Cây Cúc tần và bài thuốc dân gian hiệu quả

Cúc tần là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc với tên khoa học là Pluchea indica, thường mọc hoang ngoài bờ rào rất phổ biến tại nông thôn của miền bắc. Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cúc Tần là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị bệnh cho con người. Tùy vào mỗi chứng bệnh mà tự bản thân nó phát huy tác dụng hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác. 

Đặc điểm mô tả của cây Cúc Tần

Hình ảnh cây Cúc Tần

Cây Cúc Tần hay còn gọi là Băng Phiến Ngải, cây Đại Bi, cây Đại Ngải, cây Lức Ấn… Chúng được biết đến với tên gọi khoa học là Pluchea indica, một loại cây mọc dại thuộc họ Aster, Asteraceae (họ Cúc). 

Cây Cúc Tần mọc ở dạng bụi, thân cao trong khoảng 1 đến 2m bao gồm nhiều cành phát triển từ thân cây ban đầu. Toàn lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây đều được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Lá cây có hình elip hẹp và ở phần rìa lá có hình răng cưa ngắn. Lá cây mọc so le và nối với cành bằng một đoạn cuống rất ngắn. 

Hoa Cúc Tần vươn ra từ đầu cành, phát triển thành cụm. Một chùm hoa được tạo thành từ những bông hoa nhỏ màu tím nhạt. 

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Cúc Tần bao gồm: Ngọn, lá và rễ cây. Chúng có thể được thu hoạch làm thuốc quanh năm. Tuy nhiên, để thành phần thảo dược tích tụ trong cây nhiều nhất người ta thường thu hoạch cây vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hoạch, phần thuốc được sơ chế và bảo quản bằng phương pháp phơi hoặc sấy khô.

Thành phần có trong cây Cúc Tần

Cây Cúc Tần chứa nhiều thành phần thảo dược tốt cho sức khỏe. Những nghiên cứu y khoa hiện đại đã chứng minh, Cây cúc tần chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol. Đây là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. β-Sitosterol và stigmasterol tách chiết từ rễ cây cúc tần có thể trung hòa nọc độc của các loài rắn hổ bướm Daboia russelii và rắn hổ đất Naja kaouthia. Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C…rất cần thiết cho sức khỏe.

Theo đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm , quy vào kinh Phế và Thận, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Các bài thuốc từ cây cúc tần dùng để áp dụng chữa trị hiệu quả cho các trường hợp bị đau đầu, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, chấn thương, ho do viêm phế quản,….

Công dụng của cây Cúc Tần

Cúc Tần có công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Trong dân gian, người ta sử dụng loại cây này để điều trị một số bệnh như:

  • Điều trị một số bệnh liên quan đến cảm mạo thông thường;
  • Điều trị một số cơn sốt không phải do virus gây nên;
  • Sử dụng bài thuốc giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh;
  • Điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến các cơ quan như: xương, khớp;
  • Điều trị nhiều căn bệnh phổ biến liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể;
  • Điều chế bài thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Hoa Cúc Tần được tạo thành từ những bông hoa nhỏ màu tím nhạt. 

Trị bệnh viêm khí quản

  • Nguyên liệu: Cúc Tần tươi, già (20g); gạo (2 nắm); gừng củ (3gram); thịt lợn nạc (50gram).
  • Cách làm như sau: Cúc tần rửa sạch rồi băm nhỏ; gừng thái lát; gạo vo sạch; thịt băm nhuyễn. Sau khi sơ chế xong, để tất cả nguyên liệu trên nấu thành món cháo nhừ và cho người bệnh ăn khi cháo còn nóng. Người bệnh phải kiên trì ăn loại cháo này trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa sẽ giúp các chứng bệnh viêm phế quản được đẩy lùi hiệu quả.

Trị bệnh nhức đầu, cảm sốt

  • Nguyên liệu: Cây Cúc Tần (8 đến 10 gram); lá sả (8 đến 10 gram); lá chanh (8 đến 10 gram). Mỗi vị thuốc trên được cân theo tỷ lệ: 2:1:1. Tức là 2 phần Cúc Tần, 1 phần lá sả và 1 phần lá chanh.
  • Các thực hiện: Sau khi nguyên liệu được lấy đúng liều lượng và rửa sạch với nước thì cho vào nồi, đổ thêm nước sắc lấy nước thuốc uống khi còn nóng. Phần bã thuốc được đổ thêm nước + cho vào một chút muối (có thể thêm một số lá cây như bạc hà…) nấu sôi rồi để người bệnh xông. Kết hợp hai phương pháp uống và xông.
  • Lưu ý, trong quá trình xông phải hé dần nắp nồi để tránh bị bỏng. Ngoài ra, trong quá trình xông bạn phải dùng khăn sạch thấm khô mồ hôi tiết ra ngoài để tránh nhiễm lạnh.

Điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp

  • Nguyên liệu: Rễ Cúc Tần (20 gram); rễ cây Bưởi Bung (20 gram); rễ Trinh Nữ (20 gram); Cam Thảo dây (10 gram); Đinh Lăng (10 gram). 
  • Các thực hiện: Sau khi rửa sạch, tất cả nguyên liệu được cho vào nồi và sắc lấy nước thuốc cho người bệnh uống. Tỷ lệ sắc  và thời gian uống thuốc thực hiện như trường hợp đau xương khớp nhẹ.

Điều trị bệnh hen suyễn

  • Nguyên liệu: Cúc Tần (1 bó); rau muống (1 bó); nước muối pha loãng.
  • Cách thực hiện: Nhặt lấy phần ngọn non và lá của rau Muống và Cúc Tần sau đó đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt tất cả nguyên liệu ra rổ, để cho ráo bớt nước. Giã nát hai loại cây này rồi vắt lấy phần nước cho người bệnh uống. Người bị hen suyễn sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 100 ngày sẽ đẩy lùi được căn bệnh.

Điều trị các chứng căng thẳng, mệt mỏi

  • Nguyên liệu: Cúc Tần (50 gram); hoa Cúc trắng (50 gram); óc lợn (100 gram); Đu Đủ (100 gram).
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị nồi có sẵn 1 lít nước sạch, cho Cúc Tần, Cúc trắng cùng Đu Đủ và đun sôi. Tiếp đến cho thêm óc heo vào nồi và nấu trên bếp thêm 20 phút. Phần thuốc này cho người bệnh ăn trước bữa cơm, ăn khi còn nóng. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần.

Điều trị bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: Cúc Tần, lá Lốt, lá Sung, lá Ngải Cứu mỗi loại 1 nắm; Nghệ (vài lát mỏng).
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên được cho vào nước đun sôi. Sau khi sôi, người bệnh dùng xông ở khu vực hậu môn. Sau khi xông, dùng phần nước này ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút. Lưu ý, phần da ở hậu môn và những khu vực xung quanh khá mỏng, do đó không nên dùng nước quá nóng để xông. Sau khi thực hiện xong, dùng khăn bông sạch lau khô. Cứ cách 2 hoặc 3 ngày thì người bệnh sử dụng bài thuốc và cách làm này. Liên tục trong 2 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

Ngoài những bài thuốc trên, Cúc Tần còn có thể điều trị được nhiều loại bệnh khác như gai cột sống, tiêu hóa kém… Tùy mỗi chứng bệnh mà chúng được sử dụng đúng liều, đúng cách. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra, một số người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc không nên sử dụng. Trước khi áp dụng phương pháp này , người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để sử dụng hiệu quả hơn.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc bạn đọc luôn luôn khỏe mạnh !

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *