Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống gây cảm giác đau nhức, tê bì. Các bài tập, động tác nhẹ nhàng nhằm kéo giãn cơ, đều có thể giúp giảm đau do bệnh và cải thiện tính linh hoạt ở cột sống, cổ, lưng. Những người bị thoát vị đĩa đệm ngoài điều trị cũng cần tuân thủ 1 lối sống lành mạnh và thường xuyên luyện tập các bài tập nhằm giảm đau, ngăn ngừa tái phát cơn đau do bệnh.
Bài viết sau đây, BS CKII Trần Thị Thu Huyền cùng Đông Y Tuệ Y Đường sẽ gửi đến bạn đọc những bài tập giúp giảm đau, ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm nhé!
1. Thoát vị đĩa đệm là do đâu?
Thoát vị đĩa đệm, hoặc trượt, vỡ đĩa đệm xảy ra khi một phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa trượt ra khỏi lớp vỏ cứng bên ngoài gây đau lưng, cổ, ngứa ran, tê hoặc yếu ở chân hoặc bàn chân, cánh tay.
Bệnh thường gặp do lao động quá sức gây tổn thương đĩa đệm và cột sống, do chấn thương ở vùng lưng, do tuổi tác, di truyền hay các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
Ngoài ra, thừa cân, béo phì, yếu tố nghề nghiệp như lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác vật nặng sai tư thế có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
TS. Gregory Minnis, chuyên gia về cột sống và tứ chi tại Mỹ cho biết, bất kỳ đĩa đệm nào ở cột sống đều có thể bị thoát vị, nhưng thường xảy ra nhất ở lưng dưới.
Những người bị thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bảo tồn bằng việc dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, mát xa, yoga, kéo nắn xương khớp. Trong đó, các bài tập khác nhau có thể giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi và giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.
2. Các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
2.1. Các bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ thường gặp sau trượt đĩa đệm. Áp lực lên các dây thần kinh ở cổ có thể gây đau ở cổ và cơ vai. Nó cũng có thể gây đau khi chèn ép xuống cánh tay.
Bài tập kéo dài cổ có tác dụng giảm đau và áp lực do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, cúi đầu về phía trước sao cho cằm chạm hõm ngực. Giữ tư thế trong khi đếm đến 6.
- Đưa cổ về giữa, từ từ ngửa cổ ra sau, cằm hướng lên trần nhà, kéo căng cơ cổ phía trước. Giữ tư thế trong khi đếm đến 6.
- Đưa cổ về giữa, nghiêng đầu sang trái sao cho tai trái về càng gần mỏm vai trái càng tốt.
- Đưa cổ về giữa, nghiêng đầu sang phải, đưa tai phải về gần với mỏm vai phải.
Lưu ý: Giữ vai xuôi, không gù vai. Lặp lại động tác nhiều lần.
2.2. Các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bài tập gân kheo với ghế
Đối với những người bị trượt đĩa đệm ở cột sống dưới, việc tăng cường cơ gân kheo có thể giúp hỗ trợ tốt hơn cho phần cơ lõi và lưng.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, một chân đặt trên sàn và chân kia duỗi thẳng, gót chân đặt trên sàn.
- Từ từ cúi người về phía trước, trên chân duỗi dài cho đến khi có cảm giác căng cơ mặt sau của đùi trên.
- Giữ vị trí này trong 15–30 giây.
- Đổi chân và lặp lại nhiều lần.
Căng gân khoeo bằng khăn
Mục đích để kéo giãn gân kheo sâu hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm tập yoga, đưa chân phải lên cao một góc 90 độ. Chân trái có thể duỗi thẳng hoặc co lại, đầu gối hướng lên trần.
- Quấn một chiếc khăn vào lòng bàn chân phải và kéo khăn về phía cơ thể.
- Giữ trong 15–30 giây.
- Đổi chân và lặp lại nhiều lần.
>>> Có thể bạn quan tâm: DẤU HIỆU THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Các bài tập cho đau thắt lưng
Các bài tập này có thể giúp giảm đau ở lưng dưới bằng cách tăng cường sức mạnh các cơ ở lưng đồng thời giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
– Kéo giãn cơ lưng:
Bài tập gập lưng kéo căng cột sống và cơ lưng.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, co đầu gối, hai tay ôm cẳng chân và kéo về phía ngực.
- Đồng thời, di chuyển đầu về phía trước sao cho trán chạm đầu gối.
- Lặp lại động tác nhiều lần.
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 THÓI QUEN TỐT GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE
– Kéo căng đầu gối đến ngực
Động tác duỗi từ đầu gối đến ngực sẽ tác động riêng các cơ ở mỗi bên của cơ thể để kéo giãn nhẹ nhàng hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, giữ chân phải thẳng, co đầu gối chân trái.
- Dùng hai tay ôm cẳng chân trái hoặc ôm đùi trái và kéo đầu gối trái về phía ngực. Giữ trong 15-30 giây.
- Đổi chân và lặp lại nhiều lần.
Căng cơ hình lê hay cơ tháp
Cơ hình lê là một cơ nhỏ nằm sâu trong mông. Để kéo căng cơ này có thể thực hiện bài tập sau:
Cách 1:
- Nằm ngửa, co gập hai đầu gối.
- Bắt chéo chân trái lên chân phải. Tay trái đặt ở đầu gối trái, tay phải đặt ở cổ chân trái, từ từ kéo chân trái về phía ngực cho đến khi cảm giác căng cơ mông sau bên trái. Giữ trong 15-20 giây.
- Lặp lại ở cả hai bên.
Cách 2:
- Nằm ngửa trên sàn, co hai đầu gối hướng lên trần.
- Chân trái vắt lên đầu gối phải. Vòng hai tay ôm đùi phải và kéo căng về phía ngực.
- Giữ trong 15-20 giây.
- Lặp lại với chân phải.
3. Những bài tập cần tránh đối với người bị thoát vị đĩa đệm để không làm nặng hơn tình trạng bệnh
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở trường hợp mang vật nặng, tạo áp lực đột ngột lên lưng hoặc các hoạt động gắng sức lặp đi lặp lại. Do đó, những người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh các hoạt động gắng sức trong quá trình hồi phục như nâng tạ nặng, chạy nước rút…
Bên cạnh đó, người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh tất cả các bài tập gây đau hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn như chạy bộ hoặc võ thuật.
4. Một số phương pháp giúp phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y thường sử dụng các loại thuốc uống/thuốc đắp hoặc vật lý trị liệu để làm giảm dần triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, Đông y còn đặc biệt chú trọng tới các yếu tố căn nguyên gây bệnh. Bởi vậy, các bài thuốc thường tập trung bồi bổ can thận, lưu thông ký huyết và tái lập sự cân bằng âm dương trong cơ thể, nhờ đó đẩy lùi bệnh từ bên trong.
Hơn nữa, thành phần trong các bài thuốc là thảo dược từ tự nhiên, do đó đảm bảo sự an toàn, lành tính, không gây hại sức khỏe cho người bệnh.
4.1. Xoa bóp bấm huyệt
Trong YHCT, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh như: Yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong…
Về điều trị, thường dùng các phương pháp như: phương pháp sử dụng thuốc, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt…
Trong đó xoa bóp là một trong những phương pháp có hiệu quả tốt , xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm thụ làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết.
Trên hệ cơ xương khớp, xoa bóp có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng vận động.
Đây cũng là phương pháp không yêu cầu các trang thiết bị hiện đại, nhưng tính an toàn cao. Tuy nhiên, hiện nay trong nước chưa có sự thống nhất hay một quy trình kỹ thuật cụ thể nào trong điều trị TVĐĐ – CSTL bằng phương pháp không dùng thuốc này.
4.2. Châm cứu
BS CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết rằng, châm cứu càng ngày càng trở thành một phương pháp được ưa chuộng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhờ những ưu điểm sau đây:
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhanh chóng, bệnh nhân có thể cảm nhận các cơn đau vùng lưng thuyên giảm rõ rệt chỉ sau lần trị liệu đầu tiên.
- Châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, không lệ thuộc vào thuốc tây, hạn chế thấp nhất những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với cơ thể người bệnh.
- Đây là phương pháp điều trị bảo toàn, không xâm lấn. Vì vậy trong quá trình trị liệu, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn
- Châm cứu giải quyết bệnh từ căn nguyên giúp phục hồi các cơ quan từ sâu bên trong nên mang lại hiệu quả lâu dài, không tái phát.
Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh đau vai gáy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh đau vai gáy nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555