Bối mẫu là thảo dược đã được dùng rất lâu trong dân gian với tính tuyên, công năng tán kết, tả nhiệt, nhuận phế, thanh hoả và thường được dùng để chữa ho hen, long đờm, thổ huyết, tắc sữa, cầm máu. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc Bối mẫu. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc đặc biệt này nhé!
1. TÍNH VỊ – QUY KINH
- Hơi hàn, đắng có thể tả Tâm hoả, cay có thể tán Phế uất (nhập khí phận của kinh Phế, tâm hoả giáng thì phế khí ninh.
- “Thi” có viết: nói đi thu hái “Manh”. Manh tức là Bối mẫu vậy. Lấy nó để giải uất.
2. CÔNG NĂNG
- Thanh nhiệt hoá đàm chỉ khái, giải độc tán kết tiêu ung.
- Nhuận tâm phế, thanh hư đàm.
3. CHỦ TRỊ
- Trị hư lao phiền nhiệt, ho khí nghịch lên, khạc ra máu, ói ra máu, phế nuy phế ung
- Hầu tý (Quân tướng chi hoả), mắt hoa (hoả nhiệt thượng công)
- Âm lịch (tiểu trường tà nhiệt, tâm và tiểu trường biểu lý với nhau, phế là nguồn khí hoá)
- Anh lựu (hoá đàm), tắc sữa khó đẻ.
- Công chuyên tán kết trừ nhiệt, bôi lên vết lở loét nặng (thời Đường có người trên cánh tay sinh ra vết lở loét giống như mặt, có thể uống rượu ăn đồ, cũng không có đau khổ. Đi khắp nơi thử hết các thuốc, tới khi dùng Bối mẫu, vết lở loét mới nhăn mày, đổ vào qua mấy ngày thì nó thành vẩy mà khỏi)
- Liễm miệng vết thương (hoả giáng tà tán, miệng vết thương tự thu liễm, chứ không phải là Bối mẫu có tính thu liễm.
- Tục lấy Bán hạ táo độc để thay Bối mẫu, không biết Bối mẫu hàn nhuận, chủ các bệnh táo đàm của phế, Bán hạ ôn táo, chủ các chứng thấp đàm của tỳ, giả sử có người dùng sai lầm, làm hỏng không phải ít. Do đó phàm phong, hàn, thấp, ẩm thực hiệp đàm, Bối mẫu không nên dùng, mà nên dùng Bán hạ, Nam tinh)
4. SẢN XUẤT
- Ở Tứ Xuyên, tách múi là tốt, độc quả không có tép múi không nên dùng. Bỏ tâm, trộn gạo nếp sao cho vàng, giã dùng.
- Hậu phác, Bạch vi làm sứ. Bối mẫu uý Tần giao, phản Ô đầu.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
5. BÀO CHẾ
5.1. BÀO CHẾ THEO LÔI CÔNG
- Phàm làm thuốc sử dụng, trước hết vùi vào trong tro cây liễu nướng cho vàng, dùng ngón cái tách ra, bỏ mầm nhỏ như hạt gạo ở giữa các tép múi,
- Sau đó đảo đều gạo nếp trên chảo rồi cùng sao, đợi gạo chín vàng, sau đó mới bỏ gạo, lấy ra.
- Trong đó chỉ có hạt tròn là chẳng làm thành hai mảnh được, không có nếp nhăn, gọi là Đan long tinh, chẳng cho vào để dùng làm thuốc.
- Nếu uống nhầm, khiến cho gân mạch mãi mãi không co lại được, dùng cốt Hoàng tinh, Tiểu lam trộn lại để uống chung, lập tức lành bệnh.
5.2. BÀO CHẾ HIỆN NAY
- Theo Trung y: Bỏ lõi, sao với gạo nếp cho đến vàng gạo thì sàng bỏ nếp lấy Bối mẫu dùng.
- Theo Việt y:
Xuyên bối mẫu: Rút bỏ lõi, sấy nhẹ cho khô tán bột (dùng sống).
Rút bỏ lõi, tẩm nước gừng, sao vàng, tán bột; khi dùng hoà vào nước thuốc đã sắc mà uống (không dùng sắc).
Thổ bối mẫu: củ tròn, không nhọn đầu.
Rửa sạch, ủ, thái hoặc bào mỏng phơi khô
Tẩm nước gừng sao vàng (thường dùng). Thường dùng sắc.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
6. PHỐI NGŨ
6.1. Đôi dược Xuyên Bối mẫu và Hạnh nhân
- Xuyên bối mẫu nhuận phế hoá đàm, thanh nhiệt chỉ khái; Hạnh nhân giáng khí khư đàm, tuyên phế bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.
- Xuyên bối mẫu nổi bật ở 1 chữ “Nhuận”, Hạnh nhân thiên về 1 chữ “Giáng”.
- Hai vị phối ngũ, một nhuận một giáng, nhuận giáng hợp pháp, hoá đàm chỉ khái rất tốt.
6.2. Đôi dược Xuyên Bối mẫu & Tri mẫu
- Xuyên bối mẫu và Tri mẫu cùng dùng, gọi là Nhị bối tán, xuất xứ từ “Hoà tễ cục phương”
- Tri mẫu đắng hàn, khí vị đều hậu, thượng hành lên trên nhập phế, đi vào trung tiêu quy về vị, đi xuống dưới vào thận, công chuyên tư âm giáng hoả, tiêu đàm chỉ khái, nhuận táo hoạt tràng Xuyên bối mẫu đắng ngọt mà lương, khí vị đều thanh, đi lên thượng tiêu, nhập tâm phế, có thể nhuận phế tán kết (tán khí uất kết ở tâm hung), hoá đàm chỉ khái.
- Hai vị thuốc phối ngũ, đồng thời đi lên thượng tiêu, thanh khí tư âm, giáng khí nhuận táo, hoá đàm chỉ khái lực độ được tăng cường.
Xuyên bối mẫu & Tri mẫu chủ trị:
- Ho do âm hư táo, tức thuỷ khuy hoả vượng, tạng phế suy vi dẫn tới ho ít đàm, lâu ngày không khỏi, miệng khô lưỡi đỏ;
- Ho khan phế nhiệt, đàm ủng suyễn cấp;
- Phế lao ho khan;
- Viêm khí phế quản cấp, mạn tính;
- Ho khan sau đẻ.
>>>>> Cùng tìm hiểu về vị thuốc Qua lâu nhân
7. LIỀU LƯỢNG
Tri mẫu 6~10g, Xuyên bối mẫu 6~10g, Hạnh nhân 6~10g.
8. LÂM SÀNG
Ca lâm sàng kinh nghiệm: Ngày 15 tháng 9 năm 2008, điều trị cho 1 bé trai, nửa tháng trước cảm mạo phát sốt, sau khi điều trị hết sốt thì vẫn còn ngứa họng, ho khan ít đàm chưa khỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Lấy pháp tuyên phế giáng nghịch chỉ khái làm chủ: Tri mẫu 10g, Xuyên bối mẫu 6g. Tang diệp, Tỳ bà diệp mỗi thứ 10g, chích Bạch tiền, Bách bộ mỗi thứ 10g, Nam Bắc Sa sâm mỗi thứ 15g, Cát cánh 10g, Chích thảo 6g, cùng đun uống, sau 3 thang, ho dừng bệnh khỏi.
*Dịch và tổng hợp từ:
- Bản thảo bị yếu
- Lôi Công bào chích luận
- Lữ Cảnh Sơn đôi dược
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555