Á SỪNG NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ?

Á Sừng là một bệnh lý ngoài da, nếu không được điều trị sẽ diễn biến thành bệnh mạn tính dai dẳng, khó điều trị. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục và hạn chế tái phát bằng việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Một trong số đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc kiêng kị đối với bệnh. Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường xin chia sẻ tới bạn đọc một số yếu tố sau.

1.Kiêng cữ trong ăn uống

Thói quen ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi bệnh á sừng. Mà Đông Y gọi là “ Ẩm thực liệu pháp”. Thực tế có những thực phẩm giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và nhiều thực phẩm làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, danh sách các thực phẩm nên ăn, không nên ăn mà người bệnh cần áp dụng như sau:

  • Tránh ăn các thức ăn gây dị ứng khi bị bệnh á sừng

Khi bị bệnh á sừng, có thể lúc này khá nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như thức ăn, đồ uống,… Do đó, một số thực phẩm dễ gây dị ứng nên tránh xa như tôm, cua, cá biển, ốc,hải sản, sữa bò, nấm, măng, trứng, nhộng,…

Hạn chế tôm, cua, cá, ốc , hải sản..

  • Kiêng rau muống sống, giá đỗ, các loại rau cải

Theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, rau muống sống, những thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

  • Kiêng ăn thịt gà , đặc biệt là da gà

Thịt gà vốn là thực phẩm nên tránh với các bệnh lý về da. Loại thực phẩm này có thể khiến da nổi mề đay, sưng tấy. Thịt gà còn khiến các vết tổn thương trên da lâu lành, dễ để lại sẹo lồi…

Bên cạnh đó, Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

  • Kiêng ăn các gia vị cay nóng:

Những đồ gia vị cay nóng như ớt, cà ri, mù tạt, tiêu, tỏi,… sẽ kích thích các vùng da bị bệnh, khiến cho người bệnh bị á  sừng tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ:

Hàm lượng dầu mỡ nhiều trong thức ăn sẽ làm tăng cholesterol và thúc đẩy các phản ứng viêm tấy, gây bất lợi cho cơ thể, nhất là người bị bệnh á sừng.

  • Kiêng dùng thức ăn chứa nhiều đường:

Các loại đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas có thể sản sinh các chất mới trong cơ thể khiến cho tình trạng bệnh á sừng có thể tiên triển nhanh hơn.

Đồ ngọt có nguy cơ khiến cho bệnh á sừng tiến triển nặng thêm

  • Hạn chế các chất kích thích:

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè,… là những chất kích thích có khả năng tăng cường lão hóa da, viêm da. Vậy nên, tránh sử dụng các loại chất kích thích này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bệnh á sừng tiến triển nặng.

2. Kiêng cữ trong sinh hoạt

  • Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh á sừng, lau khô sau khi làm sạch da vì cảm giác ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có môi trường sinh sống và phát triển.
  • Hạn chế tuyệt đối với các chất tẩy rửa, xà phòng, nước lau sàn,… bởi vì đây là những tác nhân có thể khiến cho tình trạng á sừng của bạn thêm nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với chúng thì tốt nhất nên đeo bao tay dài vào trước khi sử dụng.
  • Dùng mỹ phẩm trong giai đoạn đang bị bệnh á sừng là hoàn toàn không nên. Chỉ nên sử dụng các loại kem bôi có tác dụng điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên ngâm vùng da bị bệnh á sừng với nước muối vì do muối có tính chất hút ẩm nên sẽ làm cho tình trạng da càng trở nên khô đi, hoàn toàn bất lợi cho việc điều trị bệnh á sừng.
  • Nên thay đổi môi trường sống nếu quá ô nhiễm và bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh,…
  • Nên giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng da bị bệnh á sừng khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuyển sang mùa đông.

3. Kiêng cữ trong dùng thuốc

Tự ý mua và sử dụng thuốc là nguyên nhân rất lớn làm cho bệnh Á sừng nặng thêm. Nhiều người bệnh dùng thuốc thấy đỡ thì tự ý ngừng thuốc, hoặc chưa đỡ mà tự ý bỏ thuốc làm giảm tác dụng của thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó người bệnh phải dùng đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại sản phẩm nào để điều trị bệnh mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *