Bài thuốc QUY TỲ THANG

Quy tì thang
Quy tì thang

1.Dược vị

  • Nhân sâm 12g
  • Long nhãn nhục 8g
  • Hoàng kỳ sao 12g
  • Bạch truật 12g
  •  Đương quy 8g
  • Phục thần 12g
  • Toan táo nhân 12g
  • Viễn chí 4g
  • Mộc hương 2g
  • Chích cam thảo 2g

2.Chủ trị

  • Tâm tỳ huyết lưỡng hư, tỳ bất thống huyết.

3. Chứng trạng chính

  • Tâm quý, thất miên, thân quyện, thực thiểu, tiện huyết hoặc băng lậu, thiệt đạm, mạch tế nhược ( tim đập nhanh, mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém, tiểu ra máu, hoặc rong huyết, lưỡi nhạt, mạch tế nhược).
  • Tâm tỳ khí huyết lưỡng hư chứng: tâm quý, chính xung, kiện vong, thất miên, đạo hãn, thể quyện, thực thiểu, diện sắn nuy hoàng, thiệt đạm, đài bạc bạch, mạch tế nhược ( tim hồi hộp, lo sợ, hay quên, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, ăn ít, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu trắng nhạt).
  • Tỳ bất thống huyết chứng : tiện huyết, bì hạ tử điến, phụ nữ băng lậu, nguyệt kinh siêu tiền, lượng đa sắc đạm, hoặc lâm ly bất chỉ, thiệt đạm, mạch tế nhược ( đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da, băng lậu, kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh nhiều, màu nhạt hoặc rong kinh không dứt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược).

4. Nguyên nhân gây bệnh

  • Tỳ khí hư nhược, vận hóa phạp lực, tâm huyết bất túc, tâm thần thất dưỡng.
  • Tỳ khí hư nhược, thống huyết vô quyền.

5.Công dụng

  • Ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm. Trị tâm tỳ đều hư, khí huyết không đủ, mệt mỏi ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên, do tỳ không thống huyết dẫn đến tiêu ra máu, và phụ nữ bị hong huyết.

6. Giải thích

  • Bài này gồm hai bài ” Tứ quân tử thang” và ” Đương quy bổ huyết thang” , thêm long nhãn nhục, toan táo nhân, viễn chí, mộc hương, đại táo. Sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, thêm hoàng kỳ để tăng thêm tác dụng kiện tỳ, ích khí, thêm hoàng kỳ để tăng tác dụng ích khí, táo nhân, viễn chí, long nhãn, để dưỡng tâm an thần, mộc hương lý khí tỉnh tỳ. 
  • Tổng hợp tác dụng của bài này, tuy bổ cả khí và huyết, cùng trị tâm tỳ, nhưng mục đích chủ yếu của nó là trị huyết hư. Sở dĩ dùng số lớn thuốc kiện tỳ bổ khí, một là do ” khí năng nhiếp huyết” và ” khí năng sinh huyết, vì vậy dùng nó để “nhiếp huyết sinh huyết”  để trị chứng ” tỳ không thống huyết” dẫn đến băng huyết. Hai là tỳ là nguồn sinh hóa khí huyết, tỳ vận động khỏe thì sự sinh hóa khí huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do tâm chủ huyết, dựa vào huyết dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ, hay quên, cho nên bài này lại dùng táo nhân, viễn chí, nhãn nhục, để dưỡng tâm huyết, an thần.
ấm sắc thuốc
ấm sắc thuốc

7. Tham khảo

  • La Đông Dật nói: “Trong bài, Long nhãn, Táo nhân, Đương quy để bổ Tâm, Sâm, Kỳ, Truật, Linh, Thảo để bổ Tỳ. Tiết Lập Trai thêm Viễn chí. lại lấy thuốc bổ Thận thông lên Tâm mà bổ, là hai kinh kiêm trị cả Thân mà lại gọi ‘Quy tỳ” là tại sao ?. Tâm tàng thần, tác dụng của nó là tư (lo nghĩ, Tỳ tàng trí, thể hiện là ý, tức là thần chí tự ý, hoả sinh thổ vậy. Tâm vì tinh thần mệt mỏi quá mà bị tổn thương, Tỳ vì ý chí uất kết mà bị tổn thương, thì bệnh mẹ tất truyền sang con, con lại hay làm cho mẹ hư, tất nhiên là như vậy. Chứng hồi hộp, kinh sợ, vật vã là thuộc Tâm; chứng không muốn ăn, mỏi mệt, uể oải, nghĩ ngợi, tay chân yếu mỏi, tai điếc, mắt mờ là thuộc Tỳ. Cho nên nếu Tỳ dương không vận hoá thì khi Tâm Thận tất không giao nhau, nếu không có Tỳ làm môi giới thì không đưa được khí của Thận về Tâm, mà Tâm âm không được nuôi dưỡng, đó là tư thuỷ để tế hoả, vì thế tất quy về Tỳ vậy. Dược vật của nó, một mặt tư Tâm âm, một mặt dưỡng Tỳ dương, làm cho mạnh lên để khoẻ con và mẹ. Nhưng sợ Tỳ uất đã lâu thương tổn càng nhiều, cho nên lấy Mộc hương cay, lại tán, để khai thông khi kích động Tỳ làm cho mau chóng thống Tỳ khi lên Tâm âm, quy về Tỳ. chính là chỗ đó.
  • Trương Lộ Ngọc nói: Hai bài ‘Bổ trung ích khí” và “Quy tỳ đều xuất xứ từ bài Bảo nguyên thang, cũng đều thêm Quy, Truật và sự khác nhau là thăng cử vị khí và tư bổ Tỳ âm, Bài này tư dưỡng Tâm Tỳ, cổ vũ thiếu hoả, hay ở chỗ Mộc hương thông điều mọi khi. Người đời thấy Mộc hương tính táo không dùng, nếu uống vào thường sinh đầy hoặc tiêu lỏng, kém ăn, đó là vì thuần âm không có dương, không thể thâu hoá lực của thuốc (Danh y phương luận).
  • Tâm tàng thần mà chủ huyết, Tỳ chủ suy nghĩ mà thông huyết, lo nghĩ quá độ mệt nhọc hại Tâm Tỳ, vì đó là thần khí nguy khốn, ăn ít, không ngủ được, Tỳ vị là nguồn của khí huyết, Tỳ hư huyết thiếu thì Tâm mất sự nuôi dưỡng mà càng hư thêm, cho nên sinh ra các chứng hồi hộp hay quên, sợ hãi, đổ mồ hôi trộm. Dùng bài này bổ ích tâm tỳ, khí vượng huyết sinh thì các chứng mất ngủ, hồi hộp hay quên sẽ tự khỏi.
  • Đàn bà tỳ hư khí yếu, không thống huyết được, mà hiện ra các chứng băng lậu,kinh đới, vận dụng bài này, chứng chủ trị tuy khác nhau mà lý giống nhau,cũng thuộc vào ý nghĩa khác bệnh mà trị giống nhau( Thượng Hải- Phương tễ học).
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

Theo Phương tễ học- Hoàng Duy Tân& Hoàng Anh Tuấn.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *