CHÀM BÀN TAY (Hand eczema)

 

Chàm bàn tay là bệnh lý viêm da giới hạn ở bàn tay, thường gặp ở người lớn với tỷ lệ khoảng 10%. Nguyên nhân bệnh sinh rất đa dạng, trong đó các tác nhân kích ứng (xà bông, các chất tẩy rửa, hóa chất…) là nguyên nhân thường gặp nhất. Chàm bàn tay có liên quan đến các nghề nghiệp như thợ hồ, thợ làm tóc, người giúp việc nhà, nhân viên vệ sinh, công nhân trong các ngành tiếp xúc hóa chất. Lâm sàng của bệnh rất đa dạng, biểu hiện là các hồng ban, phù, mụn nước, tróc vảy, nứt da, tăng sừng, loét. Bệnh thường diễn tiến mạn tính và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chàm bàn tay là bệnh lý viêm da giới hạn ở bàn tay

 LÂM SÀNG

Tổn thương cơ bản của chàm bàn tay có thể thay đổi theo thời gian, khởi đầu là dát đỏ, phù nề và mụn nước, sau tiến triển thành dày sừng, nứt kẽ và các thay đổi mạn tính khác.

– Theo diễn biến, bệnh phân làm hai loại :

  • Chàm bàn tay cấp tính: diễn biến dưới 3 tháng hoặc không tái phát trong 1 năm.
  • Chàm bàn tay mạn tính: kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát trên 2 lần trong 1 năm mặc dù đã được điều trị thích hợp.

– Về hình thái chàm bàn tay hay gặp các trường hợp sau:

 Viêm da tiếp xúc kích ứng

  • Cơ năng: bỏng rát, đau nhức, ngứa.
  • Giai đoạn đầu: ban đỏ, phù nề, rỉ dịch, mụn nước, tập trung ở vị trí tiếp xúc với tác nhân. 
  • Giai đoạn sau: trợt da, bong vảy, một số trường hợp nặng có thể hoại tử thượng bì (bỏng hóa chất). 
  • Giai đoạn mạn tính: ban đỏ, dày sừng, lichen hóa, nứt da và bong vảy. 
  • Hay gặp nhất viêm da tiếp xúc kích ứng do làm việc trong môi trường ẩm ướt: sử dụng găng tay > 2 giờ hoặc rửa tay > 20 lần mỗi ngày. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng 

  • Cơ năng: ngứa (chủ yếu). 
  • Vị trí tiếp xúc với dị nguyên, một số trường hợp tổn thương lan rộng ra vị trí xung quanh. 
  • Cấp tính: ban đỏ, mụn nước, rỉ dịch, phù nề. 
  • Mạn tính: lichen, mảng bong vảy (thường có thể khó phân biệt với viêm da tiếp xúc kích
  • ứng mạn), 
  • Hay gặp nhất ở Việt Nam đó là viêm da tiếp xúc do xi măng, trong đó chất gây dị ứng hay gặp là chrom. Thế lâm sàng này rất dai dẳng mặc dù bệnh nhân không tiếp xúc với xi măng nữa.   
Viêm da tiếp xúc do xi măng

Chàm bàn tay cơ địa 

  • Xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại được chẩn đoán viêm da cơ địa. 
  • Cấp tính: ngứa nhiều, sẩn, ban đỏ, mụn nước trên dát đỏ, rỉ dịch huyết thanh. 
  • Bán cấp: ban đỏ, trợt da, sân bong vảy. 
  • Mạn tính: mảng dày da, lịchen hóa, nốt, sẩn ngứa. 

Chàm bàn tay mụn nước (tổ đỉa)

Bệnh cấp tính hoặc mạn tính, tái phát. Hay gặp ở người trẻ, trẻ em. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết nắng nóng hoặc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây bệnh như nguồn nước ô nhiễm.

  • Yếu tố nguy cơ: stress, cơ địa dị ứng, tay ẩm ướt, môi trường tiếp xúc (nước, muối kim loại: nickel, coban, chrom). 
  • Mụn nước/bọng nước sâu ở ngón tay, bàn tay (thường gặp hơn ở vùng rìa), ngứa nhiều, có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần.

Chứng dày da

  • Chủ yếu nam giới, 40 – 60 tuổi. Diễn biến mạn tính, nguyên nhân chưa rõ ràng. Hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, tiếp xúc dị ứng/kích ứng, ma sát.
  • Lâm sàng: lòng bàn tay/chân da khô, bong vảy, ngứa, mảng dày sừng, có
  • Cần loại trừ dày sừng do các nguyên nhân khác (viêm da tiếp xúc dị ứng ” kích ứng, nấm, ghẻ…).

CẬN LÂM SÀNG 

– Test áp (patch test): phân biệt viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Giải phẫu bệnh: hình ảnh theo các nguyên nhân gây chàm bàn tay. 

CHẮN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Dựa trên lâm sàng là chủ yếu: tổn thương cơ bản, diễn biến bệnh. Với viêm da tiếp xúc dị ứng, test áp là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán. 

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 

  • Tổn thương bàn tay trong bệnh da khác (vảy nến, vảy phấn hồng, lịchen phẳng…). – Tổn thương bàn tay có nguyên nhân rõ (nấm, ghẻ…). 
  • Tổn thương bàn tay trong các bệnh lý ác tính.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc:

  • Chàm bàn tay cấp và bán cấp: cần điều trị tích cực, tránh chuyển thành chàm bàn tay mạn tính.
  •  Phát hiện và loại bỏ tác nhân kích ứng.

Lựa chọn thứ 1: bảo vệ da tay và dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với tình trạng da. 

  • Đeo găng tay khi làm việc trong môi trường ướt hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng. 
  • Găng tay cần nguyên vẹn, sạch sẽ và khô ráo bên trong. 
  • Nếu thời gian làm việc trên 10 phút, cần sử dụng găng tay cotton bên trong.
  • Rửa tay bằng nước ấm, không dùng nước nóng. Sau rửa phải làm khô tay ngay. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên: đặc biệt là sau khi làm việc và trước khi đi ngủ. Dùng loại lotion vào ban ngày và loại dưỡng ẩm giàu lipid hơn trước khi ngủ. (trong trường hợp tổn thương đã hết viêm).
  • Bồi dưỡng ẩm toàn bộ bàn tay, bao gồm kẽ ngón tay, đầu ngón tay và mu tay. 
Đeo găng tay bảo hộ phòng chàm bàn tay

Lựa chọn thứ 2: corticoid bôi tại chỗ, ức chế calcineurin bội tại chỗ. 

  • Corticoid bôi tại chỗ: ngày 1 – 2 lần. Thường dùng loại corticoid rất mạnh (clobetasol propionate) đến loại trung bình (mometasone furoate). Với chàm bàn tay liên quan đến viêm da cơ địa ưu tiên dùng mometasone furoate, với thể dày sừng nên sử dụng loại rất mạnh, với viêm da tiếp xúc kích ứng và dị ứng thuốc corticoid bôi có hiệu quả kém. Thời gian dùng vài tuần cho đến khi kiểm soát tổn thương. Sau đó tuần bôi 2 lần vào 2 ngày cuối tuần lâu dài để tránh tái phát.
  • Ức chế calcineurin bôi tại chỗ (tacrolimus, pimecrolimus): hiệu quả đối với chàm bàn tay viêm da cơ địa. Thuốc có thể sử dụng lâu dài.

Lựa chọn thứ 3: liệu pháp ánh sáng, corticoid đường toàn thân hoặc các thuốc ức chế miễn dịch đường uống (cyclosporine, mycophenolate mofetil, azathioprin, hoặc methotre, retinoid uống (alitretinoin). 

  • Ánh sáng trị liệu: NB-UVB, PUVA được chỉ định khi thất bại với thuốc bôi.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Chàm bàn tay, ngoài những phương pháp điều trị đã giới thiệu ở trên, Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường còn điệu trị bằng phương pháp Y học cổ truyền, trong uống ngoài bôi, kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài, tác động tới căn nguyên gốc rễ của bệnh, giúp điều trị bệnh an toàn mà không tái phát.

Mọi thông tin thắc mắc về bệnh hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số hotline 0789 502 555!

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh !

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *