CÁP PHẤN – VỊ THUỐC TỪ VỎ CON SÒ

Cáp phấn là vỏ Ngao hoặc Sò huyết được nung chế và nghiền mịn, có tính sáp và được dùng để chữa ho cũng như làm bột sao chế A giao chu, Quy bản chu. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về vị thuốc cáp phấn này nhé!

Vị thuốc cáp phấn
Vị thuốc cáp phấn

1. TÍNH VỊ – QUY KINH CỦA CÁP PHẤN

  • Vị đắng, mặn, tính hàn.
  • Quy kinh Phế, Thận, Vị.

2. CÔNG NĂNG CỦA CÁP PHẤN

  • Thanh nhiệt hoá đàm.
  • Nhuyễn kiện tán kết.
  • Chế toan chỉ thống.

>>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc Thuyền Thoái

3. CHỦ TRỊ CỦA CÁP PHẤN

– Chuyện kể rằng:

Cáp phần có cùng công hiệu như Mẫu lệ. Hải Tạng nói: Đây là thuốc phần huyết của kinh thận. Sủng phi của Tống Huy Tông bị bệnh ho đàm, mặt sưng, không ngủ được, Lý Ngự Phòng điều trị 3 ngày không hiệu quả, đương lúc bị trách tội, Lý Kỹ vô cùng ưu buồn khóc không ra tiếng, chợt nghe thấy có người bán thuốc ho ở chợ, một văn tiền một tễ thuốc, uống xong đêm đó thì ngủ được, sắc xanh nhạt…

Sợ thuốc mãnh liệt, trước tiên tự mình thử, cảm thấy không có hại, cùng hợp 3 thang làm 1 để cung tiến, vương phi uống vào thì chiều hôm đó ngủ được yên mà dừng ho, mặt sưng cũng tiêu. Hoàng đế vui mừng, ban thưởng vạn đồng vàng. Lý không biết phương thuốc đó, sợ đắc tội.

Chờ đợi người ở chợ hôm đó, đưa ra giá cao thỉnh cầu, chính là vỏ con trai lấy ngọc nghiền thành bột, thêm chút Thanh đại vậy. Lấy nước cây Tể thái (薺) đạm nhạt, thêm mấy giọt dầu vừng, hoà uống. “Thánh Huệ Phương”: Vỏ hến trắng nghiền bột, uống cùng nước cơm để trị ho khan không ngừng).

  • Thịt của nó mặn tính lạnh, chỉ khát giải rượu (Mẫu lệ, Cáp lợi, Hải cáp, Văn cáp, đều xuất xứ từ biển, nói chung là đồ biển mặn lạnh, công dụng giống nhau. Còn trai sò ở sông hồ, không ngâm mình trong nước mặn, có thể thanh nhiệt lợi thấp, nhưng không thể nhuyễn kiên).
  • Văn cáp, trên lưng có hoa văn, kiêm công năng trừ phiền khát, lợi tiểu tiện.
Hình ảnh vỏ sò
Hình ảnh vỏ sò

4. BÀO CHẾ

  • Sinh Cáp xác thiên về nhuyễn kiên tán kết, sau khi nung và nghiền mịn gọi là Cáp phấn, tăng cường chức năng hoá đàm chế toan.
  • Dùng cho chứng ho do đàm hoả, ngực sườn đau, trong đàm có dây máu, loa lịch anh lựu, đau dạ dày nuốt chua;
  • Bên ngoài dùng trị thấp chẩn, bỏng nước nóng.

5. CHÚ Ý KHI DÙNG CÁP PHẤN

  • Tỳ vị hư hàn cẩn thận khi dùng.

6. PHƯƠNG THUỐC KHI DÙNG VỊ THUỐC CÁP PHẤN

   – Trị khát mà uống nhiều: Văn cáp 200g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g. Sắc nước uống. Tác dụng: Sinh tân, chỉ khát. (Văn Cáp Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).

   – Trị chứng tích tụ, trưng nhà: Cáp phấn, Hồng hoa, Nga truật, Ngũ linh chi, Tam lăng. Các vị bằng nhau tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8-12g. (Ngọa Long Hoàn – Y Phương Cao Quát).

   – Trị sau khi nôn mửa mà khát muốn uống nhiều: Văn giáp 200g, Cam thảo 120g, Đại táo 12 trái, Hạnh nhân 50 hột, Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Thạch cao 200g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, sắc nước uống. Tác dụng: Thanh lý, sơ biểu, cầm nôn. (Văn Cáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

   – Trị phù thũng do khí hư: Tỏi 10 củ lớn, giã trộn Cáp phấn làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, uống 20 viên trước khi ăn tiểu thông là hết (Phổ Tế Phương).

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

   – Trị quáng gà: Cáp phấn sao vàng tán bột, lấy sáp nấu làm thành viên to bằng hạt Bồ kết, cho vào trong  thịt thăn heo, buộc chặt, chưng cách thủy cho chín, mỗi ngày ăn một lần (Nho Môn Sự Thân ).

   – Trị  tuyến giáp trạng sưng (bướu cổ đơn thuần): cáp phấn, Hải tảo, Côn bố, Ngõa lăng tử, Ngũ linh chi, Kha tử đều 9g, Ngũ bội tử 4,5g, Trư yết 60g. Tất cả tán bột, làm thành viên, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước (Hàm Hóa Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

   – Trị hạch lao ở cổ: Mẫu lệ 15g, Hải cáp xác, Hải tảo, Côn bố, Quế chi, Bạch chỉ, Đương quy, Tượng bối, Hoắc hương đều 9g, Hạ khô thảo 18g,  Xuyên khung 4,5g, Tế tân 3g, Sơn từ cô 6g. Tất cả tán bột làm viên lần uống 9g, ngày 2 lần với nước (Hóa Kiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

   – Trị  ho suyễn do đờm nhiệt, ho ra máu: Thanh đại, cáp phấn, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 9g ngày 3 lần với nước ( Đại Cáp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

   – Trị  ho suyễn do đờm  nhiệt, ho ra máu: cáp phấn, Qua lâu thực, lượng bằng nhau, tán bột, làm thành viên, mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước (Hải Cáp Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

   – Trị  phù thũng do thấp nhiệt, tiểu không thông: cáp phấn, Mộc thông, Trư linh, Trạch tả mỗi thứ 6g, Hoạt thạch, Đông qùy tử, Tang bạch bì 9g, Đăng tâm 3g. Sắc uống (Hải Cáp Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị đau tim do đàm ẩm: Hải cáp, Qua lâu, liều bằng nhau, Tán bột làm viên uống ngày uống 12 – 14g/ 3 lần (Hải Cáp Hoàn Đan Khê Tâm Pháp).

   – Trị phù thũng bụng dưới cứng (thạch thủy) tay chân teo rút: Hải cáp, Phòng kỷ, Đình lịch, Xích linh, Tang bì, Trần bì, Úc lý nhân. Tán bột làm viên uống ngày uống 10 – 12g/ 3 lần (Hải Cáp Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).

   – Trị ho do nội thương (hư hỏa bốc lên), ngực sườn đau: cáp phấn 240g, Thanh đại 240g. Tán bột. Ngày uống 20 – 30g. (Đại Cáp Tán – Trung Dược Thành phương Phối Bản).

  – Chữa phù thũng: cáp phấn, Mộc thông, Trư linh, Trạch tả, Hoạt thạch, Hoàng quỳ tử, Tang bạch bì, Đăng tâm các vị bằng nhau tán nhỏ ngày uống 12 – 14g/3 lần. (Hải Cáp Thang gia giảm)

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Baikebaidu
  2. Bản thảo bị yếu

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *