CÁC BỆNH TUYẾN VÚ

Các bệnh về tuyến vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nếu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả rất tốt. Ths.Bs Thu Huyền  Trưởng khoa khám bệnh của Phòng khám Đông y Tuệ y đường cho biết: Bệnh của vú được chia làm 2 loại bệnh: Các bệnh lành tính của vú và ung thư vú, dưới đây là bài chia sẻ rõ hơn, mời các bạn cùng đọc!

1. Giải phẫu đại thể tuyến vú

a. Tuyến vú

Nằm ở phía trước lồng ngực từ xương sườn 2 đến xương sườn 6, từ bờ xương ức đến đường nách trước bao gồm từ ngoài vào trong

  • Da: Phía chính giữa tuyến vú có 1 núm nhỏ, bao quanh núm vú có quầng thâm màu là quầng vú, vú có hình nón bao gồm một số sườn liên kết đặc, một hệ thống sợi cơ chun và cơ trơn sắp xếp theo hình xoắn ốc, có nhiều tiểu thể xúc giác và tuyến bã đậu. Trên mặt núm vú có từ 10-20 lỗ thông thương với các ống dẫn
  • Lớp mỡ tuyến vú: Nằm sau lớp da, lấp đầy các hố liên sườn, liên kết tạo thành các hố mỡ Duret
  • Tổ chức liên kết: Gồm 2 phần

+ Phần bài tiết: Các túi tạo nên bởi các tế bào biểu mô khối, chế tiết, bao bọc bởi các tế bào hình sao còn gọi là cơ biểu mô rất dễ co bóp, mỗi túi có một màng đáy, một hệ thống mao mạch và nối liền với một nhánh nhỏ của ống dẫn sữa

+ Phần dẫn sữa: Các ống dẫn sữa của tuyến vú có các nhánh nhỏ từ các túi đổ vào một nhánh chính tạo ra ống dẫn sữa, ống dẫn sữa tận cùng bằng những lỗ nhỏ trên mặt của núm vú, xung quanh các nhánh và ống dẫn sữa cũng có cơ biểu mô và cơ trơn bao bọc. Bình thường mỗi vú có 10-20 thùy chia ra các tiểu thùy chứa đựng các túi.

Giải phẫu tuyến vú
Giải phẫu tuyến vú

b, Mạch máu- thần kinh- Bạch mạch

Các động mạch nuôi dưỡng vú bao gồm:

  • Các nhánh động mạch dưới da
  • Các nhánh động mạch trước tuyến
  • Các nhánh động mạch sau tuyến

Các nhánh động mạch vú có đặc điểm là có những mạng nối chằng chịt phân chia theo từng lớp giữa động mạch vú trong và động mạch vú ngoài

>>>>>> Xem thêm: THIẾU SỮA SAU SINH – ĐIỀU TRỊ BẰNG YHCT

  • Bạch mạch: Các bạch mạch mặt ngoài của vú đổ vào các hạch hố nách, các bạch mạch phía trong của vú đổ vào hạch vú trong
  • Thần kinh: Nhóm phía trước vú: Gồm các nhánh da trước của dây thần kinh liên sườn 2,3,4,5, nhóm cạnh vú của thần kinh liên sườn 4,5, nhánh trên vú đi từ các nhánh xuống của đám rối thần kinh cổ nông

2. Các bệnh lành tính của vú

 Ths.Bs Thu Huyền chia sẻ: Các bệnh lành tính của vú được phân chia theo các nhóm dưới đây: đau vú, u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú, tiết dịch vú, áp xe vú và rối loạn tiết sữa, u vú lành tính

a, Đau vú

  • Thường gặp ở phụ nữ có trạng thái thần kinh không ổn định
  • Có thể đau theo chu kì hoặc không theo chu kì, bệnh nhân thường có cảm giác nặng và đầy ở vú trong tuần trước khi hành kinh và mất đi sau khi thấy kinh, được coi là đau vú có chu kì. Đau vú không theo chu kì có thể kết hợp với giãn ống tuyến có thể phát hiện qua chụp vú

b, Hoại tử tổ chức mỡ

  • Thường gặp sau chấn thương, hoặc tổn thương do sinh thiết có thể gây khối cứng và thường đi kèm với co kéo núm vú. Phải sinh thiết loại trừ ung thư vú. Điều trị phải trích lấy khối
  • Điều trị đau núm vú: vì nguyên nhân không rõ và liên quan đến nội tiết nên hướng điều trị là giảm đau và các thuốc nội tiết

c, Bệnh xơ nang tuyến vú

  • Là khối u khu trú hoặc không, mật độ mềm, gặp ở phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh
  • Nguyên nhân: Do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin. Về tổ chức học gồm xơ hóa tuyến và quá sản biểu mô tuyến vú hình thành nang
  • Chẩn đoán: Dựa vào sờ thấy các khối mềm xuất hiện vào nửa sau của kì kinh, gặp ở nửa ngoài vú và có thể cả hai bên vú. Chọc hút tìm tế bào ung thư, sinh thiết, chụp vú để loại trừ tổn thương ác tính

>>>>> Xem thêm: HORMON THAY THẾ CHO NGƯỜI MÃN KINH

d,  Bệnh nang vú

  • Thường gặp ở lứa tuổi 30-50 có liên quan đến nội tiết. Nang thường là những khối riêng rẽ di động, mật độ căng. Chọc hút dịch nang sẽ thấy có màu xanh vàng hoặc nâu. Nếu dịch hút ra là máu thì phải sinh thiết sau hút dịch. Nếu nang tái phát sau hút thì phải hút lại và nếu khối u vẫn tồn tại thì sinh thiết điều trị: chọc hút dịch nang và dùng nội tiết
Hình ảnh nang vú trên phim chụp XQ
Hình ảnh nang vú trên phim chụp XQ

e, Tiết dịch núm vú

  • Tiết dịch ở vú thời kì không nuôi con có thể gặp những nguyên nhân sau: ung thư vú, dãn hoặc xơ nang ống tuyến hoặc dùng thuốc tránh thai, tăng tiết sữa thường kết hợp với hội chứng vô kinh, vô sinh không phóng noãn thường do prolactin tăng cao
  • Khám lâm sàng cần phải lưu ý những điểm sau:

+ Dịch tiết: Trong, lẫn máu, hoặc có màu khác

+ Tiết dịch có kèm theo khối u không?

+ Có một tia hay nhiều tia

+ Dịch ra liên tục hay từng đợt, ra tự nhiên phải vắt

+ Dịch tiết có liên quan với kì kinh không?

+ Có uống thuốc tránh thai hay uống estrogen không?

  • Điều trị: Nếu dịch tiết không kèm khối u thì theo dõi hàng tháng, chụp vú để xác định tổn thương

f, Áp se vú

  • Gặp ở thời kì nuôi con hoặc ngoài thời kì nuôi con
  • Vi khuẩn vào vú khi nuôi con qua những khe hở đầu vú, ở giai đoạn sớm biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau, có thể dùng kháng sinh hoặc chạy hồng ngoại, nếu khối viêm khu trú có mủ phải trích dẫn lưu
  • G, Vú bất thường
  • Có thể gặp ở những trường hợp vú teo, kém phát triển hoặc phì đại tuyến vú. Cần phẫu thuật tạo hình
Hình ảnh áp se vú
Hình ảnh áp se vú

 

3. Ung thư vú

Ung thư vú dễ phát hiện, nếu điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên nhiều trường hợp không dự kiến được tiên lượng

  • Nguyên nhân: Tiền sử gia đình, rối loạn hormon nữ, ảnh hưởng tia xạ và chế độ ăn uống
  • Triệu chứng: Thường bệnh nhân tự sờ thấy khối u ở vú, hạch nách, hạch thượng đòn
  • Chẩn đoán:

+ Khám lâm sàng: kích thước khối u, tiến triển của khối u, xem núm vú, dịch núm vú, tìm hạch nách, hạch thượng đòn

+ CLS: Chụp vú, chọc hút dịch làm tế bào, sinh thiết

  • Điều trị: Điều trị bằng các phương pháp: Phẫu thuật (giai đoạn I và II), tia xạ, hóa trị liệu, hormon liệu pháp
Hình ảnh tổn thương ung thư vú
Hình ảnh tổn thương ung thư vú

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền 

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555 – 0789.502.555

Tin liên quan

6 thoughts on “CÁC BỆNH TUYẾN VÚ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Em không nên lo lắng quá nhé, ngực bên lớn bên bé có thể là do một bên ngực có nhiều tế bào hơn bên còn lại. Nếu e thấy ngực em có các dấu hiệu bất thương như núm vú chảy dịch, u cục em gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phụ nữ dưới 40 tuổi nếu không có triệu chứng gì khác thường như hay đau ngực, chảy dịch, u cục nên đi khám tầm soát ít nhất 1 lần mỗi năm, trên 40 tuổi thì ít nhất 2 lần mỗi năm. Bạn gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

  1. Ly Vũ says:

    Bác sĩ ơi mấy hôm nay cháu thấy núm vú cháu có chảy 1 ít dịch màu hơi vàng 1 tí và hơi có mùi, cháu hog thấy đau gì cả thì có sao hog ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Cháu sờ ngực có thấy u cục gì nổi lên không? Cháu gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *