 5 phút

– Chủ trị: đau đầu, cảm mạo, phát sốt, ho hắng, cổ gáy cứng đau, váng đầu, mất ngủ, bệnh mắt, tai ù, răng đau, động kinh, cao huyết áp, tai điếc, liệt nửa người, bệnh ở não, sốt rét bướu cổ, nóng rét lai rai, thương hàn, ôn bệnh mồ hồi không ra, đau thẳng dọc đầu, đại phong trúng gió…

Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm
Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm

KIÊN TỈNH – Cái giếng ở vai. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm, thủ thiếu dương tam tiêu, túc dương minh vị và mạch Dương duy.

– Vị trí: Ở chỗ lõm trên vai, khi ngồi ngay, lấy điểm chính giữa của đường nối huyệt Đại chùy đến mỏm xương nhô cao lên ở đầu vai

– Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, KHÔNG NÊN CHÂM SÂU. CHÂM SÂU DỄ SAY KIM VÀ TỔN THƯƠNG PHỔI. Cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: đau vai và lưng trên, sái cổ, đau vú, ít sữa, cao huyết áp, trúng gió liệt nửa người, viêm tuyến vú, lao hạch ở cổ, đàn bà khó đẻ, sau khi xẩy thai quyết nghịch, cánh tay đau, hai tay không đưa lên đầu được…

UYÊN DỊCH – Chất lỏng ở sâu

– Vị trí: giữa hố nách thẳng xuống 3 thốn, khe liên sườn 5 – 6, giơ tay mà lấy huyệt

– Cách châm cứu: châm chếch 5 phân đến 1 thốn, CẤM CỨU. CẤM CHÂM SÂU

– Chủ trị: Viêm mạc lồng ngực, đau thần kinh liên sườn, viêm hạt hạch ở hố nách, đau vai và cánh tay…

NHIẾP CÂN – Gân tự ý làm bậy. Huyệt hội kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang

– Vị trí: Phía trước huyệt Uyên dịch 1 thốn, khe sườn 5 – 6, giơ tay lấy huyệt.

– Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5 phút.

– Chủ trị: nôn mửa, ợ chua, chảy dãi, hen xuyễn, viêm mạc lồng ngực, thở dài, hay buồn…

NHẬT NGUYỆT – Ngày tháng. Huyệt mộ kinh túc thiếu dương đởm. Huyệt hội của kinh túc thiếu dương đởm, túc thái âm tỳ và mạch dương duy.

– Vị trí: Thẳng đầu vú xuống khe sườn 7 – 8.

– Cách châm cứu: Châm chếch ra theo khe sụn sườn, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút.

– Chủ trị: đau liên sườn, nôn mửa, ợ chua, viêm gan cấp mãn tính, viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng, co thắt cơ hoành, ha nhổ bọt, nói năng không chỉnh, tứ chi không gọn

KINH MÔN – Cửa kinh đô. Huyệt mộ của Thận

– Vị trí: Dưới đầu sườn 12, khi nằm sấp hoặc nằm nghiêng lấy ở chỗ dưới đầu chót sườn nổi lên.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, đau sườn, viêm thận, trường sán, lưng đùi đau, vai và lưng trên lạnh đau, thủy đạo bất lợi, tiểu vàng…

ĐỚI MẠCH – Mạch đai quanh lưng. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Đới.

– Vị trí: Thẳng huyệt Chương môn xuống, ngang rốn ra, gặp nhau của hai đường đó là huyệt

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút

– Chủ trị: Viêm mang trong dạ con, viêm bàng quang, lưng dưới, lưng trên và sườn đau, kinh nguyệt không đều, khí hư, thắt lưng và bụng xệ xuống

NGŨ XỨ – Năm cái then cửa. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Đới.

– Vị trí: huyệt Đới mạch xuống phía trước 3 thố. Ngang huyệt Quan nguyệt, phía trước mào chậu trước.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 10 – 20 phút

– Chủ trị: đau bụng dưới, đau lưng, viêm màng trong dạ con, viêm trứng dái, khí hư nhiều, sa ruột, sa bàng quang, lưng dưới và lưng trên đau…

DUY ĐẠO – Giữ gìn đường lối. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Đới.

– Vị trí: Huyệt Ngũ khu xuống 5 phân.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 30 phút.

– Chủ trị: Viêm màng trong dạ con, đau bụng dưới, táo bón, viêm phần phụ, sa dạ con, thủy thũng, không muốn ăn…

Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm
Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm

CỰ LIÊU – Cái lỗ cư trú. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và mạch Dương kiểu

– Vị trí: Huyệt Duy đạo xuống và ra sau 3 thốn, khi gấp dùi lên thì ở đầu ngoài nếp gấp háng.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồ, hơ 10 – 15 thốn

– Chủ trị: đau lưng, đau bụng dưới, viêm trứng dái, viêm màng trong dạ con, viêm bàng quang, đau dạ dày, lưng đùi đau, bệnh tật ở khớp hông và các phần mềm xung quanh…

HOÀN KHIÊU – Nhảy vòng tròn. Huyệt hội của túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang.

– Vị trí: Ở trong hố lõm mặt nghiêng của mông, nằm nghiêng hoặc sấp mà lấy huyệt. Nối mấu chuyển lớn xương đùi với mỏm gai đốt sống cùng 4, lấy huyệt ở chỗ lõm điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn, cảm giác tê tức theo sau đùi lan đến ngón chân. Cứu 7 mồi, hơ 10 – 20 phút

– Chủ trị: Lưng đùi đau đớn, bán thân bất toại, phong thấp đau háng, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, bệnh tật ở khớp hông và các phần mềm xung quanh, thủy thũng, phong chẩn…

PHONG THỊ – Cái chợ gió

– Vị trí: Ở cạnh ngoài đùi, đầu gối lên 7 thốn, khi đứng thẳng hoặc nằm thẳng, xuôi 2 tay dọc áp vào đùi, đầu ngón tay giữa áp vào đùi là huyệt.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim vào phía cạnh trong đùi, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: Chi dưới bại liệt, lưng đùi đau, ngứa gãi khắp người, dị ứng mẩn ngứa, đau thần kinh hông, trúng phong đùi…

TRUNG ĐỘC – Cái rãnh ở giữa

– Vị trí: từ huyệt Phong thị xuống 2 thốn

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: Bán thân bất toại, đau thần kinh tọa, cước khi, chi dưới tê bại…

TẤT DƯƠNG QUAN – Mặt dương của khớp gối

– Vị trí: Ở dương lăng tuyền lên 3 thốn, trong hố lõm sau huyệt Tất nhãn, ngoài khe gân và xương

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng vào cạnh trong đầu gối, sâu 0,5 – 1 thốn. CẤM CỨU.

– Chủ trị: đau khớp gối, bệnh tật ở khớp gối và các tổ chức phần mềm xung quanh, chi dưới bại liệt, hạc tất phong, đầu gối sưng đau, không co duỗi được…

DƯƠNG LĂNG TUYỀN – Cái suối và quỷ núi ở mặt dương. Huyệt hợp của túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Xác định đầu trên xương mác, lấy huyệt ở chỗ lõm phái trước chỗ thân nối với đầu trên xương mác

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng vào cạnh trong, châm sâu 0,8 – 1 thốn, hoặc châm thấu Âm lăng tuyền, cảm giác tê tức có khi còn đến ngón 3 – 4, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: lưng và đùi đau đớn, bán thân bất toại, tê dại cạnh ngoài chi dưới, đau dạ dày, đau đầ, tiểu tiện khó, táo bón, cao huyết áp, viêm gan, giun chui ống mật, viêm túi mật, đau khớp gối, chi dưới bại liệt…

DƯƠNG GIAO – Chỗ giao nhau của dương khí

– Vị trí: Mắt cá ngoài lên 7 thốn, cạnh sau xương mác.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mòi, hơ 5 – 25 phút.

– Chủ trị: đau cạnh ngoài bụng chân, đau thần kinh tọa, hen xuyễn, ngực tức sưng, đầu gối đau, chân không gọn, hầu bại mặt sưng, đau một bên đầu

NGOẠI KHÂU – Cái gò ở mặt ngoài. Huyệt kích của kinh túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Ở mắt cá ngoài lên 7 thốn, phía trước xương mác, trước huyệt Dương giao 1 thốn,

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 3 mòi, hơ 5 phút

– Chủ trị: cổ gáy cứng đau, đau sườn ngực, đau cạnh ngoài bắp chân, chi dưới tê bại, yếu đuối, đau đầu, viêm gan, chi dưới bại liệt…

QUANG MINH – Sáng sủa rõ ràng. Huyệt lạc của túc thiếu dương đởm nối với túc quyết âm can

– Vị trí: Mắt cá ngoài chân thẳng lên 5 thốn, dựa sát vào cạnh trước xương mác.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.

– Chủ trị: Bệnh mắt, chi dưới đau, đàn bà đẻ đau tức bầu vú, có thể làm giảm sữa, teo thần kinh nhìn, đục nhân mắt, đau một bên đầu, đau cạnh ngoài bụng chân dưới, buốt đau không thể đứng được, bệnh nhiệt mồ hôi không ra,

DƯƠNG PHỤ – Giúp đỡ cho dương khí. Huyệt kinh của kinh túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Mắt cá ngoài chân thẳng lên 4 thốn, sát bờ trước xương mác.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút

– Chủ trị: đau lưng, đau khớp gối, đau các khớp toàn thân, nơi đau di dộng; thắt lưng rung rinh như ngồi trong nước, từ đầu gối trở xuống phù thũng, mắt lồi ra khóe mắt đau, mặt lấm chấm đen như bụi, trong hố đòn sưng đau, sắc mặt hay bị trắng trong hoặc xanh…

HUYỀN CHUNG – Cái chén, cái chuông treo lơ lửng. Huyệt lạc của túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bàng quang

– Vị trí: Ở mắt cá ngoài chân lên 3 thốn, dựa theo cạnh trước xương mác

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: Bán thân bất toại, sái cổ, đau bên đầu, đau sườn ngực, đau đầu gối, đau chân, lao hách ở cổ, đau thần kinh tọa, bệnh tật ở khớp gối, khớp cổ chân và tổ chức phần mềm chung quanh, mĩ chảy máu cam, hầu bại, ho nghịch, ngực bụng chướng tức, đau thắt lưng, trúng gió liệt nửa người…

Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm
Một số huyệt thuộc kinh túc thiếu dương đởm

KHÂU KHƯ – Núi và gò. Huyệt Nguyên của túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Ở phía trước và dưới mắt cá chân ngoài, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân cơ duỗi dài ngón chân.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm thấu sang huyệt Chiếu Hải, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: đau đầu, đau sườn ngực, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh nhiệt, viêm túi mật, viêm hạch lâm ba ở hố nách, đau thần kinh tọa, bệnh tật khớp cổ chân và các tổ chức phần mềm xung quanh, chân bong gân, sốt rét…

LÂM KHẤP – Đang có lúc nước mắt. Huyệt du của túc thiếu dương đởm.

– Vị trí: Ở chỗ lõm trước hai xương bàn số 4 và 5 gặp nhau nối vào xương cổ chân

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: Viêm kết mạc, đau sườn ngực, viêm tuyến vú, lao hạch, đau đầu, xây xẩm, choáng váng, đau chân, lui sữa, đau mắt, sưng dưới nách, sưng cổ, sưng vú, kinh nguyệt không đều, sốt rét lâu dài…

ĐỊA NGŨ HỘI – Chỗ hội thứ năm

– Vị trí: Ở khe xương bàn số 4 – 5, trước huyệt Túc Lâm Khấp 0,5 thốn

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân. CẤM CỨU

– Chủ trị: tai ù, nách đau, viêm tuyến vú, đau vùng lưng dưới, mu bàn chân sưng đau…

HIỆP KHÊ – Cái khe suối của hiệp khí. Huyệt huỳnh của kinh túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Ở khe nối ngón 4 -5, lui ra phía sau 0,5 thốn

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5 phút

– Chủ trị: tai ù, đau đầu, choáng váng, đau ngực, đau thần kinh liên sườn, đau một bên đầu, cao huyết áp, nóng rét thương hàn, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, khóe mắt ngoài đỏ, mắt hoa, sưng má hàm, tai điếc…

KHIẾU ÂM – Chỗ mấu chốt của âm khí. Huyệt tỉnh của kinh túc thiếu dương đởm

– Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng chân thứ 4. Cách gốc móng hơn 1 phân.

– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu hơn 1 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút

– Chủ trị: đau đầu, đau sườn ngực, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh nhiệt, cao huyết áp, viêm kết mạc…

TỔNG KẾT VỀ KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM

– Kinh túc thiếu dương đởm có quan hệ biểu lý với kinh túc quyết âm can

– Tính chất của kinh túc thiếu dương đởm: Không có huyết, khí là chính, có liên quan đến não nhiều.

– Nghe và nhìn trên kinh túc thiếu dương đởm nhiều:

+ Cách du: huyệt hội của huyết

+ Chiên trung: huyệt hội của khí

+ Đại trữ: huyệt hội của cốt

+ Trung mãn: huyệt hội của phủ

+ Chương môn: huyệt hội của tạng

+ Dương lăng tuyền: huyệt hội của cân

+ Tuyệt cốt: huyệt hội của tủy

– Khi kinh túc thiếu dương đởm bị bệnh: Sốt rét, điếc, đau đầu, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau, nách sưng, lao hạch, khớp háng và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ tư vận động khó.

– Khi phủ bị bệnh: Cạnh sườn đau, ngực đau, mồm đắng, nôn.

Các bác sỹ tại Tuệ Y Đường trị liệu cho bệnh nhân.
Các bác sỹ tại Tuệ Y Đường trị liệu cho bệnh nhân.

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ rằng, kinh túc thiếu dương đởm là một kinh được áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý. Đặc biệt là cơ xương khớp, Kinh túc thiếu dương đởm áp dụng vào xoa bóp bấm huyệt, châm cứu đem lại hiệu quả cao đối với các mặt bệnh thoái hóa các khớp chi dưới, bán thân bất toại, đau nhức các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân và các phần mềm xung quanh, đau đầu, đau cổ vai gáy, đau mắt, sốt rét…

Tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, nhờ áp dụng Học thuyết kinh lạc và kinh túc thiếu dương đởm vào điều trị bệnh, các bệnh nhân đều phản hồi rất tốt về các mặt bệnh cơ xương khớp khi được trị liệu xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và kinh túc thiếu dương đởm, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555– 0789.503.555

 

 

Tin liên quan

5 thoughts on “KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM: 44 HUYỆT MỖI BÊN, CÁCH CHÂM CỨU VÀ CHỦ TRỊ?

  1. Châu says:

    Phòng Khám chữa tốt, tôi đã điều trị cách đây 3 tháng chưa thấy bị đau lại, lầu dài thì ko rõ, hiện tại thế là ổn

  2. says:

    Tôi chữa nhiều nơi nhưng thấy cách chăm sóc bệnh nhân ở đây hơn hẳn từ lễ tân cho đến BS đều rât ăn cần về nhà có người gọi hỏi thăm và nhắc thêm về bệnh – tôi rất hài lòng

  3. Cường says:

    Trước đây tôi bị thoát vị lưng đi lại rất khó khăn và tê buốt,nhờ có phòng khám hiện tại bệnh lý của tôi rất ổn định

  4. Thu says:

    Châm cứu chữa được nhiều bệnh quá, đọc bài viết mới biết cơ thể có nhiều huyệt và châm cứu có nhiều tác dụng như vậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *