QUA LÂU NHÂN – VỊ THUỐC ĐỂ TẢ HỎA, NHUÂN PHẾ

Qua lâu nhân là hạt của cây Qua lâu, có công hiệu Tả hoả, nhuận phế, hoạt trường, chỉ huyết, là một vị thuốc mạnh để trị ho do nhiệt đàm trong y học cổ truyền, dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên.

Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về vị thuốc đặc biệt này nhé!

Vị thuốc qua lâu nhân
Vị thuốc qua lâu nhân

1. Tính vị – Quy kinh

  • Tính vị: vị ngọt bổ phế (Bản thảo nói vị đắng), tính hàn tả hàn.
  • Quy kinh Phế, Vị, Đại tràng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Chủ trị

  • Có thể thanh hoả ở thượng tiêu, làm cho đàm khí hạ giáng, là thuốc trọng yếu để trị ho (phế bị hoả bức, làm mất chức năng hạ giáng, do đó gây ho)
  • Lại có thể gột rửa những dính bẩn ở trong ngực, sinh tân chỉ khát (Đan Khê nói: Là thần dược trị tiêu khát)
  • Thanh yết lợi trường (thông đại tiện. “Thị trai phương”: Sấy nghiền hoà cùng rượu hoặc nước cơm uống, trị tiểu tiện bất thông)
  • Thông nhũ tiêu thũng
  • Trị kết hung hung tý (Trọng Cảnh dùng nó trong bài Tiểu hãm hung thang
  • Lại nói: Thiếu dương chứng miệng khát, Tiểu sài hồ thang lấy Qua lâu để thay Bán hạ
  • Tửu hoàng nhiệt lỵ, nhị tiện bất thông
  • Sao thơm uống với rượu, chỉ tất cả các chứng huyết (hàn giáng hoả), người đi tả chớ dùng
  • Quả tròn chắc to như trái hồng chín, đập bẹp nhiều dầu, bỏ dầu dùng
  • Kỷ tử làm sứ, uý Ngưu tất, Can tất. Ố Can khương. Phản Ô đầu

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng

Dùng phần nhân có trong hạt của quả cây qua lâu để làm thuốc. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây qua lâu cũng được bào thế thành thuốc.

Hình ảnh qủa qua lâu
Hình ảnh qủa qua lâu
+ Thu hái

Thu hái với những quả đã chín (quả chuyển sang màu vàng cam) vào tháng 9 – 10 hàng năm, chọn những hạt già, khô, chắc, có vỏ dày.

+ Chế biến

Rửa sạch các hạt cây qua lâu và đem phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó, dùng dụng cụ tách đôi vỏ, vỏ phần vỏ lấy phần nhân bên trong rồi đem giã nát.

+ Bảo quản

Bảo quản các nhân quả cây qua lâu ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quá nóng phần nhân sẽ chuyển sang màu đen, nổi mốc một.

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

4. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo y học hiện đại, phần nhân có trong hạt cây qua lâu có những tác dụng sau:

  • Khu đàm, tiêu đàm
  • Giãn động mạch vành
  • Lưu thông máu
  • Chống thiếu oxy và lượng mỡ có trong máu
  • Ức chế trực khuẩn lỵ, đại tràng, thương hàn, mủ xanh
  • Ức chế nấm gây bệnh ngoài da
  • Chống hoạt tính ung thư

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

+ Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, qua lâu nhân được báo chế để làm thuốc, bởi trong dược liệu này có chứa các dược phẩm, có công dụng điều trị các bệnh lý như

  • Ho lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm
  • Táo bón
  • Ngực tê tức
  • Nhuận tràng
  • Sưng yết hầu
  • Thanh nhiệt cơ thể, tiêu đàm
  • Giúp nhuận phế, nhuận tràng

>>>>>> Tìm hiểu về vị thuốc Bán Hạ

5. Bào chế

Theo Lôi Công dạy:

Khi bào chế Quát lâu (Qua lâu) thì vỏ, hạt, dây, rễ đều có công dụng khác nhau. Loại Qua và Lâu, hình dạng hoàn toàn khác biệt. Nếu Qua quả tròn vàng, da đậm, cuống nhỏ thì Lâu có hình dài, vỏ đỏ, cuống thô, dùng cho người thể âm uống.

Nếu chế biến, bỏ xác vỏ ngoài, lớp màng thịt cùng dầu đi là được.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

6. Các bài thuốc kết hợp với Qua lâu nhân

Bài thuốc chữa thấp khớp mạn tính

Dùng Qua lâu nhân, Thạch cao, Thổ phục linh, Sinh địa, Rau má, Kê huyết đằng, Cốt toái bổ, Đơn sâm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hy thiêm, Độc hoạt mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Bạch chỉ và 4 gram Cam thảo. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc và sắc cùng với 3 phần nước còn 1 phần nước để uống.

Bài thuốc chữa viêm phế quản thể đàm nhiệt, đau thắt ngực do đàm vàng hoặc áp xe phổi:

Dùng Qua lâu nhân và Bồ công anh mỗi vị 12 gram; Toàn qua lâu và Ý dĩ nhân mỗi vị 15 gram; Kim ngân hoa, Bán hạ và Cát cánh mỗi vị 10 gram cùng với 4 gram Hoàng liên. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước để dùng, có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ dùng.

Bài thuốc chữa viêm họng, tắt tiếng

Dùng Qua lâu nhân, Cam thảo, Bạch cương tằm mỗi vị 10 gram cùng với 4 gram củ gừng tươi. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 5 phần nước còn 2 phần nước để dùng. Chia làm 2 lần nhỏ dùng sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc chữa động mạch vành

Dùng Qua lâu nhân tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng mỗi lần 4 viên, uống mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa và tối) sau các bữa ăn.

Bài thuốc chữa viêm tuyến vú cấp tính, vú sưng nóng nổi mẩn đỏ gây đau và sốt

Dùng Qua lâu nhân, Bồ công anh và Kim ngân hoa mỗi vị 15 gram đem sắc cùng với nước đên khi cô đặc để dùng.

Bài thuốc trị táo tón

Dùng 15 gram Qua lâu nhân cùng với 3 gram Cam thảo đem sắc lấy nước dùng. Cho một ít mật nếu cảm thấy khó uống.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

7. Lưu ý

  • Không sử dụng thuốc có qua lâu nhân cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu này
  • Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị tỳ vị hư hàn.
  • Bệnh nhân không được lạm dụng dược liệu này để điều trị bởi có thể gây ra tiêu lỏng.
  • Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc được biết những thông tin về qua lâu nhân cũng như công dụng điều trị bệnh của dược liệu này.
  • Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, cần xác thực thông tin.
  • Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên để điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc lương y.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

8. Phối ngũ

Đôi dược Qua lâu tử & Qua lâu bì

Qua lâu tử nhuận phế, gột rửa đàm, hoạt tràng thông tiện;

Qua lâu bì lý khí tán kết, thanh phế hoá đàm.

Hai vị phối ngũ, trên có thể thanh nhiệt phế vị, hoá đàm tán kết, dưới có thể nhuận táo đại trường, hoạt trường thông tiện.

Cùng trị 3 kinh Phế, Vị, Đại trường, khứ đàm khái, chỉ khái suyễn, thông đại tiện lực tăng gấp bội.

Chủ trị: ho đàm nhiệt, ho đờm vàng, khó khạc, ngực khó chịu tức khí nghịch, sườn đau, đại tiện bí kết.

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lôi Công bào chích luận
  3. Lữ Cảnh Sơn đôi dược

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *